Tin tức
on Wednesday 25-05-2022 7:54am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Nguyễn Thị Minh Phượng, IVFMD Tân Bình
Nội mạc tử cung đóng một vai trò quan trọng quá trình làm tổ và phát triển của phôi thai. Trong chu kỳ kinh nguyệt, cửa sổ làm tổ (WOI) mở là lúc nội mạc tử cung đã sẵn sàng, cho phép phôi nang xâm lấn và làm tổ. Năm 2019, xét nghiệm Endometrial receptivity array (ERA) được phát triển dựa trên phân tích biểu hiện của 248 gen với mục đích xác định thời điểm WOI bắt đầu. Việc này cho phép bác sĩ cá nhân hóa thời điểm chuyển phôi cho bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cơ hội thành công ở bệnh nhân IVF tăng, đặc biệt nhóm bệnh nhân RIF khi thực hiện xét nghiệm này.
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT-A) cũng được thực hiện ở nhóm bệnh nhân RIF. PGT-A cho phép tránh chuyển phôi bị lệch bội nhiễm sắc thể dẫn đến sự thất bại trong quá trình làm tổ. Tuy nhiên, dữ liệu về khả năng cải thiện khả năng làm tổ và tỷ lệ sinh sống của PGT-A ở nhóm đối tượng RIF vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng của hai xét nghiệm: ERA và PGT-A để cải thiện kết quả điều trị ở nhóm bệnh nhân RIF.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu, đánh giá kết quả ICSI từ năm 2017 đến năm 2020 tại một phòng khám hỗ trợ sinh sản. Những bệnh nhân không đạt được thai lâm sàng sau khi chuyển ít nhất 3 phôi chất lượng tốt (tươi hoặc đông lạnh) được xếp vào nhóm RIF. 253 chu kỳ ICSI tham gia vào nghiên cứu, chuyển phôi đông lạnh ngày 5. Nghiên cứu chia thành 4 nhóm: Nhóm I - chuyển phôi đông lạnh (FET) không có bất kỳ xét nghiệm bổ sung nào, n =72; Nhóm II - FET với PGT-A, n =87; Nhóm III - FET với PGT-A và ERA, n=72; Nhóm IV - FET với ERA, n=22.
Một số kết quả thu nhận được:
Trong nghiên cứu không nhận thấy sự cải thiện kết quả lâm sàng trong nhóm FET + ERA và ngay cả nhóm FET + PGT-A + ERA. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Cozzolino và cộng sự (2020). Điều này có thể do nguyên nhân từ các bệnh lý tử cung và ở nhóm bệnh nhân này, xét nghiệm ERA ngay cả khi kết hợp với xét nghiệm phát hiện lệch bội của phôi cũng không thể khắc phục được vấn đề.
Những dữ liệu này một lần nữa khẳng định rằng nhiều yếu tố khác ngoài chất lượng phôi (hình thái và di truyền) và khả năng tiếp nhận nội mạc tử cung dẫn đến RIF. Có ý kiến cho rằng hệ vi sinh vật trong tử cung, các yếu tố miễn dịch khác nhau như sự gia tăng các interleukin gây viêm, sản xuất quá mức TNF-a, chức năng bất thường của tế bào diệt tự nhiên (NK) ở tử cung có thể đóng một vai trò trong sự hình thành RIF. Ngoài ra, yếu tố nam giới (tính toàn vẹn DNA tinh trùng) có thể là nguyên nhân trong RIF, mặc dù một số nghiên cứu không xác nhận được điều đó.
Nghiên cứu này nhận thấy rằng bệnh nhân RIF không có bệnh lý tử cung có thể hưởng lợi từ phương pháp PGT-A. Xét nghiệm ERA với mục đích cải thiện kết quả lâm sàng ở bệnh nhân RIF dường như khá hạn chế. Tuy nhiên, đây vẫn là một lĩnh vực còn ít được nghiên cứu và gây tranh cãi, cần có các nghiên cứu sâu hơn để làm sáng tỏ các yếu tố khác đóng vai trò trong RIF có thể giúp cải thiện khả năng hỗ trợ các cặp vợ chồng này mang thai thành công.
Nguồn: Fodina, Violeta, Alesja Dudorova, and Juris Erenpreiss. "Evaluation of embryo aneuploidy (PGT-A) and endometrial receptivity (ERA) testing in patients with recurrent implantation failure in ICSI cycles." Gynecological Endocrinology 37.sup1 (2021): 17-20.
Nội mạc tử cung đóng một vai trò quan trọng quá trình làm tổ và phát triển của phôi thai. Trong chu kỳ kinh nguyệt, cửa sổ làm tổ (WOI) mở là lúc nội mạc tử cung đã sẵn sàng, cho phép phôi nang xâm lấn và làm tổ. Năm 2019, xét nghiệm Endometrial receptivity array (ERA) được phát triển dựa trên phân tích biểu hiện của 248 gen với mục đích xác định thời điểm WOI bắt đầu. Việc này cho phép bác sĩ cá nhân hóa thời điểm chuyển phôi cho bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cơ hội thành công ở bệnh nhân IVF tăng, đặc biệt nhóm bệnh nhân RIF khi thực hiện xét nghiệm này.
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT-A) cũng được thực hiện ở nhóm bệnh nhân RIF. PGT-A cho phép tránh chuyển phôi bị lệch bội nhiễm sắc thể dẫn đến sự thất bại trong quá trình làm tổ. Tuy nhiên, dữ liệu về khả năng cải thiện khả năng làm tổ và tỷ lệ sinh sống của PGT-A ở nhóm đối tượng RIF vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng của hai xét nghiệm: ERA và PGT-A để cải thiện kết quả điều trị ở nhóm bệnh nhân RIF.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu, đánh giá kết quả ICSI từ năm 2017 đến năm 2020 tại một phòng khám hỗ trợ sinh sản. Những bệnh nhân không đạt được thai lâm sàng sau khi chuyển ít nhất 3 phôi chất lượng tốt (tươi hoặc đông lạnh) được xếp vào nhóm RIF. 253 chu kỳ ICSI tham gia vào nghiên cứu, chuyển phôi đông lạnh ngày 5. Nghiên cứu chia thành 4 nhóm: Nhóm I - chuyển phôi đông lạnh (FET) không có bất kỳ xét nghiệm bổ sung nào, n =72; Nhóm II - FET với PGT-A, n =87; Nhóm III - FET với PGT-A và ERA, n=72; Nhóm IV - FET với ERA, n=22.
Một số kết quả thu nhận được:
- Độ tuổi và số lượng noãn thu được không có sự khác biệt giữa các nhóm (I-IV).
- Số lượng phôi nang cao hơn ở nhóm II (FET - PGT-A).
- Kết quả lâm sàng: nhóm II cho thấy cơ hội đạt tới thai sinh hóa (p = 0,01, OR = 5,5) và thai lâm sàng cao hơn (p = 0,049, OR = 2,3) so với nhóm I. Nhóm III và IV không nhận thấy có sự khác biệt về kết quả lâm sàng so với nhóm chứng.
- Không tìm thấy có sự khác biệt về tình trạng sẩy thai ở các nhóm.
Trong nghiên cứu không nhận thấy sự cải thiện kết quả lâm sàng trong nhóm FET + ERA và ngay cả nhóm FET + PGT-A + ERA. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Cozzolino và cộng sự (2020). Điều này có thể do nguyên nhân từ các bệnh lý tử cung và ở nhóm bệnh nhân này, xét nghiệm ERA ngay cả khi kết hợp với xét nghiệm phát hiện lệch bội của phôi cũng không thể khắc phục được vấn đề.
Những dữ liệu này một lần nữa khẳng định rằng nhiều yếu tố khác ngoài chất lượng phôi (hình thái và di truyền) và khả năng tiếp nhận nội mạc tử cung dẫn đến RIF. Có ý kiến cho rằng hệ vi sinh vật trong tử cung, các yếu tố miễn dịch khác nhau như sự gia tăng các interleukin gây viêm, sản xuất quá mức TNF-a, chức năng bất thường của tế bào diệt tự nhiên (NK) ở tử cung có thể đóng một vai trò trong sự hình thành RIF. Ngoài ra, yếu tố nam giới (tính toàn vẹn DNA tinh trùng) có thể là nguyên nhân trong RIF, mặc dù một số nghiên cứu không xác nhận được điều đó.
Nghiên cứu này nhận thấy rằng bệnh nhân RIF không có bệnh lý tử cung có thể hưởng lợi từ phương pháp PGT-A. Xét nghiệm ERA với mục đích cải thiện kết quả lâm sàng ở bệnh nhân RIF dường như khá hạn chế. Tuy nhiên, đây vẫn là một lĩnh vực còn ít được nghiên cứu và gây tranh cãi, cần có các nghiên cứu sâu hơn để làm sáng tỏ các yếu tố khác đóng vai trò trong RIF có thể giúp cải thiện khả năng hỗ trợ các cặp vợ chồng này mang thai thành công.
Nguồn: Fodina, Violeta, Alesja Dudorova, and Juris Erenpreiss. "Evaluation of embryo aneuploidy (PGT-A) and endometrial receptivity (ERA) testing in patients with recurrent implantation failure in ICSI cycles." Gynecological Endocrinology 37.sup1 (2021): 17-20.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết quả lâm sàng của xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ đối với các hội chứng ung thư di truyền: Một đánh giá có hệ thống - Ngày đăng: 25-05-2022
Đánh giá dự trữ buồng trứng và kết quả sinh sản ở người mang đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 - Ngày đăng: 25-05-2022
Hệ vi sinh vật - Một yếu tố quan trọng dễ bị bỏ qua trong vô sinh nam - Ngày đăng: 24-05-2022
Chọn lọc tinh trùng với axit hyaluronic (HA) giúp cải thiện kết quả trẻ sinh sống ở các cặp vợ chồng lớn tuổi cũng như tương quan của nó đến chất lượng DNA tinh trùng và kết quả điều trị - Ngày đăng: 24-05-2022
Kết quả IVF của phôi từng bị từ chối chuyển do có bất thường sinh thiết PGT-A: một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 24-05-2022
Tỉ lệ trẻ sinh sống trong trường hợp có hoặc không có xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội - Ngày đăng: 24-05-2022
Ảnh hưởng của kỹ thuật sinh thiết và thao tác trên mẫu đến kết quả xét nghiệm di truyền phôi - Ngày đăng: 24-05-2022
Mối liên hệ giữa sự đa hình của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu và thất bại làm tổ nhiều lần: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 23-05-2022
Điều trị điều hòa miễn dịch giúp cải thiện đáng kể kết quả sinh sản ở những phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp và thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 23-05-2022
Mối quan hệ giữa số lần sinh con với tuổi mãn kinh tự nhiên: một nghiên cứu trên 310.147 phụ nữ ở Na Uy - Ngày đăng: 18-05-2022
Điều trị các triệu chứng của u xơ cơ tử cung bằng liệu pháp kết hợp Relugolix - Ngày đăng: 18-05-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
Y học sinh sản tập 57, Qúy I/2021 - Thai lạc chỗ
FACEBOOK