Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 05-10-2022 8:03am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
Lê Thị Vân – IVF Vạn Hạnh

Hiện nay, mặc dù có sự xuất hiện của kỹ thuật ICSI nhưng tỷ lệ thất bại thụ tinh hoàn toàn của các chu kỳ TTTON vẫn chiếm khoảng 1 – 5%. Việc kết hợp giữa kỹ thuật ICSI và hoạt hóa noãn nhân tạo (AOA) đang là xu hướng hiện nay. AOA hoạt động bằng cách tăng tính thấm Ca +2 của màng noãn, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng Ca +2 ngoại bào vào tế bào chất, và gây ra sự gia tăng nồng độ Ca +2 trong tế bào chất có thể kích hoạt quá trình hoạt hóa. Điều này khởi nguồn cho các dao động canxi tiếp theo liên quan đến quá trình hoạt hóa CAMKII và bất hoạt MPF, và cần thiết để phục hồi giảm phân, hình thành nhân và lần phân bào đầu tiên. Tuy nhiên, AOA vẫn là một kỹ thuật thử nghiệm nên mối quan hệ giữa AOA và động học hình thái phôi từ kỹ thuật này vẫn chưa được nghiên cứu. Chính vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là so sánh động học hình thái của phôi phát triển từ chu kỳ ICSI-AOA (nhóm thực nghiệm) so với chu kỳ ICSI (nhóm đối chứng).
 
Phương pháp: Nghiên cứu thuần tập hồi cứu được thực hiện với 141 phôi từ các chu kỳ hiến tặng noãn tươi từ năm 2013 đến năm 2017. Trong đó, nhóm thí nghiệm gồm 41 phôi thu được từ 7 chu kỳ ICSI-AOA, trong tất cả những trường hợp này, chỉ định AOA được xác định khi có ít nhất một biến thể gây bệnh tiềm tàng trong gen PLCζ1 trong gDNA của tinh trùng sau khi thụ tinh thất bại trong chu kỳ ICSI trước đó. Nhóm đối chứng bao gồm 100 phôi thu được từ 18 chu kỳ ICSI, được nuôi cấy trong cùng điều kiện. Tiêu chuẩn thu nhận là sử dụng ICSI với noãn của người hiến tặng và tinh trùng của bệnh nhân. Các chu kỳ có yếu tố nam giới nghiêm trọng (tinh trùng từ sinh thiết tinh hoàn) hoặc các trường hợp PGT-A được loại trừ khỏi nghiên cứu. Ngoài ra, các chu kỳ có noãn tự thân cũng được loại trừ để tránh tác động tiêu cực có thể xảy ra của tuổi mẹ và vô sinh nữ đối với kết quả.
 
Kết quả: Về tỷ lệ thụ tinh, quan sát thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm thí nghiệm (ICSI-AOA) trung bình là 66,2% (±12,5) và nhóm ICSI trung bình là 83,5% (±14,5) (p = 0,011). Về đặc điểm động học hình thái phôi quan sát thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm trong số hầu hết các thông số động học hình thái được phân tích, ngoại trừ thời gian hình thành thể cực thứ hai (tPB2), với mức trung bình là 2,17 giờ trong nhóm thực nghiệm (ICSI-AOA) so với 3,43 giờ trong nhóm đối chứng (ICSI) (p  <0,001) và thời gian phân chia tế bào ở giai đoạn t3, với giá trị trung bình là 32,60 giờ so với 37,07 giờ ( p  = 0,043). Phôi được sử dụng chuyển cho bệnh nhân là phôi ngày ba. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả sinh sản trong ICSI-AOA so với ICSI sau lần chuyển phôi đầu tiên. Trong đó, tỷ lệ thai ở ICSI-AOA là 5 (83,3%) so với ICSI là 14 (77,8%) và tỷ lệ trẻ sinh sống là 4 (66,7%) so với 11 (61,1%).
 
Kết luận: AOA qua trung gian ionomycin được dùng trong nghiên cứu dường như không ảnh hưởng đến mô hình động học chung của sự phát triển phôi tiền làm tổ, mặc dù có những thay đổi được tìm thấy trong tPB2 và t3. Những thay đổi này có thể được giải thích là do sự gia tăng thoáng qua và nhanh chóng không mang tính sinh lý của Ca2+ tự do trong tế bào chất sau khi sử dụng Ca 2+ ionophore. Tuy nhiên từ kết quả trên cho thấy một số hạn chế trong nghiên cứu chủ yếu liên quan đến cỡ mẫu. Do AOA là một kỹ thuật không thường xuyên, hiếm khi được thực hiện, nên cần có các nghiên cứu với nhóm thuần tập lớn hơn để xác nhận phát hiện của nghiên cứu. Hơn nữa, tất cả các chu kỳ ICSI-AOA đến từ các cặp vợ chồng có yếu tố nam được chẩn đoán (sự hiện diện của các thay đổi di truyền trong PLCζ1) và không có yếu tố nữ rõ ràng, vì vậy không thể chắc chắn liệu AOA có ảnh hưởng trực tiếp đến động học hình thái của phôi hay không hay yếu tố nam trên mỗi người có đóng một vai trò thay đổi hay không.
 
Nguồn tham khảo: Martínez, Meritxell, et al. "Assisted oocyte activation effects on the morphokinetic pattern of derived embryos." Journal of assisted reproduction and genetics 38.2 (2021): 531-537.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK