Tin tức
Nồng độ cao hormone AMH trong huyết thanh có tác động tiêu cực lên tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi
on Friday 27-05-2022 4:14pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Duy Khang – IVF Vạn Hạnh
Với sự tiến bộ của công nghệ y tế, hỗ trợ sinh sản đã nhanh chóng phát triển, bao gồm: phát triển các loại thuốc mới và phương pháp kích thích phóng noãn, giúp gia tăng số lượng noãn hữu dụng thu được và phát triển công nghệ nuôi cấy phôi, dẫn đến tỷ lệ thụ tinh và điều kiện cho phôi phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, số lượng noãn hữu dụng, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ tuổi hoặc có nồng độ AMH cao, không đồng nghĩa với số lượng noãn thụ tinh cũng lớn.
AMH được sản xuất bởi những nang noãn trước khi bước vào giai đoạn chiêu mộ có chu kỳ, là một công cụ hữu ích về mặt lâm sàng để đánh giá dự trữ buồng trứng cho phụ nữ hiến muộn trước khi điều trị. Các nghiên cứu trước đây cho thấy, nồng độ AMH huyết thanh có liên quan đến số lượng noãn thu nhận được sau kích thích buồng trứng. AMH huyết thanh cao hơn có mối liên hệ với số lượng noãn nhiều hơn nhưng không tương quan thuận với chất lượng noãn hay khả năng thụ tinh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, AMH cao có thể ức chế sự biểu hiện enzyme aromatase, được kích thích bởi FSH, dẫn đến dư thừa androgen và ức chế sự phát triển của những nang tiền hốc. Do đó, AMH cao có thể gây bất lợi đến sự trưởng thành của các nang được chọn lọc. Nồng độ AMH cao có liên hệ với mức độ nghiêm trọng của hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovarian syndrome – PCOS) và dư thừa androgen. Ở phụ nữ bị PCOS, AMH tăng cao trong dịch nang, được điều hòa bởi tế bào hạt, làm thay đổi môi trường trong các nang đang phát triển, ảnh hưởng lên sự thụ tinh. Tuy nhiên, dữ liệu về mối liên hệ giữa nồng độ AMH với tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi không rõ ràng, cũng như rất ít nghiên cứu đánh giá mối quan hệ này. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác động của nồng độ AMH huyết thanh lên tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi ở phụ nữ hiến muộn thực hiện điều trị hỗ trợ sinh sản.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu hồi cứu trên các bệnh nhân vô sinh thực hiện IVF/ICSI từ 01/2017 – 06/2020 (n=1036). Tiêu chí loại: bệnh nhân xin noãn hoặc mang thai hộ. Tất cả bệnh nhân đều được sử dụng phác đồ GnRH đối vận để kích thích buồng trứng, bằng cách sử dụng FSH tái tổ hợp vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh. Kết quả chính của nghiên cứu: nồng độ hormone, số lượng noãn thu được, số lượng noãn trưởng thành, tỷ lệ thụ tinh, sự phát triển phôi. Các bệnh nhân được chia thành 3 nhóm dựa theo nồng độ AMH huyết thanh: AMH ≤1,1 ng/ml (nhóm 1), 1,2-5,0 ng/ml (nhóm 2) và >5,0 ng/ml (nhóm 3). Các bệnh nhân cũng được chia thành 3 nhóm theo độ tuổi: ≤30 tuổi, từ 31 – 40 tuổi và >40 tuổi.
Kết quả:
Theo nồng độ AMH (nhóm 3 so với nhóm 2 so với nhóm 1, lần lượt): Phụ nữ có AMH cao có độ tuổi trẻ hơn (34,6±4,27 so với 37,8±4,11 so với 40,3±4,19 tuổi, p<0,001), tổng số nang noãn thứ cấp nhiều hơn (21,9±8,79 so với 12,3±6,39 so với 6,6±3,39, p<0,001) và nồng độ testosterone cao hơn (0,4±0,13 so với 0,3±0,12 so với 0,3±0,08 µg/dL, p<0,001) so với phụ nữ có nồng độ AMH thấp. Số lượng noãn thu được, noãn trưởng thành, noãn thụ tinh, phôi ngày 3 và số phôi được đông lạnh ở phụ nữ có AMH cao có kết quả tốt hơn so với phụ nữ AMH thấp (p<0,001). Tuy nhiên, phụ nữ với nồng độ AMH cao (nhóm 3) có kết quả hạn chế về tỷ lệ thụ tinh (76,3±17,36 so với 82,1±19,15 so với 82,4±25,38, p=0,003), tỷ lệ phát triển phôi ngày 3 (55,6±23,88 so với 62,6±26,52 so với 62,8±32,65 %, p=0,014) so với nhóm 2 và nhóm 1.
Theo độ tuổi (tuổi≤30 so với tuổi 31 – 40 so với tuổi>40, lần lượt): Tỷ lệ noãn trưởng thành (80,4±14,89 so với 82,4±15,98 so với 81,2±18,96 %, p=0,453), tỷ lệ thụ tinh (81,4±17,62 so với 81,0±19,47 so với 81,0±25,64 %, p=0,988) và tỷ lệ phát triển phôi ngày 3 (58,4±17,12 so với 61,1±27,11 so với 61,3±31,21%, p=0,766).
Theo phân tích hồi quy đa biến, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ phát triển phôi ngày 3 có tương quan với AMH (p<0,001 và p=0,006). Tuy nhiên, độ tuổi và chỉ số BMI không có mối quan hệ với tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi ngày 3. Do đó, mức AMH cao có tác động tiêu cực đến quá trình thụ tinh và tạo phôi. Vì hầu hết các bệnh nhân nồng độ AMH cao đều trẻ tuổi, nghiên cứu tiếp tục phân tầng theo độ tuổi để đánh giá mức độ liên quan lâm sàng của AMH với tỷ lệ phát triển phôi ở phụ nữ ≦30 tuổi. Kết quả cho thấy, độ tuổi ≦30 có mối tương quan nghịch đáng kể giữa AMH với tỷ lệ thụ tinh (β=-1,79; p<0.001) và tạo phôi ngày 3 (β= -1,047; p=0.037). Do đó, mức AMH cao ở phụ nữ trẻ tuổi có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi.
Bàn luận: AMH là một dấu ấn sinh học đáng tin cậy, phản ánh dự trữ buồng trứng và số lượng noãn trong chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh sản. Về mặt lâm sàng, AMH cao có thể mang lại số lượng noãn chọc hút được nhiều hơn, nhiều phôi phát triển và dẫn đến tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn cao hơn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nồng độ cao AMH huyết thanh lên sự thụ tinh và tỷ lệ phát triển phôi vẫn còn không rõ ràng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, nồng độ AMH huyết thanh cao tương quan nghịch với tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi ngày 3, mặc dù bệnh nhân AMH cao có nhiều phôi ngày 3 hơn bệnh nhân AMH thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ thụ tinh và tạo phôi ngày 3 chủ yếu là do tác động của AMH và androgen dư thừa lên noãn và không liên quan đến tuổi của người phụ nữ. Do đó, AMH có liên quan đến suy giảm khả năng phát triển của noãn, sản sinh noãn kém chất lượng, mặc dù số lượng nhiều hơn, dẫn đến tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi thấp hơn.
Kết luận: Nồng độ AMH cao có tác động tiêu cực đến sự thụ tinh và phát triển phôi giai đoạn sớm ở phụ nữ điều trị hỗ trợ sinh sản. Nồng độ AMH cao có liên quan đến việc giảm biểu hiện aromatase, dẫn đến giảm khả năng phát triển của noãn, sản sinh noãn có chất lượng kém hơn. Các cơ chế tác động của AMH lên chất lượng phôi cần được nghiên cứu nhiều hơn trong tương lai.
Nguồn: Tsai, H. W., Liao, P. F., Li, C. J. và cộng sự (2022). High serum anti-Müllerian hormone concentrations have a negative impact on fertilization and embryo development rates. Reproductive BioMedicine Online, 44(1), 171-176
Với sự tiến bộ của công nghệ y tế, hỗ trợ sinh sản đã nhanh chóng phát triển, bao gồm: phát triển các loại thuốc mới và phương pháp kích thích phóng noãn, giúp gia tăng số lượng noãn hữu dụng thu được và phát triển công nghệ nuôi cấy phôi, dẫn đến tỷ lệ thụ tinh và điều kiện cho phôi phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, số lượng noãn hữu dụng, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ tuổi hoặc có nồng độ AMH cao, không đồng nghĩa với số lượng noãn thụ tinh cũng lớn.
AMH được sản xuất bởi những nang noãn trước khi bước vào giai đoạn chiêu mộ có chu kỳ, là một công cụ hữu ích về mặt lâm sàng để đánh giá dự trữ buồng trứng cho phụ nữ hiến muộn trước khi điều trị. Các nghiên cứu trước đây cho thấy, nồng độ AMH huyết thanh có liên quan đến số lượng noãn thu nhận được sau kích thích buồng trứng. AMH huyết thanh cao hơn có mối liên hệ với số lượng noãn nhiều hơn nhưng không tương quan thuận với chất lượng noãn hay khả năng thụ tinh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, AMH cao có thể ức chế sự biểu hiện enzyme aromatase, được kích thích bởi FSH, dẫn đến dư thừa androgen và ức chế sự phát triển của những nang tiền hốc. Do đó, AMH cao có thể gây bất lợi đến sự trưởng thành của các nang được chọn lọc. Nồng độ AMH cao có liên hệ với mức độ nghiêm trọng của hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovarian syndrome – PCOS) và dư thừa androgen. Ở phụ nữ bị PCOS, AMH tăng cao trong dịch nang, được điều hòa bởi tế bào hạt, làm thay đổi môi trường trong các nang đang phát triển, ảnh hưởng lên sự thụ tinh. Tuy nhiên, dữ liệu về mối liên hệ giữa nồng độ AMH với tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi không rõ ràng, cũng như rất ít nghiên cứu đánh giá mối quan hệ này. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác động của nồng độ AMH huyết thanh lên tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi ở phụ nữ hiến muộn thực hiện điều trị hỗ trợ sinh sản.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu hồi cứu trên các bệnh nhân vô sinh thực hiện IVF/ICSI từ 01/2017 – 06/2020 (n=1036). Tiêu chí loại: bệnh nhân xin noãn hoặc mang thai hộ. Tất cả bệnh nhân đều được sử dụng phác đồ GnRH đối vận để kích thích buồng trứng, bằng cách sử dụng FSH tái tổ hợp vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh. Kết quả chính của nghiên cứu: nồng độ hormone, số lượng noãn thu được, số lượng noãn trưởng thành, tỷ lệ thụ tinh, sự phát triển phôi. Các bệnh nhân được chia thành 3 nhóm dựa theo nồng độ AMH huyết thanh: AMH ≤1,1 ng/ml (nhóm 1), 1,2-5,0 ng/ml (nhóm 2) và >5,0 ng/ml (nhóm 3). Các bệnh nhân cũng được chia thành 3 nhóm theo độ tuổi: ≤30 tuổi, từ 31 – 40 tuổi và >40 tuổi.
Kết quả:
Theo nồng độ AMH (nhóm 3 so với nhóm 2 so với nhóm 1, lần lượt): Phụ nữ có AMH cao có độ tuổi trẻ hơn (34,6±4,27 so với 37,8±4,11 so với 40,3±4,19 tuổi, p<0,001), tổng số nang noãn thứ cấp nhiều hơn (21,9±8,79 so với 12,3±6,39 so với 6,6±3,39, p<0,001) và nồng độ testosterone cao hơn (0,4±0,13 so với 0,3±0,12 so với 0,3±0,08 µg/dL, p<0,001) so với phụ nữ có nồng độ AMH thấp. Số lượng noãn thu được, noãn trưởng thành, noãn thụ tinh, phôi ngày 3 và số phôi được đông lạnh ở phụ nữ có AMH cao có kết quả tốt hơn so với phụ nữ AMH thấp (p<0,001). Tuy nhiên, phụ nữ với nồng độ AMH cao (nhóm 3) có kết quả hạn chế về tỷ lệ thụ tinh (76,3±17,36 so với 82,1±19,15 so với 82,4±25,38, p=0,003), tỷ lệ phát triển phôi ngày 3 (55,6±23,88 so với 62,6±26,52 so với 62,8±32,65 %, p=0,014) so với nhóm 2 và nhóm 1.
Theo độ tuổi (tuổi≤30 so với tuổi 31 – 40 so với tuổi>40, lần lượt): Tỷ lệ noãn trưởng thành (80,4±14,89 so với 82,4±15,98 so với 81,2±18,96 %, p=0,453), tỷ lệ thụ tinh (81,4±17,62 so với 81,0±19,47 so với 81,0±25,64 %, p=0,988) và tỷ lệ phát triển phôi ngày 3 (58,4±17,12 so với 61,1±27,11 so với 61,3±31,21%, p=0,766).
Theo phân tích hồi quy đa biến, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ phát triển phôi ngày 3 có tương quan với AMH (p<0,001 và p=0,006). Tuy nhiên, độ tuổi và chỉ số BMI không có mối quan hệ với tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi ngày 3. Do đó, mức AMH cao có tác động tiêu cực đến quá trình thụ tinh và tạo phôi. Vì hầu hết các bệnh nhân nồng độ AMH cao đều trẻ tuổi, nghiên cứu tiếp tục phân tầng theo độ tuổi để đánh giá mức độ liên quan lâm sàng của AMH với tỷ lệ phát triển phôi ở phụ nữ ≦30 tuổi. Kết quả cho thấy, độ tuổi ≦30 có mối tương quan nghịch đáng kể giữa AMH với tỷ lệ thụ tinh (β=-1,79; p<0.001) và tạo phôi ngày 3 (β= -1,047; p=0.037). Do đó, mức AMH cao ở phụ nữ trẻ tuổi có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi.
Bàn luận: AMH là một dấu ấn sinh học đáng tin cậy, phản ánh dự trữ buồng trứng và số lượng noãn trong chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh sản. Về mặt lâm sàng, AMH cao có thể mang lại số lượng noãn chọc hút được nhiều hơn, nhiều phôi phát triển và dẫn đến tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn cao hơn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nồng độ cao AMH huyết thanh lên sự thụ tinh và tỷ lệ phát triển phôi vẫn còn không rõ ràng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, nồng độ AMH huyết thanh cao tương quan nghịch với tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi ngày 3, mặc dù bệnh nhân AMH cao có nhiều phôi ngày 3 hơn bệnh nhân AMH thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ thụ tinh và tạo phôi ngày 3 chủ yếu là do tác động của AMH và androgen dư thừa lên noãn và không liên quan đến tuổi của người phụ nữ. Do đó, AMH có liên quan đến suy giảm khả năng phát triển của noãn, sản sinh noãn kém chất lượng, mặc dù số lượng nhiều hơn, dẫn đến tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi thấp hơn.
Kết luận: Nồng độ AMH cao có tác động tiêu cực đến sự thụ tinh và phát triển phôi giai đoạn sớm ở phụ nữ điều trị hỗ trợ sinh sản. Nồng độ AMH cao có liên quan đến việc giảm biểu hiện aromatase, dẫn đến giảm khả năng phát triển của noãn, sản sinh noãn có chất lượng kém hơn. Các cơ chế tác động của AMH lên chất lượng phôi cần được nghiên cứu nhiều hơn trong tương lai.
Nguồn: Tsai, H. W., Liao, P. F., Li, C. J. và cộng sự (2022). High serum anti-Müllerian hormone concentrations have a negative impact on fertilization and embryo development rates. Reproductive BioMedicine Online, 44(1), 171-176
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của đột biến BRCA1 và BRCA2 đến dự trữ buồng trứng và khả năng sinh sản ở phụ nữ trẻ mắc bệnh ung thư vú - Ngày đăng: 25-05-2022
Xét nghiệm phôi tiền làm tổ và khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung ở những bệnh nhân bị thất bại làm tổ nhiều lần trong các chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 25-05-2022
Kết quả lâm sàng của xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ đối với các hội chứng ung thư di truyền: Một đánh giá có hệ thống - Ngày đăng: 25-05-2022
Đánh giá dự trữ buồng trứng và kết quả sinh sản ở người mang đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 - Ngày đăng: 25-05-2022
Hệ vi sinh vật - Một yếu tố quan trọng dễ bị bỏ qua trong vô sinh nam - Ngày đăng: 24-05-2022
Chọn lọc tinh trùng với axit hyaluronic (HA) giúp cải thiện kết quả trẻ sinh sống ở các cặp vợ chồng lớn tuổi cũng như tương quan của nó đến chất lượng DNA tinh trùng và kết quả điều trị - Ngày đăng: 24-05-2022
Kết quả IVF của phôi từng bị từ chối chuyển do có bất thường sinh thiết PGT-A: một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 24-05-2022
Tỉ lệ trẻ sinh sống trong trường hợp có hoặc không có xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội - Ngày đăng: 24-05-2022
Ảnh hưởng của kỹ thuật sinh thiết và thao tác trên mẫu đến kết quả xét nghiệm di truyền phôi - Ngày đăng: 24-05-2022
Mối liên hệ giữa sự đa hình của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu và thất bại làm tổ nhiều lần: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 23-05-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
Y học sinh sản tập 57, Qúy I/2021 - Thai lạc chỗ
FACEBOOK