Tin tức
on Tuesday 14-06-2022 2:16pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection - ICSI) đã được giới thiệu vào những năm 1990 như một trong những bước đột phá mạnh mẽ nhất trong công nghệ hỗ trợ sinh sản. Mặc dù với những tiến bộ trong kỹ thuật ICSI, kỹ thuật này có nguy cơ gây thoái hóa noãn (oocyte degeneration - OD) từ 5 đến 19%, dẫn đến giảm số lượng noãn và phôi sống còn lại. Hiện nay, một vài nghiên cứu đã đưa ra một số nguyên nhân có thể gây ra sự thoái hóa noãn. Nguyên nhân có thể do các yếu tố cơ học chẳng hạn như sự vỡ đột ngột hoặc sự khó vỡ của màng noãn hay sự không tồn tại của dạng phễu sau khi rút kim tiêm ra khỏi noãn sau ICSI, và những nguyên nhân này được cho là các sự kiện có thể gây nên sự thoái hóa noãn trong ICSI. Bên cạnh đó, các yếu tố noãn chẳng hạn như độ nhớt tế bào chất của noãn và tính dễ vỡ của noãn cũng đã được nghiên cứu. Một phân tích đa biến cho thấy rằng sự thoái hóa noãn không phụ thuộc vào kỹ thuật viên hay bác sĩ, mà có thể là do chức năng của chất lượng noãn vốn có. Tuy nhiên, liệu sự hiện diện của sự thoái hóa noãn có phản ánh chất lượng của những noãn còn lại trong đoàn hệ hay không và có dự đoán tiềm năng phát triển của phôi và kết quả thai lâm sàng của những noãn còn lại trong đoàn hệ hay không hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Một nghiên cứu hồi cứu đã suy luận rằng sự thoái hóa noãn có thể liên quan đến việc giảm chất lượng phôi ở các noãn còn lại do động học phát triển của phôi đã bị rối loạn. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về kết quả lâm sàng về tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng trong các chu kỳ chuyển phôi tươi trong các nghiên cứu hồi cứu. Bên cạnh đó, không có nghiên cứu nào đánh giá về khả năng của các phôi của những noãn còn lại trong đoàn hệ về tỷ lệ sinh sống tích lũy. Vì vậy, liệu sự thoái hoá noãn có liên quan đến chất lượng kém của những phôi phát triển từ những noãn còn lại của đoàn hệ hay không cần được làm sáng tỏ. Do đó, Xiaokun Hu và cộng sự (2021) đã tiến hành thực hiện nghiên cứu này với các chu kỳ ICSI với chuyển phôi tươi giai đoạn phân chia ở phụ nữ trẻ tuổi, được phân tầng theo tỷ lệ OD, nhằm mục đích đánh giá tỉ lệ sinh sống (live birth rate – LBR) tích lũy từ cả chuyển phôi tươi và các chu kỳ chuyển phôi trữ (frozen/thawed embryo transfer - FET) liên tiếp, từ đó đánh giá tiềm năng phát triển và năng lực của cùng một nhóm phôi.
Nghiên cứu quan sát hồi cứu này bao gồm tổng cộng 488 chu kỳ chọc hút (Ovum Pick up – OPU) đã trải qua ICSI với chuyển phôi tươi giai đoạn phân chia và các chu kỳ FET từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019. Tất cả bệnh nhân nữ đều dưới 35 tuổi và đã trải qua ICSI có hoặc không có OD. Các chu kỳ có ít nhất một noãn bị thoái hóa được xác định là nhóm thoái hóa noãn (nhóm OD) và các chu kỳ không có noãn bị thoái hóa được xác định là nhóm không có OD. Nhóm OD được chia thành ba phân nhóm tùy theo tỷ lệ thoái hóa noãn khác nhau (<10%, 10-20% và >20%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thoái hóa noãn chung là 4,64% và tỷ lệ sinh sống trên mỗi chu kỳ OPU là 44,26%. Khi so sánh giữa nhóm OD và nhóm không OD, không có sự khác biệt liên quan đến tuổi nữ/nam, BMI, nồng độ FSH cơ bản, nồng độ LH cơ bản, nồng độ E2 cơ bản, tổng liều gonadotropin. Tuy nhiên, nhóm OD có đáp ứng buồng trứng tốt hơn với nồng độ E2 cao hơn đáng kể vào ngày hCG (P = 0,014) và số lượng noãn trưởng thành cao hơn (P = 0,005). Ngoài ra, tỷ lệ nang noãn thu được từ nhóm OD là 59,0%, cao hơn đáng kể so với 51,2% thu được từ nhóm không OD (P = 0,000). Mặc dù tỷ lệ noãn trưởng thành ở nhóm OD cao hơn đáng kể so với nhóm không OD (84,2% so với 80,3%, P = 0,000), tỷ lệ thụ tinh bình thường ở nhóm OD thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (69,4% so với 80,8%, P = 0,000). Hơn nữa, nhóm OD có số lượng phôi giai đoạn phân chia bình thường, số phôi và phôi chất lượng tốt (P = 0,044, P = 0,032, P = 0,009) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không OD. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ làm tổ (38,5% so với 35,1%, P = 0,302), tỷ lệ thai lâm sàng (54,9% so với 50,3%, P = 0,340) và tỉ lệ LBR trên mỗi chu kỳ OPU (47,0% so với 42,9%, P = 0,395) giữa nhóm OD và nhóm không OD. Ngoài ra, phân tích với phân nhóm theo tỷ lệ thoái hóa noãn khác nhau (nhóm không OD, ODR: <10%, 10-20% và >20%) cho thấy tỷ lệ phân chia bình thường, tỷ lệ hình thành phôi nang và tỷ lệ sinh sống trong mỗi chu kỳ OPU là tương đương giữa bốn phân nhóm. Bên cạnh đó, tỷ lệ thai diễn tiến hay LBR trên mỗi lần chuyển phôi trong các chu kỳ FET không khác biệt đáng kể giữa nhóm OD và nhóm không OD (38,8% so với 43,9%, P= 0,439). LBR tích lũy trên mỗi chu kỳ OPU cũng không khác biệt giữa nhóm OD và nhóm không OD (63,4% so với 64,8%, P = 0,760).
Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên so sánh LBR tích lũy ở nhóm thoái hóa noãn và nhóm không thoái hoá noãn. Điểm mạnh chính của nghiên cứu hiện tại là chứng minh rằng sự hiện diện của sự thoái hóa noãn trong các chu kỳ ICSI không thể được sử dụng để dự đoán LBR tích lũy trên mỗi chu kỳ OPU. Mặc dù có những điểm mạnh, nghiên cứu cũng có một số hạn chế. Đó là khoảng thời gian theo dõi không đủ dài để chuyển tất cả các phôi đông lạnh. Hơn nữa, bản chất hồi cứu của nghiên cứu đưa ra khả năng bao gồm các biến gây nhiễu có thể làm sai lệch kết quả của nghiên cứu.
Nghiên cứu cung cấp bằng chứng dựa trên chu kỳ rằng sự hiện diện của sự thoái hóa noãn sau ICSI không phải là một chỉ số để dự đoán tỷ lệ sinh sống tích lũy trên mỗi chu kỳ OPU ở phụ nữ trẻ tuổi.
Tài liệu tham khảo: Xiaokun Hu, Yuliang Liu, Xiubing Zhang và cộng sự. Oocyte Degeneration After ICSI Is Not an Indicator of Live Birth in Young Women. Frontiers in Endocrinology. 2021.
Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection - ICSI) đã được giới thiệu vào những năm 1990 như một trong những bước đột phá mạnh mẽ nhất trong công nghệ hỗ trợ sinh sản. Mặc dù với những tiến bộ trong kỹ thuật ICSI, kỹ thuật này có nguy cơ gây thoái hóa noãn (oocyte degeneration - OD) từ 5 đến 19%, dẫn đến giảm số lượng noãn và phôi sống còn lại. Hiện nay, một vài nghiên cứu đã đưa ra một số nguyên nhân có thể gây ra sự thoái hóa noãn. Nguyên nhân có thể do các yếu tố cơ học chẳng hạn như sự vỡ đột ngột hoặc sự khó vỡ của màng noãn hay sự không tồn tại của dạng phễu sau khi rút kim tiêm ra khỏi noãn sau ICSI, và những nguyên nhân này được cho là các sự kiện có thể gây nên sự thoái hóa noãn trong ICSI. Bên cạnh đó, các yếu tố noãn chẳng hạn như độ nhớt tế bào chất của noãn và tính dễ vỡ của noãn cũng đã được nghiên cứu. Một phân tích đa biến cho thấy rằng sự thoái hóa noãn không phụ thuộc vào kỹ thuật viên hay bác sĩ, mà có thể là do chức năng của chất lượng noãn vốn có. Tuy nhiên, liệu sự hiện diện của sự thoái hóa noãn có phản ánh chất lượng của những noãn còn lại trong đoàn hệ hay không và có dự đoán tiềm năng phát triển của phôi và kết quả thai lâm sàng của những noãn còn lại trong đoàn hệ hay không hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Một nghiên cứu hồi cứu đã suy luận rằng sự thoái hóa noãn có thể liên quan đến việc giảm chất lượng phôi ở các noãn còn lại do động học phát triển của phôi đã bị rối loạn. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về kết quả lâm sàng về tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng trong các chu kỳ chuyển phôi tươi trong các nghiên cứu hồi cứu. Bên cạnh đó, không có nghiên cứu nào đánh giá về khả năng của các phôi của những noãn còn lại trong đoàn hệ về tỷ lệ sinh sống tích lũy. Vì vậy, liệu sự thoái hoá noãn có liên quan đến chất lượng kém của những phôi phát triển từ những noãn còn lại của đoàn hệ hay không cần được làm sáng tỏ. Do đó, Xiaokun Hu và cộng sự (2021) đã tiến hành thực hiện nghiên cứu này với các chu kỳ ICSI với chuyển phôi tươi giai đoạn phân chia ở phụ nữ trẻ tuổi, được phân tầng theo tỷ lệ OD, nhằm mục đích đánh giá tỉ lệ sinh sống (live birth rate – LBR) tích lũy từ cả chuyển phôi tươi và các chu kỳ chuyển phôi trữ (frozen/thawed embryo transfer - FET) liên tiếp, từ đó đánh giá tiềm năng phát triển và năng lực của cùng một nhóm phôi.
Nghiên cứu quan sát hồi cứu này bao gồm tổng cộng 488 chu kỳ chọc hút (Ovum Pick up – OPU) đã trải qua ICSI với chuyển phôi tươi giai đoạn phân chia và các chu kỳ FET từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019. Tất cả bệnh nhân nữ đều dưới 35 tuổi và đã trải qua ICSI có hoặc không có OD. Các chu kỳ có ít nhất một noãn bị thoái hóa được xác định là nhóm thoái hóa noãn (nhóm OD) và các chu kỳ không có noãn bị thoái hóa được xác định là nhóm không có OD. Nhóm OD được chia thành ba phân nhóm tùy theo tỷ lệ thoái hóa noãn khác nhau (<10%, 10-20% và >20%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thoái hóa noãn chung là 4,64% và tỷ lệ sinh sống trên mỗi chu kỳ OPU là 44,26%. Khi so sánh giữa nhóm OD và nhóm không OD, không có sự khác biệt liên quan đến tuổi nữ/nam, BMI, nồng độ FSH cơ bản, nồng độ LH cơ bản, nồng độ E2 cơ bản, tổng liều gonadotropin. Tuy nhiên, nhóm OD có đáp ứng buồng trứng tốt hơn với nồng độ E2 cao hơn đáng kể vào ngày hCG (P = 0,014) và số lượng noãn trưởng thành cao hơn (P = 0,005). Ngoài ra, tỷ lệ nang noãn thu được từ nhóm OD là 59,0%, cao hơn đáng kể so với 51,2% thu được từ nhóm không OD (P = 0,000). Mặc dù tỷ lệ noãn trưởng thành ở nhóm OD cao hơn đáng kể so với nhóm không OD (84,2% so với 80,3%, P = 0,000), tỷ lệ thụ tinh bình thường ở nhóm OD thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (69,4% so với 80,8%, P = 0,000). Hơn nữa, nhóm OD có số lượng phôi giai đoạn phân chia bình thường, số phôi và phôi chất lượng tốt (P = 0,044, P = 0,032, P = 0,009) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không OD. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ làm tổ (38,5% so với 35,1%, P = 0,302), tỷ lệ thai lâm sàng (54,9% so với 50,3%, P = 0,340) và tỉ lệ LBR trên mỗi chu kỳ OPU (47,0% so với 42,9%, P = 0,395) giữa nhóm OD và nhóm không OD. Ngoài ra, phân tích với phân nhóm theo tỷ lệ thoái hóa noãn khác nhau (nhóm không OD, ODR: <10%, 10-20% và >20%) cho thấy tỷ lệ phân chia bình thường, tỷ lệ hình thành phôi nang và tỷ lệ sinh sống trong mỗi chu kỳ OPU là tương đương giữa bốn phân nhóm. Bên cạnh đó, tỷ lệ thai diễn tiến hay LBR trên mỗi lần chuyển phôi trong các chu kỳ FET không khác biệt đáng kể giữa nhóm OD và nhóm không OD (38,8% so với 43,9%, P= 0,439). LBR tích lũy trên mỗi chu kỳ OPU cũng không khác biệt giữa nhóm OD và nhóm không OD (63,4% so với 64,8%, P = 0,760).
Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên so sánh LBR tích lũy ở nhóm thoái hóa noãn và nhóm không thoái hoá noãn. Điểm mạnh chính của nghiên cứu hiện tại là chứng minh rằng sự hiện diện của sự thoái hóa noãn trong các chu kỳ ICSI không thể được sử dụng để dự đoán LBR tích lũy trên mỗi chu kỳ OPU. Mặc dù có những điểm mạnh, nghiên cứu cũng có một số hạn chế. Đó là khoảng thời gian theo dõi không đủ dài để chuyển tất cả các phôi đông lạnh. Hơn nữa, bản chất hồi cứu của nghiên cứu đưa ra khả năng bao gồm các biến gây nhiễu có thể làm sai lệch kết quả của nghiên cứu.
Nghiên cứu cung cấp bằng chứng dựa trên chu kỳ rằng sự hiện diện của sự thoái hóa noãn sau ICSI không phải là một chỉ số để dự đoán tỷ lệ sinh sống tích lũy trên mỗi chu kỳ OPU ở phụ nữ trẻ tuổi.
Tài liệu tham khảo: Xiaokun Hu, Yuliang Liu, Xiubing Zhang và cộng sự. Oocyte Degeneration After ICSI Is Not an Indicator of Live Birth in Young Women. Frontiers in Endocrinology. 2021.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết quả thụ tinh, nuôi Kết quả thụ tinh, nuôi cấy phôi và lâm sàng sử dụng môi trường nuôi cấy có nồng độ Lactate thấp cấy phôi và lâm sàng sử dụng môi trường nuôi cấy có nồng độ Lactate thấp - Ngày đăng: 09-06-2022
Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng khả năng làm tổ của phôi nang nguyên bội sau IVF - Ngày đăng: 09-06-2022
Huyết tương giàu tiểu cầu cải thiện độ dày nội mạc tử cung và tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần và nội mạc tử cung mỏng - Ngày đăng: 09-06-2022
Hiệu quả của các phác đồ điều hòa giảm khác nhau trong thụ tinh trong ống nghiệm ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung: Một phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 09-06-2022
Nhiễm SARS-CoV-2 trong tam cá nguyệt đầu và nguy cơ sẩy thai sớm: một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên dân số Anh với 3041 trường hợp mang thai trong đại dịch - Ngày đăng: 09-06-2022
Tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn sau IVF/ICSI với tinh trùng được chuẩn bị bằng ly tâm thang nồng độ so với swim-up: một nghiên cứu hồi cứu sử dụng phương pháp phân tích so khớp điểm xu hướng (propensity score-matching) - Ngày đăng: 04-06-2022
Mối quan hệ giữa yếu tố cha và thể lệch bội ở phôi có nguồn gốc từ cha - Ngày đăng: 04-06-2022
Nồng độ cao hormone AMH trong huyết thanh có tác động tiêu cực lên tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi - Ngày đăng: 27-05-2022
Tác động của đột biến BRCA1 và BRCA2 đến dự trữ buồng trứng và khả năng sinh sản ở phụ nữ trẻ mắc bệnh ung thư vú - Ngày đăng: 25-05-2022
Xét nghiệm phôi tiền làm tổ và khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung ở những bệnh nhân bị thất bại làm tổ nhiều lần trong các chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 25-05-2022
Kết quả lâm sàng của xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ đối với các hội chứng ung thư di truyền: Một đánh giá có hệ thống - Ngày đăng: 25-05-2022
Đánh giá dự trữ buồng trứng và kết quả sinh sản ở người mang đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 - Ngày đăng: 25-05-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Hội thảo trực tuyến, thứ bảy 21.9.2024 (11:00 - 13:00)
Năm 2020
Eastin Grand Hotel Saigon, thứ bảy 7.12.2024 và sáng chủ nhật ...
Năm 2020
Novotel Saigon Centre, Thứ Bảy ngày 2 . 11 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024
Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách dự kiến phát hành đầu tháng 6.2024
FACEBOOK