Tin tức
on Wednesday 25-05-2022 7:56am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Nguyễn Thị Minh Phượng, IVFMD Tân Bình
Một số nghiên cứu gần đây đã đề xuất BCRA1 và BRCA2 có thể là một trong những nguyên nhân vô sinh ở nữ giới, người ta nhận thấy những phụ nữ đột biến hai gen này có thể bị suy buồng trứng sớm (POI). Tình trạng này ước tính ảnh hưởng đến 1 trên 100 phụ nữ trên 40 tuổi và 1 trên 1000 phụ nữ trẻ hơn 30 tuổi. Theo Hiệp hội Sinh sản và Phôi học châu Âu (ESHRE), POI được đặc trưng bởi tình trạng vô kinh trong 4 tháng trở lên trước 40 tuổi và nồng độ FSH>25 IU/l (hai lần đo khác nhau cách nhau 4 tuần). POI có liên quan trực tiếp đến giảm dự trữ buồng trứng (DOR).
DOR được định nghĩa là “tình trạng suy giảm chức năng buồng trứng dựa trên đánh giá lâm sàng, thường được chẩn đoán khi FSH> 10 mIU/mL hoặc AMH<1,0 ng/mL”, nó liên quan tới việc giảm chất lượng cũng như số lượng tế bào sinh noãn. DOR được coi là một tình trạng sinh lý ở phụ nữ giữa độ tuổi 40, tuy nhiên, nó trở thành bệnh lý khi được phát hiện ở các đối tượng phụ nữ trẻ tuổi. Khả năng phát hiện DOR tương đối thấp dẫn đến khó khăn để rút ra mối liên hệ sinh lý bệnh của tình trạng này với đột biến gen BRCA.
Bản thân sự xuất hiện của ung thư đã được chứng minh có thể tác động độc lập đến kết quả kích thích buồng trứng. Do tỷ lệ ung thư ở các bệnh nhân đột biến BRCA1 và BRCA2 cao, cần phải làm rõ đột biến BRCA có phải là cơ sở dẫn đến kết quả đáp ứng buồng trứng kém hay không. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các tác động của đột biến BRCA1 và BRCA2 trên khả năng sinh sản ở nhóm sử dụng kỹ thuật bảo tồn khả năng sinh sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá khả năng sinh sản của phụ nữ ung thư vú bởi đột biến BRCA1 và BRCA2 so với phụ nữ mắc ung thư vú không mang đột biến.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu: có tổng cộng 67 bệnh nhân ung thư vú, thực hiện bảo tồn khả năng sinh sản bằng cách lưu trữ noãn tham gia vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn nhận bao gồm: độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi, BMI nằm trong khoảng 18 đến 28, ung thư vú giai đoạn I và II, được phân loại dựa trên Uỷ ban Liên hợp về Ung thư Hoa Kỳ (2017) và không di căn. Tiêu chuẩn loại: trên 40 tuổi, BMI<18 hoặc >28, ung thư vú giai đoạn III và IV, không thực hiện xét nghiệm kiểm tra BRCA. Bệnh nhân được chia làm 4 nhóm: nhóm A gồm 11 bệnh nhân ung thư vú có đột biến gen BRCA1, nhóm B gồm 11 bệnh nhân ung thư vú mang đột biến BRCA2, nhóm C bao gồm 24 bệnh nhân ung thư vú không mang đột biến gen BRCA và nhóm D: nhóm chứng (181 phụ nữ khỏe mạnh).
Một số kết quả thu nhận được:
Kết quả nghiên cứu làm nổi bật lên giả thuyết gen BRCA1 đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa các tổn thương của noãn. Người ta nhận thấy rằng những bệnh nhân điều trị hóa trị sẽ có tuổi mãn kinh sớm và các nguy cơ liên quan tới tuổi tác mạnh hơn, đặc biệt trong thời gian điều trị. Đông lạnh noãn được coi là một chiến lược mạnh mẽ để bảo tồn khả năng sinh sản ở nhóm đối tượng này. Bên cạnh đó, chiến lược này còn tránh được những lo ngại về đạo đức, pháp lý không giống như đông lạnh phôi.
Tóm lại, nghiên cứu chỉ ra rằng những người mang gen BRCA1 có số lượng noãn trưởng thành thu nhận ít, sự ảnh hưởng độc lâp của gen này lên khả năng sinh sản cũng được thể hiện rõ. Cần thêm các nghiên cứu sâu hơn về tác động và sinh lý bệnh của gen BRCA. Đông lạnh noãn là phương án nên được đề xuất cho nhóm bệnh nhân này.
Nguồn: Porcu, E., Cillo, G. M., Cipriani, L., Sacilotto, F., Notarangelo, L., Damiano, G., ... & Roncarati, I. (2020). Impact of BRCA1 and BRCA2 mutations on ovarian reserve and fertility preservation outcomes in young women with breast cancer. Journal of Assisted Reproduction and Genetics, 37(3), 709-715.
Một số nghiên cứu gần đây đã đề xuất BCRA1 và BRCA2 có thể là một trong những nguyên nhân vô sinh ở nữ giới, người ta nhận thấy những phụ nữ đột biến hai gen này có thể bị suy buồng trứng sớm (POI). Tình trạng này ước tính ảnh hưởng đến 1 trên 100 phụ nữ trên 40 tuổi và 1 trên 1000 phụ nữ trẻ hơn 30 tuổi. Theo Hiệp hội Sinh sản và Phôi học châu Âu (ESHRE), POI được đặc trưng bởi tình trạng vô kinh trong 4 tháng trở lên trước 40 tuổi và nồng độ FSH>25 IU/l (hai lần đo khác nhau cách nhau 4 tuần). POI có liên quan trực tiếp đến giảm dự trữ buồng trứng (DOR).
DOR được định nghĩa là “tình trạng suy giảm chức năng buồng trứng dựa trên đánh giá lâm sàng, thường được chẩn đoán khi FSH> 10 mIU/mL hoặc AMH<1,0 ng/mL”, nó liên quan tới việc giảm chất lượng cũng như số lượng tế bào sinh noãn. DOR được coi là một tình trạng sinh lý ở phụ nữ giữa độ tuổi 40, tuy nhiên, nó trở thành bệnh lý khi được phát hiện ở các đối tượng phụ nữ trẻ tuổi. Khả năng phát hiện DOR tương đối thấp dẫn đến khó khăn để rút ra mối liên hệ sinh lý bệnh của tình trạng này với đột biến gen BRCA.
Bản thân sự xuất hiện của ung thư đã được chứng minh có thể tác động độc lập đến kết quả kích thích buồng trứng. Do tỷ lệ ung thư ở các bệnh nhân đột biến BRCA1 và BRCA2 cao, cần phải làm rõ đột biến BRCA có phải là cơ sở dẫn đến kết quả đáp ứng buồng trứng kém hay không. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các tác động của đột biến BRCA1 và BRCA2 trên khả năng sinh sản ở nhóm sử dụng kỹ thuật bảo tồn khả năng sinh sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá khả năng sinh sản của phụ nữ ung thư vú bởi đột biến BRCA1 và BRCA2 so với phụ nữ mắc ung thư vú không mang đột biến.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu: có tổng cộng 67 bệnh nhân ung thư vú, thực hiện bảo tồn khả năng sinh sản bằng cách lưu trữ noãn tham gia vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn nhận bao gồm: độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi, BMI nằm trong khoảng 18 đến 28, ung thư vú giai đoạn I và II, được phân loại dựa trên Uỷ ban Liên hợp về Ung thư Hoa Kỳ (2017) và không di căn. Tiêu chuẩn loại: trên 40 tuổi, BMI<18 hoặc >28, ung thư vú giai đoạn III và IV, không thực hiện xét nghiệm kiểm tra BRCA. Bệnh nhân được chia làm 4 nhóm: nhóm A gồm 11 bệnh nhân ung thư vú có đột biến gen BRCA1, nhóm B gồm 11 bệnh nhân ung thư vú mang đột biến BRCA2, nhóm C bao gồm 24 bệnh nhân ung thư vú không mang đột biến gen BRCA và nhóm D: nhóm chứng (181 phụ nữ khỏe mạnh).
Một số kết quả thu nhận được:
- Nồng độ AMH ở nhóm A thấp hơn đáng kể so với nhóm C và D (1,2±1,1 so với 4,5±4,1 và 3,8±2,5 p<0,05).
- Nhóm A (bệnh nhân mang đột biến gen BRCA1) có số lượng noãn thu nhận (3,1 ± 2,3) thấp hơn so với nhóm C (7,2 ± 4,4 p <0,05) và nhóm D (7,3 ± 3,4; p <0,05).
- Bệnh nhân ung thư vú cần sử dụng liều gonadotropins cao hơn so với đối chứng.
- Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm về nồng độ FSH cơ bản, thời gian kích thích buồng trứng, số lượng noãn trưởng thành và tổng noãn thu nhận được.
- Nghiên cứu này không nhận thấy sự liên quan giữa đột biến BRCA2 và khả năng sinh sản.
Kết quả nghiên cứu làm nổi bật lên giả thuyết gen BRCA1 đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa các tổn thương của noãn. Người ta nhận thấy rằng những bệnh nhân điều trị hóa trị sẽ có tuổi mãn kinh sớm và các nguy cơ liên quan tới tuổi tác mạnh hơn, đặc biệt trong thời gian điều trị. Đông lạnh noãn được coi là một chiến lược mạnh mẽ để bảo tồn khả năng sinh sản ở nhóm đối tượng này. Bên cạnh đó, chiến lược này còn tránh được những lo ngại về đạo đức, pháp lý không giống như đông lạnh phôi.
Tóm lại, nghiên cứu chỉ ra rằng những người mang gen BRCA1 có số lượng noãn trưởng thành thu nhận ít, sự ảnh hưởng độc lâp của gen này lên khả năng sinh sản cũng được thể hiện rõ. Cần thêm các nghiên cứu sâu hơn về tác động và sinh lý bệnh của gen BRCA. Đông lạnh noãn là phương án nên được đề xuất cho nhóm bệnh nhân này.
Nguồn: Porcu, E., Cillo, G. M., Cipriani, L., Sacilotto, F., Notarangelo, L., Damiano, G., ... & Roncarati, I. (2020). Impact of BRCA1 and BRCA2 mutations on ovarian reserve and fertility preservation outcomes in young women with breast cancer. Journal of Assisted Reproduction and Genetics, 37(3), 709-715.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Xét nghiệm phôi tiền làm tổ và khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung ở những bệnh nhân bị thất bại làm tổ nhiều lần trong các chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 25-05-2022
Kết quả lâm sàng của xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ đối với các hội chứng ung thư di truyền: Một đánh giá có hệ thống - Ngày đăng: 25-05-2022
Đánh giá dự trữ buồng trứng và kết quả sinh sản ở người mang đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 - Ngày đăng: 25-05-2022
Hệ vi sinh vật - Một yếu tố quan trọng dễ bị bỏ qua trong vô sinh nam - Ngày đăng: 24-05-2022
Chọn lọc tinh trùng với axit hyaluronic (HA) giúp cải thiện kết quả trẻ sinh sống ở các cặp vợ chồng lớn tuổi cũng như tương quan của nó đến chất lượng DNA tinh trùng và kết quả điều trị - Ngày đăng: 24-05-2022
Kết quả IVF của phôi từng bị từ chối chuyển do có bất thường sinh thiết PGT-A: một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 24-05-2022
Tỉ lệ trẻ sinh sống trong trường hợp có hoặc không có xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội - Ngày đăng: 24-05-2022
Ảnh hưởng của kỹ thuật sinh thiết và thao tác trên mẫu đến kết quả xét nghiệm di truyền phôi - Ngày đăng: 24-05-2022
Mối liên hệ giữa sự đa hình của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu và thất bại làm tổ nhiều lần: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 23-05-2022
Điều trị điều hòa miễn dịch giúp cải thiện đáng kể kết quả sinh sản ở những phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp và thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 23-05-2022
Mối quan hệ giữa số lần sinh con với tuổi mãn kinh tự nhiên: một nghiên cứu trên 310.147 phụ nữ ở Na Uy - Ngày đăng: 18-05-2022
Điều trị các triệu chứng của u xơ cơ tử cung bằng liệu pháp kết hợp Relugolix - Ngày đăng: 18-05-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK