Tin tức
on Monday 11-07-2022 8:12am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Vân Anh – IVF Vạn Hạnh
Lưới nội chất trơn là một trong những bào quan phổ biến trong tế bào chất noãn. Nó là một mạng lưới liên kết với nhau có chức năng quan trọng trong sinh lý noãn. Sau khi kích thích buồng trứng, một tỷ lệ nhất định các bất thường về hình thái trong và ngoài tế bào chất như phân mảnh, không có dạng hình cầu, zona pellucida dày hoặc sẫm màu. Trong đó, các tập hợp lưới nội chất trơn (smooth endoplasmic reticulum aggregates – SERa) là một trong những rối loạn hình thái tế bào chất của noãn. Những tập hợp này có hình dạng đĩa phẳng tròn tương ứng với các cụm SER hình ống lớn bao quanh bởi ti thể. Dưới kính hiển vi đảo ngược, SERa được phân biệt về hình thái với không bào chứa đầy chất lỏng vì chúng có cấu trúc mờ, đơn lẻ hoặc nhiều, đường kính từ 10–80 μm. Trước đây có Otsuki và cộng sự (2004) lần đầu tiên báo cáo về các chu kỳ có noãn bị SERa cho tỷ lệ mang thai thấp hơn và chuyển phôi có nguồn gốc SERa+ dẫn đến hội chứng Beckwith-Wiedmann. Một nghiên cứu sau đó chỉ ra rằng tỷ lệ mang thai giảm và tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ em sử dụng noãn có nguồn gốc/chu kỳ có SERa+. Do những kết quả bất lợi với thai nhi, đồng thuận Istanbul (2011) khuyến cáo không sử dụng noãn SERa+.
Sau khi đồng thuận được công bố, có nhiều nghiên cứu hơn về SERa nhưng kết quả không nhất quán. Trong hầu hết các công bố đều so sánh tỷ lệ thai lâm sàng giữa các chu kỳ SERa+ và SERa- nhưng chỉ một nghiên cứu cho kết quả khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong bốn nghiên cứu sau đó ghi nhận tỷ lệ mang thai tương đối thấp ở noãn SERa+ so với chu kỳ SERa-. Đồng thời, không có sự gia tăng dị tật bẩm sinh từ phôi có nguồn gốc từ chu kỳ hoặc từ noãn SERa+. Do những kết luận trái ngược nhau nên các nhà nội tiết học sinh sản và các nhà phôi học có những thái độ khác nhau trong việc quản lý noãn SERa+. Thống kê cho thấy chỉ có 14% các trung tâm loại bỏ noãn SERa+. Do đó, năm 2017 đồng thuận Vienna Alpha/ESHRE đã xem xét lại khuyến nghị và đưa ra các phương pháp tiếp cận theo từng trường hợp.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu so sánh tỷ lệ mang thai giữa chu kỳ SERa- và SERa+ không nêu rõ liệu phôi chuyển có nguồn gốc từ noãn SERa+ hay không. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này còn tồn tại nhiều yếu tố gây nhiễu như tuổi mẹ, tình trạng phôi, nguyên nhân gây vô sinh, các loại phác đồ,… ảnh hưởng đến kết quả. Do đó, để làm rõ SERa có ảnh hưởng đến kết quả sinh sản hay không nhóm nghiên cứu đã so sánh trực tiếp phôi có nguồn gốc từ noãn SERa+ với phôi từ các chu kỳ SERa-.
Phương pháp: Tất cả bệnh nhân trải qua tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection – ICSI) tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Quảng Châu, Trung Quốc từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2019 được đưa vào nghiên cứu. Tuy nhiên, với các bệnh nhân có xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT), thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) hoặc IVF-ICSI bị loại khỏi nghiên cứu. Noãn SERa+ được định nghĩa là noãn mà có một hoặc nhiều SERa có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi đảo ngược trước khi ICSI. Chu kỳ SERa+ là chu kỳ có ít nhất một noãn SERa+. Kết quả sinh sản từ chuyển phôi tươi và phôi trữ từ phôi có nguồn gốc từ noãn SERa+ được phân tích.
Kết quả: Tổng cộng có 2893 chu kỳ ICSI, có 482 ca thuộc chu kỳ SERa+ (chiếm 17,6%). Các đặc điểm cơ bản, phác đồ kích thích và kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào về BMI, quy trình kích thích, tổng liều gonadotrphin giữa chu kỳ SERa+ và SERa-. So với chu kỳ SERa-, tuổi trẻ hơn đáng kể, số ngày kích thích, mức estradiol khi kích thích hCG, số noãn trung bình và số noãn MII thu được nhiều hơn ở chu kỳ SERa+.
Trong 482 chu kỳ SERa+, 43 chu kỳ chuyển phôi được thực hiện từ noãn SERa+ được so sánh với nhóm 43 chu kỳ SERa- với các đặc điểm bệnh nhân tương tự nhau. Kết quả phôi học cho thấy tỷ lệ thụ tinh, tỷ lê phôi phân chia và tỷ lệ phôi ngày 3 chất lượng tốt không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Bên cạnh đó, kết quả sinh sản ghi nhận tỷ lệ thai lâm sàng (55,81% so với 65,11%), tỷ lệ làm tổ ( 47,89% so với 50,70%), tỷ lệ thai ngoài tử cung (4,17% so với 0%), tỷ lệ sẩy thai (8,33% so với 14,29% ), tỷ lệ trẻ sinh sống (48,84% so với 55,81%) không có sự khác biệt đáng kệ nào giữa hai nhóm noãn SERa+ và SERa-. Không có dị tật bẩm sinh nào ở em bé sinh được ghi nhận.
Thảo luận: Tỷ lệ xuất hiện của SERa được báo cáo trong khoảng từ 5,4% đến 23,1% trong các nghiên cứu tương ứng với báo cáo này (16,7%). Hiện chưa rõ cơ chế hình thành SERa và nguy cơ tái phát của noãn SERa. Kết quả nghiên cứu này cho thấy kích thích dài ngày, nồng độ estradial cao khi kích thích bằng hCG và số lượng noãn thu được nhiều hơn trong các chu kỳ SERa+. Gurunath và cộng sự (2019) từng báo cáo về tỷ lệ sinh sản giảm dần với noãn SERa tăng lên và nhóm chứa >50% noãn SERa không có trẻ sinh sống. Tuy nhiên, với dữ liệu từ báo cáo này cho thấy hai bệnh nhân với tất cả noãn biểu hiện SERa đã sinh ra ba trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Đồng thời không có dị tật lớn nào ở 28 trẻ sơ sinh từ noãn SERa. Một số hạn chế trong nghiên cứu như đây là nghiên cứu hồi cứu nên không thể loại trừ sai lệch về lựa chọn. Hơn nữa, do quan sát SERa dưới kính hiển vi ánh sáng nên không phát hiện được noãn có SERa với kích thước nhỏ. Đồng thời, với các tiêu chí nghiêm ngặt dẫn đến kích thước mẫu của nghiên cứu tương đối nhỏ và cần thận trọng trong kết luận.
Kết luận: Sử dụng phôi có nguồn gốc từ noãn SERa+ cho kết quả tỷ lệ làm tổ, thai lâm sàng, trẻ sinh sống và dị tật bẩm sinh không bị ảnh hưởng.
Nguồn: Xu, J., Yang, L., Chen, Z. H., và cộng sự (2021). Oocytes With Smooth Endoplasmic Reticulum Aggregates Are Not Associated With Impaired Reproductive Outcomes: A Matched Retrospective Cohort Study. Frontiers in endocrinology, 12, 688967.
Lưới nội chất trơn là một trong những bào quan phổ biến trong tế bào chất noãn. Nó là một mạng lưới liên kết với nhau có chức năng quan trọng trong sinh lý noãn. Sau khi kích thích buồng trứng, một tỷ lệ nhất định các bất thường về hình thái trong và ngoài tế bào chất như phân mảnh, không có dạng hình cầu, zona pellucida dày hoặc sẫm màu. Trong đó, các tập hợp lưới nội chất trơn (smooth endoplasmic reticulum aggregates – SERa) là một trong những rối loạn hình thái tế bào chất của noãn. Những tập hợp này có hình dạng đĩa phẳng tròn tương ứng với các cụm SER hình ống lớn bao quanh bởi ti thể. Dưới kính hiển vi đảo ngược, SERa được phân biệt về hình thái với không bào chứa đầy chất lỏng vì chúng có cấu trúc mờ, đơn lẻ hoặc nhiều, đường kính từ 10–80 μm. Trước đây có Otsuki và cộng sự (2004) lần đầu tiên báo cáo về các chu kỳ có noãn bị SERa cho tỷ lệ mang thai thấp hơn và chuyển phôi có nguồn gốc SERa+ dẫn đến hội chứng Beckwith-Wiedmann. Một nghiên cứu sau đó chỉ ra rằng tỷ lệ mang thai giảm và tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ em sử dụng noãn có nguồn gốc/chu kỳ có SERa+. Do những kết quả bất lợi với thai nhi, đồng thuận Istanbul (2011) khuyến cáo không sử dụng noãn SERa+.
Sau khi đồng thuận được công bố, có nhiều nghiên cứu hơn về SERa nhưng kết quả không nhất quán. Trong hầu hết các công bố đều so sánh tỷ lệ thai lâm sàng giữa các chu kỳ SERa+ và SERa- nhưng chỉ một nghiên cứu cho kết quả khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong bốn nghiên cứu sau đó ghi nhận tỷ lệ mang thai tương đối thấp ở noãn SERa+ so với chu kỳ SERa-. Đồng thời, không có sự gia tăng dị tật bẩm sinh từ phôi có nguồn gốc từ chu kỳ hoặc từ noãn SERa+. Do những kết luận trái ngược nhau nên các nhà nội tiết học sinh sản và các nhà phôi học có những thái độ khác nhau trong việc quản lý noãn SERa+. Thống kê cho thấy chỉ có 14% các trung tâm loại bỏ noãn SERa+. Do đó, năm 2017 đồng thuận Vienna Alpha/ESHRE đã xem xét lại khuyến nghị và đưa ra các phương pháp tiếp cận theo từng trường hợp.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu so sánh tỷ lệ mang thai giữa chu kỳ SERa- và SERa+ không nêu rõ liệu phôi chuyển có nguồn gốc từ noãn SERa+ hay không. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này còn tồn tại nhiều yếu tố gây nhiễu như tuổi mẹ, tình trạng phôi, nguyên nhân gây vô sinh, các loại phác đồ,… ảnh hưởng đến kết quả. Do đó, để làm rõ SERa có ảnh hưởng đến kết quả sinh sản hay không nhóm nghiên cứu đã so sánh trực tiếp phôi có nguồn gốc từ noãn SERa+ với phôi từ các chu kỳ SERa-.
Phương pháp: Tất cả bệnh nhân trải qua tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection – ICSI) tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Quảng Châu, Trung Quốc từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2019 được đưa vào nghiên cứu. Tuy nhiên, với các bệnh nhân có xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT), thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) hoặc IVF-ICSI bị loại khỏi nghiên cứu. Noãn SERa+ được định nghĩa là noãn mà có một hoặc nhiều SERa có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi đảo ngược trước khi ICSI. Chu kỳ SERa+ là chu kỳ có ít nhất một noãn SERa+. Kết quả sinh sản từ chuyển phôi tươi và phôi trữ từ phôi có nguồn gốc từ noãn SERa+ được phân tích.
Kết quả: Tổng cộng có 2893 chu kỳ ICSI, có 482 ca thuộc chu kỳ SERa+ (chiếm 17,6%). Các đặc điểm cơ bản, phác đồ kích thích và kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào về BMI, quy trình kích thích, tổng liều gonadotrphin giữa chu kỳ SERa+ và SERa-. So với chu kỳ SERa-, tuổi trẻ hơn đáng kể, số ngày kích thích, mức estradiol khi kích thích hCG, số noãn trung bình và số noãn MII thu được nhiều hơn ở chu kỳ SERa+.
Trong 482 chu kỳ SERa+, 43 chu kỳ chuyển phôi được thực hiện từ noãn SERa+ được so sánh với nhóm 43 chu kỳ SERa- với các đặc điểm bệnh nhân tương tự nhau. Kết quả phôi học cho thấy tỷ lệ thụ tinh, tỷ lê phôi phân chia và tỷ lệ phôi ngày 3 chất lượng tốt không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Bên cạnh đó, kết quả sinh sản ghi nhận tỷ lệ thai lâm sàng (55,81% so với 65,11%), tỷ lệ làm tổ ( 47,89% so với 50,70%), tỷ lệ thai ngoài tử cung (4,17% so với 0%), tỷ lệ sẩy thai (8,33% so với 14,29% ), tỷ lệ trẻ sinh sống (48,84% so với 55,81%) không có sự khác biệt đáng kệ nào giữa hai nhóm noãn SERa+ và SERa-. Không có dị tật bẩm sinh nào ở em bé sinh được ghi nhận.
Thảo luận: Tỷ lệ xuất hiện của SERa được báo cáo trong khoảng từ 5,4% đến 23,1% trong các nghiên cứu tương ứng với báo cáo này (16,7%). Hiện chưa rõ cơ chế hình thành SERa và nguy cơ tái phát của noãn SERa. Kết quả nghiên cứu này cho thấy kích thích dài ngày, nồng độ estradial cao khi kích thích bằng hCG và số lượng noãn thu được nhiều hơn trong các chu kỳ SERa+. Gurunath và cộng sự (2019) từng báo cáo về tỷ lệ sinh sản giảm dần với noãn SERa tăng lên và nhóm chứa >50% noãn SERa không có trẻ sinh sống. Tuy nhiên, với dữ liệu từ báo cáo này cho thấy hai bệnh nhân với tất cả noãn biểu hiện SERa đã sinh ra ba trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Đồng thời không có dị tật lớn nào ở 28 trẻ sơ sinh từ noãn SERa. Một số hạn chế trong nghiên cứu như đây là nghiên cứu hồi cứu nên không thể loại trừ sai lệch về lựa chọn. Hơn nữa, do quan sát SERa dưới kính hiển vi ánh sáng nên không phát hiện được noãn có SERa với kích thước nhỏ. Đồng thời, với các tiêu chí nghiêm ngặt dẫn đến kích thước mẫu của nghiên cứu tương đối nhỏ và cần thận trọng trong kết luận.
Kết luận: Sử dụng phôi có nguồn gốc từ noãn SERa+ cho kết quả tỷ lệ làm tổ, thai lâm sàng, trẻ sinh sống và dị tật bẩm sinh không bị ảnh hưởng.
Nguồn: Xu, J., Yang, L., Chen, Z. H., và cộng sự (2021). Oocytes With Smooth Endoplasmic Reticulum Aggregates Are Not Associated With Impaired Reproductive Outcomes: A Matched Retrospective Cohort Study. Frontiers in endocrinology, 12, 688967.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của các ánh sáng khả kiến có bước sóng khác nhau đến sự phát triển của phôi chuột - Ngày đăng: 11-07-2022
Ứng dụng Ionophore để hoạt hóa noãn và tiềm năng ảnh hưởng của nó lên động học hình thái: Một nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 05-07-2022
Thất bại làm tổ liên tiếp và hiệu quả của các liệu pháp can thiệp: Một phân tích tổng hợp và tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 05-07-2022
Ảnh hưởng của hàm lượng chì, cadmium, đồng và kẽm đối với chức năng sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 05-07-2022
So sánh phương pháp kích hoạt trưởng thành noãn bằng kích hoạt kép (GnRHa và hCG) và hCG đơn thuần trong chu kỳ kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 05-07-2022
Kết cục IVF sau chuyển liên tiếp phôi phân chia và phôi nang: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 05-07-2022
Hiệu quả của hormone FSH trong điều trị các trường hợp thiểu tinh nặng không rõ nguyên nhân ở nam giới: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 03-07-2022
Lựa chọn tinh trùng bằng microfluidic trên nhóm bệnh nhân có tỷ lệ phân mảnh DNA tinh trùng cao có cải thiện tỷ lệ nguyên bội của phôi nang? - Ngày đăng: 02-07-2022
Hướng tiếp cận di truyền trong vô sinh nam - Ngày đăng: 02-07-2022
Dự đoán tương lai của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Trí thông minh nhân tạo sẽ đưa chúng ta đi đến đâu? - Ngày đăng: 17-06-2022
So sánh giữa phôi nang N5 và n6 từ kết quả PGT-A - Ngày đăng: 17-06-2022
Dự đoán tỉ lệ phôi làm tổ chỉ dựa trên tham số thời gian hình thành phôi nang (tSB) - Ngày đăng: 17-06-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK