Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 13-07-2022 8:12am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Mai Trần Thuỳ Linh – IVFMD SIH – Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn

IVF THAY ĐỔI ÁP LỰC CHỌN LỌC Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
Lựa chọn giới tính và hình thành quan hệ đối tác
Cạnh tranh trong việc tìm bạn đời và sinh con dường như là một bước trong chu trình sinh sản ở người có sự tham gia của yếu tố sinh học và văn hoá rõ nhất, và điều này cũng đúng đối với các loài động vật khác. Các loài khác nhau có những tính trạng đặc trưng khác nhau, được chọn lọc khắc nghiệt cho ở cả đực và cái. Darwin cũng thừa nhận sức mạnh của sự chọn lọc không phụ thuộc vào sự đấu tranh để tồn tại mà là sự đấu tranh giữa những con đực để được chiếm hữu con cái, kết quả là khả năng có con đời sau ít đi thậm chí không có. Việc sống sót được đến tuổi sinh sản là một yêu cầu bắt buộc, ngoài ra khả năng sinh sản ở một số loài cũng phụ thuộc vào dấu hiệu chất lượng cao về mặt di truyền như một số thuộc tính liên quan thể chất (hươu nai có gạc to lớn, cá mang màu sắc nổi bật hay đuôi của con công), hay các đặc điểm thuộc giải phẫu học.
 
Khi cân nhắc lựa chọn bạn tình, con người đánh giá khả năng sinh sản tiềm năng không chỉ qua các đặc điểm thể chất (gương mặt đẹp, kích thước ngực phụ nữ và sự thu hút ở nam giới) mà còn ở các đặc điểm về nhận thức, giáo dục. Giáo dục có thể có lợi cho việc nâng cao giá trị bạn đời, tuy nhiên liên quan đến việc giảm mức sinh do trì hoãn việc có con. Trong khi đó TTON có thể giúp nâng sức khoẻ sinh sản của những người trì hoãn sinh con ngang bằng với những người có con đúng độ tuổi sinh sản. Vì vậy, nguyên nhân cơ bản về trình độ học vấn và kinh tế xã hội chủ yếu gây nên sự trì hoãn có con góp phần làm tăng nhu cầu TTON. Bằng cách cho phép những cá nhân trì hoãn sinh con bởi yếu tố văn hoá có được đủ số lượng con cái như những người đồng lứa do đó có thể nói IVF đã gây ảnh hưởng lên quá trình tiến hoá về văn hoá của con người.
 
Những quyết định sinh sản ở nữ
Thời điểm sinh đứa con đầu tiên và khoảng cách sinh giữa các đứa con thường nằm trong chiến lược sinh của người vợ. Từ quan điểm đồng tiến hoá gen – văn hoá, đáng chú ý là các gen có mối liên hệ chặt chẽ nhất với các chiến lược sinh sản là những gen có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của con người ở các bước khác nhau, ví dụ như các gen liên quan đến tín hiệu FSH và sự phát triển noãn, một lần nữa ủng hộ quan điểm yếu tố văn hoá và yếu tố sinh học cùng tương tác trong quá trình sinh sản của con người. Có vẻ hợp lý khi cho rằng TTON đã thay đổi môi trường văn hoá, thay đổi các hành vi văn hoá nên vì thế ảnh hưởng đến áp lực chọn lọc với các chiến lược sinh sản khác nhau. Nói tóm lại, “gen có con trễ” có lẽ ít chịu áp lực chọn lọc ở những nơi có sẵn kỹ thuật IVF hỗ trợ.
 
Mối nguy hiểm từ môi trường
TTON ảnh hưởng không chỉ lên sự chọn lọc kiểu hình tinh trùng trong tinh dịch mà còn ở kiểu hình của những tinh trùng có khả năng thụ tinh được với trứng và tạo thành phôi. Những nhà nghiên cứu hiện tại đề xuất một “điểm tới hạn” cho chất lượng tinh trùng. Vì số lượng tinh trùng trong tinh dịch thường rất lớn nên chắc chắn sẽ có lúc tinh trùng giảm chất lượng đáng kể xuống ngưỡng 20 – 40 triệu/ml, lúc này nguy cơ vô sinh do yếu tố nam khi giao phối tự nhiên sẽ tăng. Tuy nhiên ngưỡng chất lượng tinh dịch trong IVF thấp hơn rất nhiều so với tự nhiên vì chỉ cần vài trăm tinh trùng để thụ tinh với noãn trong một chu kỳ chọc hút. Nói cách khác, IVF/ ICSI cho phép nam giới vượt qua các bất lợi về sức khoẻ đến từ môi trường ô nhiễm hay từ các chất gây rối loạn nội tiết. Bằng cách đó, IVF cho phép duy trì một môi trường mà chất lượng tinh trùng giảm, cũng tương tự như trường hợp trì hoãn sinh con ở nữ giới.
 
TÁC ĐỘNG CỦA IVF LÊN SỰ TIẾN HOÁ CON NGƯỜI
Hệ quả của IVF lên thế hệ sau đang là vấn đề quan tâm và tranh cãi trong một thời gian dài vì vẫn còn rất ít dữ liệu về sức khoẻ sinh sản cũng như nguy cơ vô sinh của thế hệ trẻ sinh ra từ TTON. Nếu trong tương lai các quan sát lâu dài tìm thấy bằng chứng ảnh hưởng của IVF lên quá trình sinh sản con người thì có thể thấy yếu tố văn hoá hay sinh học đã có phần trách nhiệm vào kết cục đó.
 
Tác động đầu tiên của IVF lên sự tiến hoá con người thông qua quá trình chọn lọc tinh trùng. Ảnh hưởng của bố đối với sức khoẻ con cái đã được biết rõ, và trong một tổng quan gần đây bàn về sức khoẻ và sự phát triển của những đứa trẻ sinh ra từ phương pháp ICSI đã cung cấp thêm bằng chứng về sự giảm sinh tinh ở nam thanh niên sinh ra từ ICSI. Dữ liệu thực tế cho thấy chất lượng tinh trùng giảm ở đời con TTON rất ít, và cơ chế bệnh sinh của mối liên quan này vẫn chưa được biết rõ. Cơ sở di truyền như vi mất đoạn NST Y có thể truyền cho con trai, là một khả năng không thể loại trừ mặc dù dữ liệu còn hạn chế. Vai trò của protein tinh trùng ngoài góp phần trong khả năng di động hay xâm nhập noãn, còn đóng góp vai trò trong sự phát triển của phôi, và có bằng chứng cho thấy sự khác biệt về thượng di truyền trong tinh trùng thường đi kèm với nhiều loại bệnh khác nhau ở đời con.
 
Tác động tiếp theo của IVF thông qua quá trình chọn lọc nang noãn khác biệt, các nang được kích thích rồi thu nhận để làm IVF khác với tự nhiên. Các phân tích thành phần tế bào và dịch nang sau chọc hút giữa noãn có kích thích và noãn tự nhiên có khác biệt đáng kể về nồng độ một số hóoc-môn và cytokine trong dịch nang, bộ phiên mã của tế bào hạt.
 
Liên quan đến tác động tiến hoá của IVF đối với phôi, nghiên cứu ban đầu về tác động của môi trường nuôi cấy đối với trẻ sinh ra nhờ IVF tập trung vào sự khác biệt trọng lượng trẻ lúc sinh, và các nghiên cứu quan sát hồi cứu tiếp theo đó cho thấy IVF có sự ảnh hưởng lên trọng lượng trẻ, phù hợp với các nghiên cứu tiến cứu khác, cho thấy tác động đến từ các yếu tố thượng di truyền. Tương tự, nghiên cứu tác động của môi trường nuôi cấy đối với quá trình mang thai, sinh nở và phát triển của trẻ thông qua các gen in dấu của bố mẹ trong nhau thai đã được ghi nhận, nhưng gần đây một báo cáo kết luận rằng không có sự khác biệt về tình trạng metyl hoá DNA từ hai môi trường nuôi cấy khác nhau được sử dụng.
 
Các tác động của tiến hoá đối với sự phát triển thai sớm trong tử cung, hình thành quan hệ đối tác và các vấn đề lựa chọn sinh sản của phụ nữ đã được thảo luận ở trên. Hơn nữa, trong quần thể IVF nhằm tăng khả năng có con cho bệnh nhân có bệnh lý hiếm muộn, tỷ lệ hiếm muộn sẽ ngày càng tăng một khi nó có liên quan đến yếu tố di truyền, như trường hợp hội chứng buồng trứng đa nang và lạc nội mạc tử cung. TTON (ví dụ trong trường hợp vô sinh nữ do lớn tuổi) có thể được xem như là phương pháp chỉ tập trung vào các noãn có giá trị trong vài tháng, do đó IVF chỉ đơn giản là đẩy nhanh quá trình thụ thai sớm muộn gì cũng xảy ra sau này. Một lý do giải thích tại sao giao phối tự nhiên vẫn sẽ là phương thức sinh sản thống trị của con người là vì thuyết tiến hoá cho rằng những đặc điểm mang lại sản lượng cao sẽ lấn át những đặc điểm sản lượng thấp. Một cộng đồng mẫn cảm với vô sinh và cần hỗ trợ công nghệ dưới hình thức TTON để có con không có nghĩa là họ sinh sản tốt hơn những cộng đồng khác.
 
Kết luận và triển vọng tương lai
Có thể nói sinh sản là “trái tim” của tiến hoá, những gì tác động lên quá trình sinh sản đồng nghĩa với việc thay đổi cả tiến hoá. Tác động chính của IVF đối với sự tiến hoá của con người là sự thay đổi thấy được dưới áp lực chọn lọc, mang tính hệ thống, ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sinh sản con người. Vì IVF là một công nghệ mới nên vẫn chưa có nhiều dữ liệu thực tế xác nhận hay bác bỏ các kết cục dự đoán sự chuyển dịch này. Nói tóm lại, TTON đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển hướng nguồn lực từ sinh sản sang các khía cạnh khác trong vòng đời của con người, vì rất nhiều hạn chế mà sinh sản theo kiểu truyền thống gặp phải thì nhờ kỹ thuật IVF tác động hoặc thậm chí bỏ qua. Vì vậy, IVF đã đặt ra một giai đoạn tiến hoá mới cho loài người – ngày càng phụ thuộc và thích nghi với các công nghệ hỗ trợ sinh sản.
 
Tài liệu tham khảo: Hans Ivar Hanevik and Dag O Hessen. IVF and human evolution. Human Reproduction Update, Volume 28, Issue 4, July-August 2022, Pages 457 - 479, https://doi.org/10.1093/humupd/dmac014.
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK
Loading...