Tin tức
on Wednesday 25-05-2022 7:52am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Minh Phượng, IVFMD Tân Bình
Sự kết hợp của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ thể đơn gen (PGT-M) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cung cấp một hướng tiếp cận cho các cặp vợ chồng có tình trạng di truyền có khả năng truyền lại cho thế hệ sau. Trong hơn 30 năm, một quy trình bắt đầu bằng sinh thiết phôi, sau đó khuếch đại DNA với mục đích xét nghiệm di truyền đã ngăn chặn thành công sự di truyền của các rối loạn đơn gen. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống của nhóm thực hiện PGT-M tương tự như IVF. PGT-M được thực hiện với mong muốn có một đứa trẻ khỏe mạnh về mặt sinh học, tránh trường hợp bỏ thai hoặc sẩy thai và nhận thức về trách nhiệm của bệnh nhân đối với gia đình cũng như đứa con trong tương lai của họ.
Hội chứng ung thư di truyền (HCS) làm tăng nguy cơ mắc ung thư hoặc khối u suốt đời. Các cá nhân bị HCS phải đối mặt với quyết định sinh sản tương tự những người có tình trạng di truyền cho con cái. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như di truyền (phương thức di truyền, tuổi khởi phát, mức độ xâm lấn, mức độ nghiêm trọng), khả năng sàng lọc và điều trị (xâm lấn, lợi ích, tác dụng phụ), các giá trị và trải nghiệm của chính bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân HCS đặc biệt hơn, họ có thể cần điều trị gây độc tuyến sinh dục trong độ tuổi sinh sản của họ, hoặc một số trường hợp muốn lập gia đình ở giai đoạn trẻ tuổi trước khi bắt đầu điều trị. Thêm vào đó, một số nghiên cứu đã lưu ý rằng, một số trường hợp HCS (BRCA1) có thể làm giảm chức năng buồng trứng so với nhóm chứng, điều này có thể ảnh hưởng tới kết quả điều trị. PGT-M được thiết lập như một sự lựa chọn có triển vọng cho các bệnh nhân HCS. Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia (NCCN) khuyến nghị thảo luận về sự lựa chọn này trong hướng dẫn của họ về đánh giá nguy cơ cao di truyền/quan hệ gia đình với ung thư vú, buồng trứng và tuyến tụy.
Với sự hiểu biết của nhóm tác giả, vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá về hiệu quả PGT-M cho HCS và so sánh với các chỉ định khác của PGT-M tính đến thời điểm hiện tại. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu là thực hiện một đánh giá có hệ thống dựa trên số liệu đã được báo cáo về kết quả lâm sàng (tỷ lệ thai lâm sàng (CPR), trẻ sinh sống (LBR)) của các cá nhân HCS thực hiện PGT-M. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng báo cáo về kết quả tâm lý xã hội của bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện PGT-M. Việc có thêm thông tin về kết quả lâm sàng sẽ hỗ trợ cho bác sĩ tư vấn tốt hơn cho các cá nhân HCS.
Ba cơ sở dữ liệu được sử dụng để tìm kiếm các ấn phẩm liên quan tới PGT-M cho HCS bao gồm: PubMed, Cochrane và EMBASE. Các báo cáo được đưa vào nghiên cứu nếu các dữ liệu có liên quan tới cá nhân bị ảnh hưởng hoặc trước khi có triệu chứng của HCS. Hội chứng ung thư di truyền được định nghĩa là các rối loạn đơn gen, biểu hiện chính là làm tăng sự nhạy cảm với ung thư hoặc khối u. Các hội chứng làm tăng nguy cơ ung thư có liên quan tới một số biểu hiện nghiêm trọng của thiểu năng trí tuệ, bệnh huyết học hoặc các triệu chứng khác đã bị loại trừ (hội chứng: Sturge‐Weber, Beckwith‐Wiedemann, Sotos).
Một số kết quả thu nhận được:
Đối với các bệnh nhân có tiền sử mắc ung thư, hầu hết đều có nguy cơ có kết quả IVF thấp hơn so với những người trong cùng độ tuổi. Trong nghiên cứu còn cho thấy tại một số trung tâm có sự kết hợp giữa PGT-M kèm theo PGT-A, tuy nhiên vẫn không có đủ thông tin để xác định tác động của PGT-A trong đánh giá này. Các chẩn đoán trước sinh (PND) cũng được đề xuất đồng hành cùng với PGT-M để cung cấp các thông tin về âm tính giả hoặc chẩn đoán sai đến từ một số nguyên nhân như: lỗi kỹ thuật (nhiễm, không khuếch đại DNA), sinh học (khảm, các sự kiện giao nhau không phát hiện được) hoặc do con người (trộn mẫu). Việc thực hiện PGT sau PGT-M hiện vẫn còn rất nhiều tranh cãi.
Hạn chế của nghiên cứu: Nghiên cứu này không tính đến sự khác biệt về phương pháp phân tích di truyền của PGT-M, các vấn đề về kỹ thuật liên quan đến IVF hoặc chuyên môn của người thực hiện, tỷ lệ thành công của từng trung tâm, … những điều này có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ CPR hoặc LBR tổng thể. Ngoài ra, nhiều trường hợp liên quan đến PGT-M cho nhóm HCS không thích hợp để đưa vào nghiên cứu vì dữ liệu kết cục cho HCS không được báo cáo độc lập với nhóm các chỉ định đơn gen không ung thư khác.
Những phát hiện này cho thấy rằng CPR và LBR sau PGT ‐ M cho nhóm HCS có thể tương đương với các rối loạn đơn gen khác. Sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu cho thấy CPR và LBR tổng thể được tìm thấy có thể không áp dụng được cho tất cả các chỉ định HCS và phương pháp PGT-M.
Nguồn: Vriesen, Natalie, Erin P. Carmany, and Jaime L. Natoli. "Clinical outcomes of preimplantation genetic testing for hereditary cancer syndromes: A systematic review." Prenatal diagnosis (2022).
Sự kết hợp của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ thể đơn gen (PGT-M) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cung cấp một hướng tiếp cận cho các cặp vợ chồng có tình trạng di truyền có khả năng truyền lại cho thế hệ sau. Trong hơn 30 năm, một quy trình bắt đầu bằng sinh thiết phôi, sau đó khuếch đại DNA với mục đích xét nghiệm di truyền đã ngăn chặn thành công sự di truyền của các rối loạn đơn gen. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống của nhóm thực hiện PGT-M tương tự như IVF. PGT-M được thực hiện với mong muốn có một đứa trẻ khỏe mạnh về mặt sinh học, tránh trường hợp bỏ thai hoặc sẩy thai và nhận thức về trách nhiệm của bệnh nhân đối với gia đình cũng như đứa con trong tương lai của họ.
Hội chứng ung thư di truyền (HCS) làm tăng nguy cơ mắc ung thư hoặc khối u suốt đời. Các cá nhân bị HCS phải đối mặt với quyết định sinh sản tương tự những người có tình trạng di truyền cho con cái. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như di truyền (phương thức di truyền, tuổi khởi phát, mức độ xâm lấn, mức độ nghiêm trọng), khả năng sàng lọc và điều trị (xâm lấn, lợi ích, tác dụng phụ), các giá trị và trải nghiệm của chính bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân HCS đặc biệt hơn, họ có thể cần điều trị gây độc tuyến sinh dục trong độ tuổi sinh sản của họ, hoặc một số trường hợp muốn lập gia đình ở giai đoạn trẻ tuổi trước khi bắt đầu điều trị. Thêm vào đó, một số nghiên cứu đã lưu ý rằng, một số trường hợp HCS (BRCA1) có thể làm giảm chức năng buồng trứng so với nhóm chứng, điều này có thể ảnh hưởng tới kết quả điều trị. PGT-M được thiết lập như một sự lựa chọn có triển vọng cho các bệnh nhân HCS. Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia (NCCN) khuyến nghị thảo luận về sự lựa chọn này trong hướng dẫn của họ về đánh giá nguy cơ cao di truyền/quan hệ gia đình với ung thư vú, buồng trứng và tuyến tụy.
Với sự hiểu biết của nhóm tác giả, vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá về hiệu quả PGT-M cho HCS và so sánh với các chỉ định khác của PGT-M tính đến thời điểm hiện tại. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu là thực hiện một đánh giá có hệ thống dựa trên số liệu đã được báo cáo về kết quả lâm sàng (tỷ lệ thai lâm sàng (CPR), trẻ sinh sống (LBR)) của các cá nhân HCS thực hiện PGT-M. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng báo cáo về kết quả tâm lý xã hội của bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện PGT-M. Việc có thêm thông tin về kết quả lâm sàng sẽ hỗ trợ cho bác sĩ tư vấn tốt hơn cho các cá nhân HCS.
Ba cơ sở dữ liệu được sử dụng để tìm kiếm các ấn phẩm liên quan tới PGT-M cho HCS bao gồm: PubMed, Cochrane và EMBASE. Các báo cáo được đưa vào nghiên cứu nếu các dữ liệu có liên quan tới cá nhân bị ảnh hưởng hoặc trước khi có triệu chứng của HCS. Hội chứng ung thư di truyền được định nghĩa là các rối loạn đơn gen, biểu hiện chính là làm tăng sự nhạy cảm với ung thư hoặc khối u. Các hội chứng làm tăng nguy cơ ung thư có liên quan tới một số biểu hiện nghiêm trọng của thiểu năng trí tuệ, bệnh huyết học hoặc các triệu chứng khác đã bị loại trừ (hội chứng: Sturge‐Weber, Beckwith‐Wiedemann, Sotos).
Một số kết quả thu nhận được:
- Trong tổng số 2579 nghiên cứu được tìm thấy, có 22 nghiên cứu về kết quả lâm sàng và/hoặc tâm lý xã hội của PGT-M cho nhóm HCS được nhận vào nghiên cứu.
- Tỷ lệ CPR trên mỗi phôi chuyển là 33,5% (11 nghiên cứu, 95% CI: 29,1%, 38,2%); CPR trên 1 chu kỳ chuyển phôi là 40,1% (14 nghiên cứu, 95% CI: 36,1%, 44,3%).
- Tỷ lệ LBR trên mỗi phôi là 28,9% (11 nghiên cứu, KTC 95%: 24,7%, 33,4%); LBR trên mỗi chu kỳ chuyển phôi là 33,2% (13 nghiên cứu, KTC 95% CI: 29,2%, 37,4%).
- Có rất ít tài liệu về kết quả tâm lý của bệnh nhân HCS thực hiện PGT-M (5 nghiên cứu), tuy nhiên vẫn cho thấy rằng việc quyết định thực hiện hỗ trợ sinh sản là rất khó khăn và có thể cần được hỗ trợ.
Đối với các bệnh nhân có tiền sử mắc ung thư, hầu hết đều có nguy cơ có kết quả IVF thấp hơn so với những người trong cùng độ tuổi. Trong nghiên cứu còn cho thấy tại một số trung tâm có sự kết hợp giữa PGT-M kèm theo PGT-A, tuy nhiên vẫn không có đủ thông tin để xác định tác động của PGT-A trong đánh giá này. Các chẩn đoán trước sinh (PND) cũng được đề xuất đồng hành cùng với PGT-M để cung cấp các thông tin về âm tính giả hoặc chẩn đoán sai đến từ một số nguyên nhân như: lỗi kỹ thuật (nhiễm, không khuếch đại DNA), sinh học (khảm, các sự kiện giao nhau không phát hiện được) hoặc do con người (trộn mẫu). Việc thực hiện PGT sau PGT-M hiện vẫn còn rất nhiều tranh cãi.
Hạn chế của nghiên cứu: Nghiên cứu này không tính đến sự khác biệt về phương pháp phân tích di truyền của PGT-M, các vấn đề về kỹ thuật liên quan đến IVF hoặc chuyên môn của người thực hiện, tỷ lệ thành công của từng trung tâm, … những điều này có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ CPR hoặc LBR tổng thể. Ngoài ra, nhiều trường hợp liên quan đến PGT-M cho nhóm HCS không thích hợp để đưa vào nghiên cứu vì dữ liệu kết cục cho HCS không được báo cáo độc lập với nhóm các chỉ định đơn gen không ung thư khác.
Những phát hiện này cho thấy rằng CPR và LBR sau PGT ‐ M cho nhóm HCS có thể tương đương với các rối loạn đơn gen khác. Sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu cho thấy CPR và LBR tổng thể được tìm thấy có thể không áp dụng được cho tất cả các chỉ định HCS và phương pháp PGT-M.
Nguồn: Vriesen, Natalie, Erin P. Carmany, and Jaime L. Natoli. "Clinical outcomes of preimplantation genetic testing for hereditary cancer syndromes: A systematic review." Prenatal diagnosis (2022).
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đánh giá dự trữ buồng trứng và kết quả sinh sản ở người mang đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 - Ngày đăng: 25-05-2022
Hệ vi sinh vật - Một yếu tố quan trọng dễ bị bỏ qua trong vô sinh nam - Ngày đăng: 24-05-2022
Chọn lọc tinh trùng với axit hyaluronic (HA) giúp cải thiện kết quả trẻ sinh sống ở các cặp vợ chồng lớn tuổi cũng như tương quan của nó đến chất lượng DNA tinh trùng và kết quả điều trị - Ngày đăng: 24-05-2022
Kết quả IVF của phôi từng bị từ chối chuyển do có bất thường sinh thiết PGT-A: một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 24-05-2022
Tỉ lệ trẻ sinh sống trong trường hợp có hoặc không có xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội - Ngày đăng: 24-05-2022
Ảnh hưởng của kỹ thuật sinh thiết và thao tác trên mẫu đến kết quả xét nghiệm di truyền phôi - Ngày đăng: 24-05-2022
Mối liên hệ giữa sự đa hình của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu và thất bại làm tổ nhiều lần: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 23-05-2022
Điều trị điều hòa miễn dịch giúp cải thiện đáng kể kết quả sinh sản ở những phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp và thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 23-05-2022
Mối quan hệ giữa số lần sinh con với tuổi mãn kinh tự nhiên: một nghiên cứu trên 310.147 phụ nữ ở Na Uy - Ngày đăng: 18-05-2022
Điều trị các triệu chứng của u xơ cơ tử cung bằng liệu pháp kết hợp Relugolix - Ngày đăng: 18-05-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Eastin Grand Hotel Saigon, thứ bảy 7.12.2024 và sáng chủ nhật ...
Năm 2020
Novotel Saigon Centre, Thứ Bảy ngày 2 . 11 . 2024
Năm 2020
JW Marriott Hotel & Suites Saigon (InterContinental Saigon), Chủ Nhật ngày ...
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
Y học sinh sản tập 57, Qúy I/2021 - Thai lạc chỗ
FACEBOOK