Tin tức
on Wednesday 13-07-2022 8:17am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phan Thanh Chi - IVFMD Tân Bình
Quá trình làm tổ của phôi là một quá trình phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố về phôi, bao gồm cả chất lượng tế bào noãn kém liên quan đến những thay đổi về chất trong tế bào noãn, tổn thương tinh trùng hoặc bất thường nhiễm sắc thể của cha mẹ và các yếu tố tử cung bao gồm các bệnh lý nội mạc tử cung như polyp, u xơ và viêm nội mạc tử cung mãn tính. Những yếu tố này có thể làm giảm khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung và thường được cho là nguyên nhân gây thất bại làm tổ nhiều lần (RIF). RIF được định nghĩa là thụ thai thất bại sau ít nhất ba chu kỳ chuyển phôi (tươi hoặc đông lạnh) với tối thiểu bốn phôi chất lượng tốt ở bệnh nhân dưới 40 tuổi. Điều này được báo cáo xảy ra ở khoảng 20% bệnh nhân điều trị IVF.
Viêm nội mạc tử cung mãn tính (CE) là một bệnh lý viêm dai dẳng của nội mạc tử cung, được chẩn đoán dựa trên phát hiện sự thâm nhập của bạch cầu khi phân tích mô học. Tuy CE nói chung không có triệu chứng hoặc biểu hiện các triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như đau vùng chậu hoặc chảy máu tử cung bất thường, các nhà khoa học cho rằng CE có thể đóng một vai trò nào đó trong vô sinh do sự gián đoạn khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung. Trong y văn, CE được báo cáo trong phạm vi rộng từ 14% đến 66% ở bệnh nhân RIF. Vì các tác nhân vi khuẩn thông thường chủ yếu là các sinh vật được phát hiện trong nhiễm trùng nội mạc tử cung, liệu pháp kháng sinh có vẻ là phương án hợp lý để loại bỏ mầm bệnh và phục hồi nội mạc tử cung.
Lợi ích của việc điều trị CE bằng liệu pháp kháng sinh đối với kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở bệnh nhân RIF vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong khi một số nghiên cứu gần đây đã báo cáo khả năng làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng (CPR) và tỷ lệ sinh sống (LPR) tốt hơn sau khi điều trị, thì các nghiên cứu khác lại cho thấy kết quả CPR và LBR là tương tự nhau giữa bệnh nhân RIF bị CE và không bị CE. Do dữ liệu mâu thuẫn nhau, việc điều trị CE bằng kháng sinh ở bệnh nhân RIF và ảnh hưởng của nó khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm là một chủ đề gây tò mò. Chính vì vậy, mục tiêu của báo cáo này là xác định tỷ lệ mắc CE ở bệnh nhân RIF đang điều trị IVF và so sánh kết quả IVF của bệnh nhân RIF mắc CE sau khi điều trị kháng sinh với bệnh nhân RIF không mắc CE. Ngoài ra, nghiên cứu còn so sánh các kết quả IVF tiếp theo của bệnh nhân RIF sau khi kiểm tra nội mạc tử cung với bệnh nhân trải qua chu kỳ đầu tiên của IVF.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu này được thực hiện tại một phòng khám tư nhân (trung tâm Novaart IVF) ở Ankara từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 12 năm 2019. CE được chẩn đoán bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch CD-138. Trong số các bệnh nhân RIF, hai nhóm được thành lập. Nhóm 1 gồm bệnh nhân được chẩn đoán CE và điều trị bằng kháng sinh (n = 129) và nhóm 2 gồm bệnh nhân không mắc CE (n = 103). Bệnh nhân ở chu kỳ IVF đầu tiên có nguyên nhân vô sinh tương tự với bệnh nhân RIF được xem xét là nhóm 3 (n = 932).
Kết quả nghiên cứu cho thấy CE được chẩn đoán ở 55,6% bệnh nhân RIF. Số lượng tế bào noãn thu được không khác nhau giữa các nhóm. Tỷ lệ làm tổ (IR) tương tự nhau sau khi điều trị kháng sinh ở bệnh nhân RIF có hoặc không có CE. Tuy nhiên, nhóm 3 có IR cao hơn (41,1%) so với nhóm 1 và 2 (lần lượt là 23,1% và 30,1%, p <0,001). Tỷ lệ CPR và tỷ lệ LBR là tương đương giữa các nhóm RIF. Tuy nhiên, CPR và LBR ở nhóm 3 (48,6% và 40,5%) cao hơn đáng kể so với nhóm 1 (36,4% và 27,9%) và nhóm 2 (37,9% và 30,1%) (p = 0,007 và p = 0,005, tương ứng).
Tóm lại, điều trị kháng sinh CE có thể không đủ để nâng cao kết quả IVF tiếp theo ở bệnh nhân RIF. Mặc dù thuốc kháng sinh loại bỏ nhiễm trùng mãn tính trong nội mạc tử cung, quá trình làm tổ vẫn có thể thất bại do các vấn đề chưa được giải quyết của việc cấy ghép. Vì lý do đó, CE không được coi là yếu tố nội mạc tử cung duy nhất gây ra sự thất bại làm tổ của phôi ở bệnh nhân RIF.
Nguồn: Demirdag E, Guler I, Cevher Akdulum MF, Sahin E, Erdem O, Erdem A, Erdem M. Subsequent IVF outcomes following antibiotic therapy for chronic endometritis in patients with recurrent implantation failure. J Obstet Gynaecol Res. 2021 Dec;47(12):4350-4356. doi: 10.1111/jog.15037. Epub 2021 Sep 21. PMID: 34549486.
Quá trình làm tổ của phôi là một quá trình phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố về phôi, bao gồm cả chất lượng tế bào noãn kém liên quan đến những thay đổi về chất trong tế bào noãn, tổn thương tinh trùng hoặc bất thường nhiễm sắc thể của cha mẹ và các yếu tố tử cung bao gồm các bệnh lý nội mạc tử cung như polyp, u xơ và viêm nội mạc tử cung mãn tính. Những yếu tố này có thể làm giảm khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung và thường được cho là nguyên nhân gây thất bại làm tổ nhiều lần (RIF). RIF được định nghĩa là thụ thai thất bại sau ít nhất ba chu kỳ chuyển phôi (tươi hoặc đông lạnh) với tối thiểu bốn phôi chất lượng tốt ở bệnh nhân dưới 40 tuổi. Điều này được báo cáo xảy ra ở khoảng 20% bệnh nhân điều trị IVF.
Viêm nội mạc tử cung mãn tính (CE) là một bệnh lý viêm dai dẳng của nội mạc tử cung, được chẩn đoán dựa trên phát hiện sự thâm nhập của bạch cầu khi phân tích mô học. Tuy CE nói chung không có triệu chứng hoặc biểu hiện các triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như đau vùng chậu hoặc chảy máu tử cung bất thường, các nhà khoa học cho rằng CE có thể đóng một vai trò nào đó trong vô sinh do sự gián đoạn khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung. Trong y văn, CE được báo cáo trong phạm vi rộng từ 14% đến 66% ở bệnh nhân RIF. Vì các tác nhân vi khuẩn thông thường chủ yếu là các sinh vật được phát hiện trong nhiễm trùng nội mạc tử cung, liệu pháp kháng sinh có vẻ là phương án hợp lý để loại bỏ mầm bệnh và phục hồi nội mạc tử cung.
Lợi ích của việc điều trị CE bằng liệu pháp kháng sinh đối với kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở bệnh nhân RIF vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong khi một số nghiên cứu gần đây đã báo cáo khả năng làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng (CPR) và tỷ lệ sinh sống (LPR) tốt hơn sau khi điều trị, thì các nghiên cứu khác lại cho thấy kết quả CPR và LBR là tương tự nhau giữa bệnh nhân RIF bị CE và không bị CE. Do dữ liệu mâu thuẫn nhau, việc điều trị CE bằng kháng sinh ở bệnh nhân RIF và ảnh hưởng của nó khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm là một chủ đề gây tò mò. Chính vì vậy, mục tiêu của báo cáo này là xác định tỷ lệ mắc CE ở bệnh nhân RIF đang điều trị IVF và so sánh kết quả IVF của bệnh nhân RIF mắc CE sau khi điều trị kháng sinh với bệnh nhân RIF không mắc CE. Ngoài ra, nghiên cứu còn so sánh các kết quả IVF tiếp theo của bệnh nhân RIF sau khi kiểm tra nội mạc tử cung với bệnh nhân trải qua chu kỳ đầu tiên của IVF.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu này được thực hiện tại một phòng khám tư nhân (trung tâm Novaart IVF) ở Ankara từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 12 năm 2019. CE được chẩn đoán bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch CD-138. Trong số các bệnh nhân RIF, hai nhóm được thành lập. Nhóm 1 gồm bệnh nhân được chẩn đoán CE và điều trị bằng kháng sinh (n = 129) và nhóm 2 gồm bệnh nhân không mắc CE (n = 103). Bệnh nhân ở chu kỳ IVF đầu tiên có nguyên nhân vô sinh tương tự với bệnh nhân RIF được xem xét là nhóm 3 (n = 932).
Kết quả nghiên cứu cho thấy CE được chẩn đoán ở 55,6% bệnh nhân RIF. Số lượng tế bào noãn thu được không khác nhau giữa các nhóm. Tỷ lệ làm tổ (IR) tương tự nhau sau khi điều trị kháng sinh ở bệnh nhân RIF có hoặc không có CE. Tuy nhiên, nhóm 3 có IR cao hơn (41,1%) so với nhóm 1 và 2 (lần lượt là 23,1% và 30,1%, p <0,001). Tỷ lệ CPR và tỷ lệ LBR là tương đương giữa các nhóm RIF. Tuy nhiên, CPR và LBR ở nhóm 3 (48,6% và 40,5%) cao hơn đáng kể so với nhóm 1 (36,4% và 27,9%) và nhóm 2 (37,9% và 30,1%) (p = 0,007 và p = 0,005, tương ứng).
Tóm lại, điều trị kháng sinh CE có thể không đủ để nâng cao kết quả IVF tiếp theo ở bệnh nhân RIF. Mặc dù thuốc kháng sinh loại bỏ nhiễm trùng mãn tính trong nội mạc tử cung, quá trình làm tổ vẫn có thể thất bại do các vấn đề chưa được giải quyết của việc cấy ghép. Vì lý do đó, CE không được coi là yếu tố nội mạc tử cung duy nhất gây ra sự thất bại làm tổ của phôi ở bệnh nhân RIF.
Nguồn: Demirdag E, Guler I, Cevher Akdulum MF, Sahin E, Erdem O, Erdem A, Erdem M. Subsequent IVF outcomes following antibiotic therapy for chronic endometritis in patients with recurrent implantation failure. J Obstet Gynaecol Res. 2021 Dec;47(12):4350-4356. doi: 10.1111/jog.15037. Epub 2021 Sep 21. PMID: 34549486.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của tuổi và hình thái phôi đến tỷ lệ sinh sống sau chuyển phôi nang chưa sinh thiết - Ngày đăng: 13-07-2022
Bảo tồn khả năng sinh sản cho phụ nữ bị ung thư vú: thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đa trung tâm trên các quy trình kích thích buồng trứng khác nhau - Ngày đăng: 13-07-2022
Thụ tinh trong ống nghiệm đối với sự tiến hoá của loài người (phần 2) - Ngày đăng: 13-07-2022
Thụ tinh trong ống nghiệm đối với sự tiến hoá của loài người (Phần 1) - Ngày đăng: 13-07-2022
Đột biến De novo ở trẻ em sinh ra sau hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 11-07-2022
So sánh hiệu quả của các phương pháp chuẩn bị tinh trùng cho IUI đối với tỉ lệ mang thai và tỉ lệ trẻ sinh sống - Ngày đăng: 11-07-2022
Noãn có tập hợp lưới nội chất trơn không liên quan đến suy giảm kết quả sinh sản: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu bắt cặp - Ngày đăng: 11-07-2022
Ảnh hưởng của các ánh sáng khả kiến có bước sóng khác nhau đến sự phát triển của phôi chuột - Ngày đăng: 11-07-2022
Ứng dụng Ionophore để hoạt hóa noãn và tiềm năng ảnh hưởng của nó lên động học hình thái: Một nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 05-07-2022
Thất bại làm tổ liên tiếp và hiệu quả của các liệu pháp can thiệp: Một phân tích tổng hợp và tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 05-07-2022
Ảnh hưởng của hàm lượng chì, cadmium, đồng và kẽm đối với chức năng sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 05-07-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK