Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 05-07-2022 4:13pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Vân Anh – IVF Vạn Hạnh
 
Công nghệ camera quan sát liên tục (Time-lapse technology – TLT) đã được ứng dụng trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive technology – ART) từ hơn một thập kỷ qua. Với sự phát triển không ngừng, TLT đã chuyển việc đánh giá phôi từ đánh giá trực tiếp sang quan sát gián tiếp để lựa chọn và dự đoán sự phát triển của phôi. Mặc dù không có thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nào ủng hộ sự liên quan giữa lâm sàng và TLT, nhưng với những ưu điểm mà TLT mang lại vẫn giúp cho TLT được sử dụng rộng rãi trong ART. Đầu tiên, tủ ấm TLT đảm bảo môi trường nuôi cấy an toàn, ổn định do hạn chế tiếp xúc bên ngoài. Thứ hai, theo dõi liên tục sự phát triển từ noãn đến phôi tạo điều kiện thuận lợi ghi nhận những hiện tượng chưa biết trước đây. Theo hiệp hội Sinh sản và Phôi học Châu Âu (ESHRE) nhấn mạnh TLT cho phép quản lý khối lượng công việc trong phòng thí nghiệm linh hoạt và tốt hơn. Cuối cùng, TLT là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý chất lượng. TLT có thể sử dụng để đào tạo các chuyên viên phôi học và đánh giá sự biến đổi giữa các nhà sản xuất liên quan đến các tham số động học hình thái phôi. Do đó, TLT có thể là công cụ hữu ích để hỗ trợ và đảm bảo an toàn của một quy trình.
 
Hoạt hóa noãn nhân tạo (Artificial oocyte activation – AOA) đã được sử dụng để tạo ra canxi nội bào một cách nhân tạo cho các trường hợp thụ tinh không thành công, các vấn đề về thụ tinh kém (<30%), vô sinh do yếu tố nam nghiêm trọng và các trường hợp phôi bị suy giảm chất lượng. Tuy nhiên, thông tin về tác động tiềm tàng của AOA chủ yếu dựa trên dữ liệu sơ bộ từ các báo cáo hoặc bài thuyết trình. Gấn nhất có Martínez và cộng sự (2021) là người đầu tiên đánh giá mối liên hệ giữa AOA và hình thái phôi trong các chu kỳ noãn của bệnh nhân có đột biến liên quan đến gen PLCζ1. Do đó, nghiên cứu này nhằm xác định tiềm năng sử dụng ionophore (calcimycin) ảnh hưởng lên thời gian phân chia và tính đồng bộ của phôi. Nhóm nghiên cứu tối ưu là bệnh nhân có noãn được chia một nửa xử lý bằng AOA và một nửa còn lại không được xử lý.
 
Phương pháp: Tổng cộng có 78 bệnh nhân thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intra-cytoplasmic Sperm Injection – ICSI) được đưa vào nghiên cứu trong suốt 3 năm (2017 – 2019). Tất cả bệnh nhân đều đồng ý và chấp nhận AOA một nửa số noãn của họ bằng calcimycin hay còn gọi là A23187. Hỗ trợ AOA được sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử thụ tinh kém (<50%) hoặc nghi ngờ vô sinh do yếu tố nam nặng. Nghiên cứu ghi nhận kết quả chính về hình thái học và những sự phân chia bất thường.
 
Kết quả: Từ 78 bệnh nhân thu nhận được 939 noãn, trong đó có 747 noãn (79,6%) là noãn trưởng thành (MII). Sau khi ICSI cho tỷ lệ 2PN và tỷ lệ thoái hóa sau ICSI lần lượt là 73,8% và 1,7%. Tỷ lệ thụ tinh tổng thể cao hơn đáng kể trong nhóm noãn đã được xử lý bằng ionophore (78,2%) so với nhóm đối chứng không được điều trị (69,3%). Trong tổng số 305 phôi nang có 247 phôi nang chất lượng tốt có thể chuyển hoặc trữ lạnh cho bệnh nhân. Chất lượng phôi/ phôi nang không bị ảnh hưởng bởi sử dụng ionophore. Tỷ lệ hình thành phôi nang cao hơn 6% trong nhóm AOA nhưng không có ý nghĩa thống kê.
 
Các noãn được xử lý bằng ionophore cho thấy sự xuất hiện của hai tiền nhân (t2PNa) sớm hơn đáng kể, trong khi các thời gian phân chia còn lại không có mối tương quan. Đáng chú ý, tính đồng bộ của chu kỳ phân bào thứ 3 (s3) tốt hơn ở nhóm AOA (p < 0,05). Việc sử dụng ionophore không liên quan đế sự phân chia bất thường (p > 0,05). Kết quả mang thai, tỷ lệ sinh sống cao hơn 10% ở nhóm ionophore so với nhóm đối chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê.
 
Bàn luận: Mặc dù AOA là kỹ thuật cần thiết để bệnh nhân có kết quả thụ tinh, chuyển phôi và mang thai thành công, nhưng AOA là một can thiệp “không sinh lý” nên cần thận trọng và tránh lạm dụng. Các nghiên cứu cũng đã cho thấy AOA là một kỹ thuật an toàn. Cụ thể, sự biểu hiện gen của AOA sau ICSI tương tự như trong IVF thông thường hơn so với chỉ ICSI. Đồng thời, các báo cáo cũng chỉ ra AOA không làm tăng tỷ lệ phôi nang dị bội so với ICSI thông thường. Quan trọng hơn, sự phát triển của trẻ từ  3-10 tuổi không bị suy giảm đáng kể khi sử dụng AOA với calcimycin.
 
Kết luận: Ứng dụng ionophore không ảnh hưởng tiêu cực đến thời gian phân chia cũng như không liên quan đến sự phân chia phôi bất thường.
 
Nguồn: Shebl, O., Trautner, P. S., Enengl, S., Reiter, E., Allerstorfer, C., Rechberger, T., Oppelt, P., & Ebner, T. (2021). Ionophore application for artificial oocyte activation and its potential effect on morphokinetics: a sibling oocyte study. Journal of assisted reproduction and genetics, 38(12), 3125–3133
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK