Tin tức
on Thursday 09-06-2022 7:57am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Môi trường nuôi cấy đơn liên tục NX (continuous single culture medium-NX complete – CSCM-NXC) là loại môi trường nuôi cấy phôi hiện đại đang được hướng đến, dựa trên KSOM và khái niệm “let the embryo choose”. Đây được xem là môi trường nuôi cấy phôi cải tiến thành công trong việc tăng hiệu quả trao đổi chất của phôi bằng cách giảm đáng kể nồng độ lactate. Quá trình trao đổi chất của phôi ở giai đoạn đầu của noãn đến N3 là thời kì mà cơ chế sản xuất năng lượng cần thiết cho sự phân chia tế bào thay đổi từ ti thể sang chuyển hóa glucose ở tế bào chất, hệ thống đường phân (glycolytic) chuyển thành con đường năng lượng chính trong quá trình phát triển đến phôi nang. Việc sử dụng CSCM-NXC thúc đẩy quá trình phosphoryl oxy hóa (oxidative phosphorylation) bởi mạch citric acid do sự hấp thụ cao của pyruvate khi nuôi cấy ban đầu, cung cấp đồng yếu tố (cofactor) NAD+ bằng cách giảm pyruvate thành lactate được tăng cường trong môi trường nuôi cấy muộn do lượng lactate của chất chuyển hóa trong môi trường thấp. Do đó, bài nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng CSCM-NXC có thể có tác động tích cực đến kết quả nuôi cấy và thông số lâm sàng bởi sự hiệu quả trong chuyển hóa năng lượng của noãn trước khi nuôi cấy và trong khi thụ tinh.
GEMS fertilization medium (GEMS) (Merck Biopharma) và CSCM-NXC (FUJIFILM Irvine Scientific) là hai môi trường nuôi cấy được dùng để so sánh với nhau. Nồng độ của lactate và glucose ở GEMS là 3,0mM và 5,0mM; còn ở CSCM-NXC là 1,0mM và 0,5mM. Đối tượng tham gia nghiên cứu gồm 123 trường hợp ở 36±5,0 tuổi và trải qua điều trị IVF từ T1/2020 – T7/2021. Cụm noãn thu từ 67 bệnh nhân được cấy trong GEMS 2 giờ và số cụm noãn từ 56 bệnh nhân còn lại cấy trong CSCM-NXC. Sau thụ tinh, tất cả phôi được nuôi cấy với 50µl CSCM-NXC đến N3/N5/N6 rồi đông lạnh. Những phôi N3 có chất lượng tốt nếu đạt ≥7 tế bào (loại 2) trong khi phôi nang là từ 3BB.
Kết quả thống kê trên 89 phôi trữ được chuyển từ T3/2020-T8/2021.
- Độ di động và mật độ tinh trùng không thay đổi khi dùng CSCM-NXC (70,15% và 93,49x104/ml) khi so với nhóm dùng GEMS (75,71% và 95,20x104/ml).
- Nhóm CSCM-NXC và GEMS thể hiện tỉ lệ thụ tinh bình thường (2PN) tương đương nhau lần lượt là 63,3% và 60,5%; thế nhưng, tỉ lệ 3PN ở nhóm CSCM-NXC thấp hơn đáng kể so với nhóm GEMS (6,1% và 11,3%).
- Tỉ lệ phôi chất lượng tốt ở CSCM-NXC là 69,4% và 72,4% ở GEMS. Tỉ lệ phôi nang ở 2 nhóm là 71,2% và 71,5%. Tương tự, tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt là 54,7% và 52,3%. Ba tỉ lệ này không có sự khác biệt về mặt thống kê.
- Nhóm CSCM-NXC có tỉ lệ phôi nang loại tốt hơn nhiều hơn nhóm GEMS. Cụ thể như sau:
+ 3AA: 10,8% và 23,5%
+ 4AA: 33,3% và 22,8%
+ 4BA: 16,9% và 5,9%
- Khi phân loại chung về độ nở rộng của phôi nang thì CSCM-NXC chỉ chiếm 23% trong khi tỉ lệ này ở GEMS là 46%. Tuy nhiên, nếu phôi nang nở rộng loại 4 thì CSCM-NXC là 67% cao hơn so với GEMS là 45%.
- Tỉ lệ thai lâm sàng của cả 2 nhóm là 43,8% và 33,3%.
- Tỉ lệ sẩy thai ở CSCM-NXC là 7,1% thấp hơn nhiều so với nhóm GEMS là 15,8%.
Trong nghiên cứu này, việc sử dụng CSCM-NXC từ tiền nuôi cấy và thụ tinh có thể thu được phôi chất lượng tốt cũng như là kết quả lâm sàng hiệu quả do có hàm lượng lactate thấp, thúc đẩy quá trình chuyển hóa glycolytic trong tế bào cumulus cũng như trong phôi nang, cho phép nhiều pyruvate được vận chuyển đến noãn. Hơn nữa, CSCM-NXC có nồng độ glucose thấp hơn các loại môi trường thụ tinh bình thường khác sẽ giúp ức chế sự thụ tinh đa tinh trùng trong khi duy trì được khả năng thụ tinh của tinh trùng và cải thiện sự chuyển hóa năng lượng của noãn, từ đó làm tăng tỉ lệ trưởng thành của chúng và cho phép thụ tinh bình thường. Ngoài ra, giá trị trung bình của điểm đánh giá chất lượng phôi nang (blastocyst quality scores – BQSs) là 27,15 ở CSCM-NXC cao hơn đáng kể so với GEMS (24,93).
Nói tóm lại, CSCM-NXC là môi trường nuôi cấy phôi có hàm lượng lactate thấp, cung cấp đủ năng lượng ATP cho quá trình thụ tinh và phân chia phôi giai đoạn sớm; còn có thể tiếp tục thúc đẩy phôi phát triển tốt và tăng số lượng phôi chuyển.
Nguồn: Kobanawa M. Fertilization, embryo culture, and clinical results sing low lactate embryo culture medium for pre-culture, insemination, and beyond. 2022 Mar 29.
Môi trường nuôi cấy đơn liên tục NX (continuous single culture medium-NX complete – CSCM-NXC) là loại môi trường nuôi cấy phôi hiện đại đang được hướng đến, dựa trên KSOM và khái niệm “let the embryo choose”. Đây được xem là môi trường nuôi cấy phôi cải tiến thành công trong việc tăng hiệu quả trao đổi chất của phôi bằng cách giảm đáng kể nồng độ lactate. Quá trình trao đổi chất của phôi ở giai đoạn đầu của noãn đến N3 là thời kì mà cơ chế sản xuất năng lượng cần thiết cho sự phân chia tế bào thay đổi từ ti thể sang chuyển hóa glucose ở tế bào chất, hệ thống đường phân (glycolytic) chuyển thành con đường năng lượng chính trong quá trình phát triển đến phôi nang. Việc sử dụng CSCM-NXC thúc đẩy quá trình phosphoryl oxy hóa (oxidative phosphorylation) bởi mạch citric acid do sự hấp thụ cao của pyruvate khi nuôi cấy ban đầu, cung cấp đồng yếu tố (cofactor) NAD+ bằng cách giảm pyruvate thành lactate được tăng cường trong môi trường nuôi cấy muộn do lượng lactate của chất chuyển hóa trong môi trường thấp. Do đó, bài nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng CSCM-NXC có thể có tác động tích cực đến kết quả nuôi cấy và thông số lâm sàng bởi sự hiệu quả trong chuyển hóa năng lượng của noãn trước khi nuôi cấy và trong khi thụ tinh.
GEMS fertilization medium (GEMS) (Merck Biopharma) và CSCM-NXC (FUJIFILM Irvine Scientific) là hai môi trường nuôi cấy được dùng để so sánh với nhau. Nồng độ của lactate và glucose ở GEMS là 3,0mM và 5,0mM; còn ở CSCM-NXC là 1,0mM và 0,5mM. Đối tượng tham gia nghiên cứu gồm 123 trường hợp ở 36±5,0 tuổi và trải qua điều trị IVF từ T1/2020 – T7/2021. Cụm noãn thu từ 67 bệnh nhân được cấy trong GEMS 2 giờ và số cụm noãn từ 56 bệnh nhân còn lại cấy trong CSCM-NXC. Sau thụ tinh, tất cả phôi được nuôi cấy với 50µl CSCM-NXC đến N3/N5/N6 rồi đông lạnh. Những phôi N3 có chất lượng tốt nếu đạt ≥7 tế bào (loại 2) trong khi phôi nang là từ 3BB.
Kết quả thống kê trên 89 phôi trữ được chuyển từ T3/2020-T8/2021.
- Độ di động và mật độ tinh trùng không thay đổi khi dùng CSCM-NXC (70,15% và 93,49x104/ml) khi so với nhóm dùng GEMS (75,71% và 95,20x104/ml).
- Nhóm CSCM-NXC và GEMS thể hiện tỉ lệ thụ tinh bình thường (2PN) tương đương nhau lần lượt là 63,3% và 60,5%; thế nhưng, tỉ lệ 3PN ở nhóm CSCM-NXC thấp hơn đáng kể so với nhóm GEMS (6,1% và 11,3%).
- Tỉ lệ phôi chất lượng tốt ở CSCM-NXC là 69,4% và 72,4% ở GEMS. Tỉ lệ phôi nang ở 2 nhóm là 71,2% và 71,5%. Tương tự, tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt là 54,7% và 52,3%. Ba tỉ lệ này không có sự khác biệt về mặt thống kê.
- Nhóm CSCM-NXC có tỉ lệ phôi nang loại tốt hơn nhiều hơn nhóm GEMS. Cụ thể như sau:
+ 3AA: 10,8% và 23,5%
+ 4AA: 33,3% và 22,8%
+ 4BA: 16,9% và 5,9%
- Khi phân loại chung về độ nở rộng của phôi nang thì CSCM-NXC chỉ chiếm 23% trong khi tỉ lệ này ở GEMS là 46%. Tuy nhiên, nếu phôi nang nở rộng loại 4 thì CSCM-NXC là 67% cao hơn so với GEMS là 45%.
- Tỉ lệ thai lâm sàng của cả 2 nhóm là 43,8% và 33,3%.
- Tỉ lệ sẩy thai ở CSCM-NXC là 7,1% thấp hơn nhiều so với nhóm GEMS là 15,8%.
Trong nghiên cứu này, việc sử dụng CSCM-NXC từ tiền nuôi cấy và thụ tinh có thể thu được phôi chất lượng tốt cũng như là kết quả lâm sàng hiệu quả do có hàm lượng lactate thấp, thúc đẩy quá trình chuyển hóa glycolytic trong tế bào cumulus cũng như trong phôi nang, cho phép nhiều pyruvate được vận chuyển đến noãn. Hơn nữa, CSCM-NXC có nồng độ glucose thấp hơn các loại môi trường thụ tinh bình thường khác sẽ giúp ức chế sự thụ tinh đa tinh trùng trong khi duy trì được khả năng thụ tinh của tinh trùng và cải thiện sự chuyển hóa năng lượng của noãn, từ đó làm tăng tỉ lệ trưởng thành của chúng và cho phép thụ tinh bình thường. Ngoài ra, giá trị trung bình của điểm đánh giá chất lượng phôi nang (blastocyst quality scores – BQSs) là 27,15 ở CSCM-NXC cao hơn đáng kể so với GEMS (24,93).
Nói tóm lại, CSCM-NXC là môi trường nuôi cấy phôi có hàm lượng lactate thấp, cung cấp đủ năng lượng ATP cho quá trình thụ tinh và phân chia phôi giai đoạn sớm; còn có thể tiếp tục thúc đẩy phôi phát triển tốt và tăng số lượng phôi chuyển.
Nguồn: Kobanawa M. Fertilization, embryo culture, and clinical results sing low lactate embryo culture medium for pre-culture, insemination, and beyond. 2022 Mar 29.
Từ khóa: Kết quả thụ tinh, nuôi cấy phôi và lâm sàng sử dụng môi trường nuôi cấy có nồng độ Lactate thấp
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng khả năng làm tổ của phôi nang nguyên bội sau IVF - Ngày đăng: 09-06-2022
Huyết tương giàu tiểu cầu cải thiện độ dày nội mạc tử cung và tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần và nội mạc tử cung mỏng - Ngày đăng: 09-06-2022
Hiệu quả của các phác đồ điều hòa giảm khác nhau trong thụ tinh trong ống nghiệm ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung: Một phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 09-06-2022
Nhiễm SARS-CoV-2 trong tam cá nguyệt đầu và nguy cơ sẩy thai sớm: một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên dân số Anh với 3041 trường hợp mang thai trong đại dịch - Ngày đăng: 09-06-2022
Tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn sau IVF/ICSI với tinh trùng được chuẩn bị bằng ly tâm thang nồng độ so với swim-up: một nghiên cứu hồi cứu sử dụng phương pháp phân tích so khớp điểm xu hướng (propensity score-matching) - Ngày đăng: 04-06-2022
Mối quan hệ giữa yếu tố cha và thể lệch bội ở phôi có nguồn gốc từ cha - Ngày đăng: 04-06-2022
Nồng độ cao hormone AMH trong huyết thanh có tác động tiêu cực lên tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi - Ngày đăng: 27-05-2022
Tác động của đột biến BRCA1 và BRCA2 đến dự trữ buồng trứng và khả năng sinh sản ở phụ nữ trẻ mắc bệnh ung thư vú - Ngày đăng: 25-05-2022
Xét nghiệm phôi tiền làm tổ và khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung ở những bệnh nhân bị thất bại làm tổ nhiều lần trong các chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 25-05-2022
Kết quả lâm sàng của xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ đối với các hội chứng ung thư di truyền: Một đánh giá có hệ thống - Ngày đăng: 25-05-2022
Đánh giá dự trữ buồng trứng và kết quả sinh sản ở người mang đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 - Ngày đăng: 25-05-2022
Hệ vi sinh vật - Một yếu tố quan trọng dễ bị bỏ qua trong vô sinh nam - Ngày đăng: 24-05-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK