Tin tức
on Saturday 04-06-2022 11:38pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Duy Khang – IVF Vạn Hạnh
Tỷ lệ vô sinh trên toàn cầu khoảng 12–15%. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technologies - ART) vẫn chưa đạt yêu cầu. Chỉ khoảng một phần ba trong tổng số chu kỳ điều trị thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF) và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI) dẫn đến một ca sinh sống. Các thông số tinh dịch ảnh hưởng đến cả chất lượng phôi và kết quả IVF/ICSI. Sự đóng góp tương đối của tinh trùng vào một ca sinh sống thành công được giả định khoảng 10-15%. Vì tinh trùng có tính không đồng nhất giữa các mẫu, việc thu nhận tinh trùng chất lượng cao cho quá trình thụ tinh rất quan trọng nhằm cải thiện kết quả IVF/ICSI.
Swim-up (SU) và ly tâm thang nồng độ (density gradient centrifugation - DGC) là hai phương pháp chuẩn bị tinh trùng được sử dụng rộng rãi nhất cho ART. Cả hai phương pháp này đều được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo để thu nhận tinh trùng di động có hình dạng bình thường, loại bỏ tinh tương, mảnh vụn tế bào, tế bào lạ và tinh trùng chết. Mặc dù hiệu quả của hai phương pháp này đã được so sánh từ những năm 1980, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào các thông số tinh dịch như tỷ lệ thu hồi, mật độ, tinh trùng di động, hình thái và phân mảnh DNA của tinh trùng sau lọc. Trong đó, tỷ lệ thu hồi cao hơn sau DGC nhưng tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới cao hơn sau SU. Tuy nhiên, kết quả về phân mảnh DNA và tỷ lệ hình dạng bình thường vẫn còn mâu thuẫn. Ngoài ra, chỉ có một số nghiên cứu đánh giá các thông số khác có thể ảnh hưởng đến kết quả IVF/ICSI. Tinh trùng được chuẩn bị bởi DGC (so với SU) có chức năng acrosome và khả năng thụ tinh tốt hơn. Trong khi các nghiên cứu khác nhận thấy rằng, tinh trùng được chuẩn bị bởi SU (so với DGC) có ít không bào ở vùng đầu hơn.
Việc so sánh kết quả ART sau DGC và SU là không đủ do số lượng nghiên cứu được công bố còn hạn chế và cỡ mẫu nhỏ. Một phân tích tổng hợp của Cochrane vào năm 2019 (n=370) cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy trong tỷ lệ thai lâm sàng (clinical pregnancy rate – CPR) giữa nhóm SU và DGC (22% so với 24%, OR = 0,83, CI = 95%). Tuy nhiên, nghiên cứu này có tính không đồng nhất cao và số lượng người tham gia hạn chế. Ảnh hưởng của các phương pháp chuẩn bị tinh trùng đối với kết quả IVF / ICSI cũng không nhất quán. Những kết quả không nhất quán này có thể là do sự khác biệt trong quy trình SU và DGC được sử dụng trong các nghiên cứu và cỡ mẫu hạn chế.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu hồi cứu các chu kỳ IVF và ICSI thực hiện lần đầu từ 01/03/2016 – 31/12-2020. Nghiên cứu so sánh 719 chu kỳ với tinh trùng được chuẩn bị bởi DGC và 719 chu kỳ với tinh trùng được chuẩn bị bởi SU. Tiêu chí nhận: tinh trùng và noãn tự thân, nữ giới tuổi ≤ 40. Tiêu chí loại: sẩy thai liên tục, dị dạng hoặc u tuyến tử cung, bất thường nhiễm sắc thể, sử dụng tinh trùng thủ thuật hoặc đông lạnh. Mẫu tinh dịch chất lượng kém nếu có một hoặc nhiều thông số dưới ngưỡng tham chiếu (mật độ <15×106/mL, tổng số tinh trùng <39×106/mL, tinh trùng di động <32%). Kết quả chính của nghiên cứu là tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn (Cumulative live birth rates – cLBR) trên mỗi chu kỳ chọc hút. Các kết quả phụ là tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ hình thành phôi nang, LBR trên mỗi lần chuyển phôi.
Kết quả: Số lượng noãn thu nhận, độ tuổi, chỉ số BMI, tình trạng hút thuốc và uống rượu tương tự giữa hai nhóm. Các thông số tinh dịch, bao gồm số lượng, mật độ và tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới ở nhóm SU tốt hơn ở nhóm DGC. Tỷ lệ chu kỳ IVF hoặc ICSI tương tự giữa hai nhóm.
Không có sự khác biệt đáng kể về cLBRs giữa DGC so với SU (62,7% so với 58,7%, OR = 1,143, KTC 95%: 0,893–1,461) và LBR mỗi lần chuyển (45,5% so với 42,9%, OR = 1,082, KTC 95%: 0,896–1,307). Tỷ lệ thu hồi tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới sau khi chuẩn bị tinh trùng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi chất lượng tốt và tỷ lệ hình thành phôi nang tương tự nhau giữa các nhóm. Chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng giống nhau giữa 2 phương pháp cho tất cả các nhóm tuổi.
Bàn luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên so sánh cLBR sau IVF/ICSI với tinh trùng được chuẩn bị bằng DGC và SU. CLBR là một chỉ số quan trọng nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nam giới, vì nó xem xét chất lượng tổng thể của phôi hơn là chất lượng của chỉ một hoặc hai phôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về cLBR giữa nhóm DGC và SU hoặc giữa các phân nhóm được phân tầng theo phương pháp thụ tinh (IVF so với ICSI) và chất lượng tinh trùng (bình thường so với kém). Kết quả này phù hợp với các báo cáo trước đó. Tỷ lệ thụ tinh từ tinh trùng của nam giới có thông số tinh dịch kém ở nhóm DGC cao hơn đáng kể nhóm SU, do DGC lựa chọn tinh trùng có khả năng hoạt hóa và phản ứng acrosome tốt hơn, đây là những chỉ số chính đánh giá khả năng thụ tinh với noãn của tinh trùng. Nghĩa là, DGC lựa chọn tinh trùng bình thường về hình thái, đặc biệt là tinh trùng có đầu bình thường. Do đó, tinh trùng được thu nhận bởi DGC có chức năng acrosome và khả năng hoạt hóa tốt hơn tinh trùng thu nhận từ SU. Tỷ lệ thụ tinh cao hơn sau DGC làm tăng số lượng phôi dẫn đến cLBR tốt hơn so với SU. Nghiên cứu nhận thấy một xu hướng, mặc dù không đáng kể, hướng tới cLBR cao hơn trong các chu kỳ có tinh trùng được chuẩn bị bởi DGC từ những người đàn ông có thông số tinh dịch kém. Những phát hiện này càng khẳng định khuyến cáo của WHO rằng DGC là một phương pháp chuẩn bị thích hợp cho tinh trùng từ các mẫu có thông số tinh dịch kém.
Kết luận: Tinh trùng được chuẩn bị bằng hai phương pháp SU và DGC cho kết quả cLBR tương tự nhau. Cần nghiên cứu sâu hơn để so sánh ảnh hưởng của các phương pháp chuẩn bị tinh trùng đối với kết quả IVF / ICSI khi sử dụng tinh trùng từ các nhóm phụ như nam giới có thông số tinh dịch kém hoặc chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng cao.
Nguồn: Rao, M., Tang, L., Wang, L. et al. Cumulative live birth rates after IVF/ICSI cycles with sperm prepared by density gradient centrifugation vs. swim-up: a retrospective study using a propensity score-matching analysis. Reprod Biol Endocrinol 20, 60 (2022).
Tỷ lệ vô sinh trên toàn cầu khoảng 12–15%. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technologies - ART) vẫn chưa đạt yêu cầu. Chỉ khoảng một phần ba trong tổng số chu kỳ điều trị thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF) và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI) dẫn đến một ca sinh sống. Các thông số tinh dịch ảnh hưởng đến cả chất lượng phôi và kết quả IVF/ICSI. Sự đóng góp tương đối của tinh trùng vào một ca sinh sống thành công được giả định khoảng 10-15%. Vì tinh trùng có tính không đồng nhất giữa các mẫu, việc thu nhận tinh trùng chất lượng cao cho quá trình thụ tinh rất quan trọng nhằm cải thiện kết quả IVF/ICSI.
Swim-up (SU) và ly tâm thang nồng độ (density gradient centrifugation - DGC) là hai phương pháp chuẩn bị tinh trùng được sử dụng rộng rãi nhất cho ART. Cả hai phương pháp này đều được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo để thu nhận tinh trùng di động có hình dạng bình thường, loại bỏ tinh tương, mảnh vụn tế bào, tế bào lạ và tinh trùng chết. Mặc dù hiệu quả của hai phương pháp này đã được so sánh từ những năm 1980, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào các thông số tinh dịch như tỷ lệ thu hồi, mật độ, tinh trùng di động, hình thái và phân mảnh DNA của tinh trùng sau lọc. Trong đó, tỷ lệ thu hồi cao hơn sau DGC nhưng tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới cao hơn sau SU. Tuy nhiên, kết quả về phân mảnh DNA và tỷ lệ hình dạng bình thường vẫn còn mâu thuẫn. Ngoài ra, chỉ có một số nghiên cứu đánh giá các thông số khác có thể ảnh hưởng đến kết quả IVF/ICSI. Tinh trùng được chuẩn bị bởi DGC (so với SU) có chức năng acrosome và khả năng thụ tinh tốt hơn. Trong khi các nghiên cứu khác nhận thấy rằng, tinh trùng được chuẩn bị bởi SU (so với DGC) có ít không bào ở vùng đầu hơn.
Việc so sánh kết quả ART sau DGC và SU là không đủ do số lượng nghiên cứu được công bố còn hạn chế và cỡ mẫu nhỏ. Một phân tích tổng hợp của Cochrane vào năm 2019 (n=370) cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy trong tỷ lệ thai lâm sàng (clinical pregnancy rate – CPR) giữa nhóm SU và DGC (22% so với 24%, OR = 0,83, CI = 95%). Tuy nhiên, nghiên cứu này có tính không đồng nhất cao và số lượng người tham gia hạn chế. Ảnh hưởng của các phương pháp chuẩn bị tinh trùng đối với kết quả IVF / ICSI cũng không nhất quán. Những kết quả không nhất quán này có thể là do sự khác biệt trong quy trình SU và DGC được sử dụng trong các nghiên cứu và cỡ mẫu hạn chế.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu hồi cứu các chu kỳ IVF và ICSI thực hiện lần đầu từ 01/03/2016 – 31/12-2020. Nghiên cứu so sánh 719 chu kỳ với tinh trùng được chuẩn bị bởi DGC và 719 chu kỳ với tinh trùng được chuẩn bị bởi SU. Tiêu chí nhận: tinh trùng và noãn tự thân, nữ giới tuổi ≤ 40. Tiêu chí loại: sẩy thai liên tục, dị dạng hoặc u tuyến tử cung, bất thường nhiễm sắc thể, sử dụng tinh trùng thủ thuật hoặc đông lạnh. Mẫu tinh dịch chất lượng kém nếu có một hoặc nhiều thông số dưới ngưỡng tham chiếu (mật độ <15×106/mL, tổng số tinh trùng <39×106/mL, tinh trùng di động <32%). Kết quả chính của nghiên cứu là tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn (Cumulative live birth rates – cLBR) trên mỗi chu kỳ chọc hút. Các kết quả phụ là tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ hình thành phôi nang, LBR trên mỗi lần chuyển phôi.
Kết quả: Số lượng noãn thu nhận, độ tuổi, chỉ số BMI, tình trạng hút thuốc và uống rượu tương tự giữa hai nhóm. Các thông số tinh dịch, bao gồm số lượng, mật độ và tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới ở nhóm SU tốt hơn ở nhóm DGC. Tỷ lệ chu kỳ IVF hoặc ICSI tương tự giữa hai nhóm.
Không có sự khác biệt đáng kể về cLBRs giữa DGC so với SU (62,7% so với 58,7%, OR = 1,143, KTC 95%: 0,893–1,461) và LBR mỗi lần chuyển (45,5% so với 42,9%, OR = 1,082, KTC 95%: 0,896–1,307). Tỷ lệ thu hồi tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới sau khi chuẩn bị tinh trùng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi chất lượng tốt và tỷ lệ hình thành phôi nang tương tự nhau giữa các nhóm. Chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng giống nhau giữa 2 phương pháp cho tất cả các nhóm tuổi.
Bàn luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên so sánh cLBR sau IVF/ICSI với tinh trùng được chuẩn bị bằng DGC và SU. CLBR là một chỉ số quan trọng nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nam giới, vì nó xem xét chất lượng tổng thể của phôi hơn là chất lượng của chỉ một hoặc hai phôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về cLBR giữa nhóm DGC và SU hoặc giữa các phân nhóm được phân tầng theo phương pháp thụ tinh (IVF so với ICSI) và chất lượng tinh trùng (bình thường so với kém). Kết quả này phù hợp với các báo cáo trước đó. Tỷ lệ thụ tinh từ tinh trùng của nam giới có thông số tinh dịch kém ở nhóm DGC cao hơn đáng kể nhóm SU, do DGC lựa chọn tinh trùng có khả năng hoạt hóa và phản ứng acrosome tốt hơn, đây là những chỉ số chính đánh giá khả năng thụ tinh với noãn của tinh trùng. Nghĩa là, DGC lựa chọn tinh trùng bình thường về hình thái, đặc biệt là tinh trùng có đầu bình thường. Do đó, tinh trùng được thu nhận bởi DGC có chức năng acrosome và khả năng hoạt hóa tốt hơn tinh trùng thu nhận từ SU. Tỷ lệ thụ tinh cao hơn sau DGC làm tăng số lượng phôi dẫn đến cLBR tốt hơn so với SU. Nghiên cứu nhận thấy một xu hướng, mặc dù không đáng kể, hướng tới cLBR cao hơn trong các chu kỳ có tinh trùng được chuẩn bị bởi DGC từ những người đàn ông có thông số tinh dịch kém. Những phát hiện này càng khẳng định khuyến cáo của WHO rằng DGC là một phương pháp chuẩn bị thích hợp cho tinh trùng từ các mẫu có thông số tinh dịch kém.
Kết luận: Tinh trùng được chuẩn bị bằng hai phương pháp SU và DGC cho kết quả cLBR tương tự nhau. Cần nghiên cứu sâu hơn để so sánh ảnh hưởng của các phương pháp chuẩn bị tinh trùng đối với kết quả IVF / ICSI khi sử dụng tinh trùng từ các nhóm phụ như nam giới có thông số tinh dịch kém hoặc chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng cao.
Nguồn: Rao, M., Tang, L., Wang, L. et al. Cumulative live birth rates after IVF/ICSI cycles with sperm prepared by density gradient centrifugation vs. swim-up: a retrospective study using a propensity score-matching analysis. Reprod Biol Endocrinol 20, 60 (2022).
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối quan hệ giữa yếu tố cha và thể lệch bội ở phôi có nguồn gốc từ cha - Ngày đăng: 04-06-2022
Nồng độ cao hormone AMH trong huyết thanh có tác động tiêu cực lên tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi - Ngày đăng: 27-05-2022
Tác động của đột biến BRCA1 và BRCA2 đến dự trữ buồng trứng và khả năng sinh sản ở phụ nữ trẻ mắc bệnh ung thư vú - Ngày đăng: 25-05-2022
Xét nghiệm phôi tiền làm tổ và khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung ở những bệnh nhân bị thất bại làm tổ nhiều lần trong các chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 25-05-2022
Kết quả lâm sàng của xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ đối với các hội chứng ung thư di truyền: Một đánh giá có hệ thống - Ngày đăng: 25-05-2022
Đánh giá dự trữ buồng trứng và kết quả sinh sản ở người mang đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 - Ngày đăng: 25-05-2022
Hệ vi sinh vật - Một yếu tố quan trọng dễ bị bỏ qua trong vô sinh nam - Ngày đăng: 24-05-2022
Chọn lọc tinh trùng với axit hyaluronic (HA) giúp cải thiện kết quả trẻ sinh sống ở các cặp vợ chồng lớn tuổi cũng như tương quan của nó đến chất lượng DNA tinh trùng và kết quả điều trị - Ngày đăng: 24-05-2022
Kết quả IVF của phôi từng bị từ chối chuyển do có bất thường sinh thiết PGT-A: một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 24-05-2022
Tỉ lệ trẻ sinh sống trong trường hợp có hoặc không có xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội - Ngày đăng: 24-05-2022
Ảnh hưởng của kỹ thuật sinh thiết và thao tác trên mẫu đến kết quả xét nghiệm di truyền phôi - Ngày đăng: 24-05-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Eastin Grand Hotel Saigon, thứ bảy 7.12.2024 và sáng chủ nhật ...
Năm 2020
Novotel Saigon Centre, Thứ Bảy ngày 2 . 11 . 2024
Năm 2020
JW Marriott Hotel & Suites Saigon (InterContinental Saigon), Chủ Nhật ngày ...
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
Y học sinh sản tập 57, Qúy I/2021 - Thai lạc chỗ
FACEBOOK