Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 01-08-2022 10:30pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Minh Phượng, IVFMD Tân Bình
 
Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization-IVF) và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection-ICSI), hiện là các phương pháp phổ biến trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Tỷ lệ thụ tinh ước tính khoảng 70% khi thực hiện. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp thất bại thụ tinh (1-5% trong các chu kỳ ICSI), nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thất bại trong quá trình hoạt hóa noãn do yếu tố từ noãn hoặc tinh trùng. Hoạt hóa noãn là một quá trình được tạo ra bởi một loạt các dao động canxi (Ca2+) nội bào, kích hoạt bởi quá trình xâm nhập của tinh trùng vào tế bào chất noãn. Phospholipase C zeta (PLC zeta) từ tinh trùng là yếu tố kích hoạt quá trình này diễn ra, nhưng nếu nồng độ Ca2+ không đủ có thể dẫn đến sự thất bại trong quá trình thụ tinh. Do đó, để tránh tình trạng này, các dao động canxi được tạo ra một cách nhân tạo.
 
Hiện nay, hỗ trợ hoạt hóa noãn (Assisted oocyte activation-AOA) trong các chu kỳ ICSI đã được phát triển và áp dụng rộng rãi nhằm cải thiện kết quả lâm sàng trong các trường hợp vô sinh do yếu tố nam, phôi ngừng phát triển và những trường hợp thất bại thụ tinh sau ICSI. Các phương pháp AOA bao gồm: điện, cơ học và hóa học. Trong đó, sử dụng calcium ionophore (phương pháp hóa học) là phổ biến nhất, noãn không chỉ được hoạt hóa bởi canxi nội bào mà còn từ môi trường nuôi cấy bên ngoài noãn. Một số nghiên cứu cho thấy, calcium ionophore có thể cải thiện kết quả điều trị trong tỷ lệ thụ tinh và thai lâm sàng, tuy nhiên cỡ mẫu còn khá nhỏ. Do sự phổ biến, ảnh hưởng của ICSI-AOA đối với sự phát triển của phôi sau khi làm tổ và hiệu quả mang thai phải được xem xét. Việc sử dụng một kích hoạt hóa học có ảnh hưởng tới sự phát triển của những đứa trẻ sau này hay không cũng là một vấn đề được quan tâm. Nghiên cứu này thực hiện với mục đích xác định và đánh giá hiệu quả, tính an toàn của AOA trong kết quả mang thai, giảm sẩy thai và dị tật thai nhi.
 
Đây là một nghiên cứu phân tích tổng hợp và tổng quan hệ thống (2022), cơ sở dữ liệu được thu thập từ PubMed, Embase, Scopus và Cochrane được tìm kiếm đến tháng 2 năm 2020. Để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của việc có hoặc không sử dụng AOA trong các chu kỳ ICSI, kết cục chính: tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống, kết cục phụ: tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi phân chia, tỷ lệ phôi chất lượng cao nhất, tỷ lệ phôi nang, tỷ lệ phôi làm tổ, tỷ lệ sẩy thai, dị tật bẩm sinh và tỷ lệ giới tính sơ sinh.
 
Một số kết quả thu nhận được:
  • 22 nghiên cứu đủ điều kiện tham gia vào nghiên cứu, trong đó: 17 nghiên cứu cho thấy calcium ionophore làm tăng tỷ lệ thai lâm sàng (OR, 2,14; 95% KTC, 1,38–3,31), 14 nghiên cứu cũng nhận thấy AOA giúp cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống (OR, 2,65; 95% KTC, 1,53–4,60).
  • Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ hình thành phôi nang, tỷ lệ phôi làm tổ cao hơn ở nhóm sử dụng AOA.
  • Calcium ionophore không làm tăng tỷ lệ phôi chất lượng tốt, tỷ lệ phôi phân chia, tỷ lệ sẩy thai và tỷ lệ giới tính trẻ sơ sinh.
 
Nghiên cứu này đã một lần nữa chứng minh rằng AOA sử dụng canxi ionophore không chỉ cải thiện đáng kể tỷ lệ sinh sống, mang thai, phôi làm tổ, thụ tinh và hình thành phôi nang mà còn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sẩy thai và dị tật bẩm sinh. Đây là bằng chứng mạnh mẽ về hiệu quả và tính an toàn của việc áp dụng canxi ionophore trong việc hoạt hóa noãn, đặc biệt các cặp vợ chồng thực hiện ICSI có tỷ lệ thụ tinh kém trước đó.
 
Nguồn: Shan, Y., Zhao, H., Zhao, D., Wang, J., Cui, Y., & Bao, H. (2022). Assisted oocyte activation with calcium ionophore improves pregnancy outcomes and offspring safety in infertile patients: a systematic review and meta-analysis. Frontiers in physiology, 2513.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TELOMERES – LÃO HÓA – SINH SẢN - Ngày đăng: 01-08-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK