Tin tức
on Wednesday 05-10-2022 8:08am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Mặc dù kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm – chuyển phôi (IVF-ET) có những bước tiến tuyệt vời đối với nhiều cặp vợ chồng vô sinh nhưng thất bại làm tổ nhiều lần (recurrent implantation failure – RIF) vẫn là vấn đề chuyên sâu ảnh hưởng 10% phụ nữ, gây ra gánh nặng về tâm lý và kinh tế. Do đó, giải pháp mới là thực sự cần thiết cho những bệnh nhân này để cải thiện khả năng mang thai. Sự làm tổ thành công phụ thuộc vào chất lượng phôi và khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung. Nhiều báo cáo đã nghiên cứu cách cải thiện sự tiếp nhận của nội mạc tử cung nhưng kỹ thuật tối ưu vẫn chưa được xác định. Huyết tương giàu tiểu cầu (platelet-rich plasma - PRP) là một chất cô đặc lấy từ máu tự thân của các tiểu cầu máu ngoại vi với nồng độ đáng kể các yếu tố tăng trưởng và cytokines. PRP đã được biết đến từ năm 1970 như là một dạng điều trị tái tạo trong nhiều lĩnh vực y khoa và những năm gần đây lại được ứng dụng trong hỗ trợ sinh sản. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng PRP tự thân có thể tái tạo và làm dày lớp nội mạc tử cung mỏng, từ đó, giảm nguy cơ thất bại làm tổ dẫn đến kết quả mang thai tốt. Tuy nhiên, tính không đồng nhất của bệnh nhân và cỡ mẫu nhỏ của các đối tượng dẫn đến kết quả nghiên cứu khác nhau. Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ phân tích hiệu quả của việc dùng PRP trước chuyển phôi trữ (frozen embryo transfer – FET) ở bệnh nhân RIF.
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu phân tích 288 bệnh nhân với tiền sử RIF từ T10/2019 đến T1/2021, chia thành 2 nhóm. Nhóm chứng bao gồm 150 bệnh nhân với tiền sử RIF không truyền PRP (PRP-). Nhóm còn lại có 138 bệnh nhân tiếp nhận PRP trước FET (PRP+). Đối tượng bệnh nhân tuổi từ 23-40 tuổi, thời gian vô sinh trung bình là 7,8±3,7 năm, có từ 3 lần thất bại làm tổ với phôi chất lượng tốt (ít nhất 6 phôi giai đoạn phân chia hoặc 3 phôi nang). Các phác đồ chuẩn bị nội mạc bao gồm sử dụng hormone thay thế (hormone replacement treatment – HRT) (chu kỳ estrogen-progesterone - EP) và chu kỳ tự nhiên (natural cycle – NC). 20 ml máu ngoại vi được lấy từ mỗi bệnh nhân và xử lý để thu 1 ml PRP. Việc truyền PRP trong tử cung được thực hiện ở khoảng thời gian 48-72h trước ET. Một hoặc hai phôi chất lượng tốt sẽ được chuyển. Kết cục chính là tỉ lệ trẻ sinh sống. Kết cục phụ là tỉ lệ thai lâm sàng, hCG dương tính, sẩy thai và làm tổ sẽ được đánh giá. Kết quả β-hCG được xét nghiệm sau 14 ngày ET và thai lâm sàng được xác định qua siêu âm sau 30 ngày ET.
Kết quả cho thấy:
-Tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm PRP+ là 29,71% cao hơn đáng kể so với nhóm PRP- là 18% (P<0,01).
-Tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn ở nhóm PRP+ (36,23%) so với nhóm PRP- (24,67%; P=0,040).
-Tỉ lệ β-hCG ở nhóm PRP+ là 44,93% cao hơn nhóm PRP- là 28,66% (P<0,01).
-Tỉ lệ làm tổ lần lượt là 27,18% và 17,62% (P=0,067), tỉ lệ thai sinh hóa (7,97% và 6,675%; P=0,156), và tỉ lệ sẩy thai (18,0% và 27,03%; P=0,054) đều không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.
-Ngoài ra, một dữ liệu khác cũng được phân tích là không có sự khác biệt về tỉ lệ thai lâm sàng, trẻ sinh sống ở nhóm PRP+ và nhóm PRP- cho những bệnh nhân RIF bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Từ phân tích trên cho thấy, bài nghiên cứu này có cỡ mẫu lớn hơn khi so với nhiều nghiên cứu trước đó hầu như đều dưới 100 bệnh nhân và không có báo cáo về tỉ lệ trẻ sinh sống. Bên cạnh đó, PRP trong nghiên cứu có thêm lượng bạch cầu (leukocyte) vào tiểu cầu và huyết tương nên được gọi là leukocyte-poor PRP chứ không phải là PRP nguyên chất. Mặc dù việc truyền PRP không cải thiện độ dày nội mạc, tỉ lệ làm tổ hay giảm nguy cơ sẩy thai cho bệnh nhân RIF nhưng tỉ lệ β-hCG, thai lâm sàng và trẻ sinh sống lại tăng có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này có thể giải thích rằng những yếu tố sinh học của PRP có thể hoạt động bằng cách cải thiện và kích hoạt khả năng thụ cảm của nội mạc thông qua việc cải thiện tăng sinh tế bào, sự phân bố mạch máu, đặc tính kháng viêm thay vì tăng trưởng nội mạc. Mặt khác, việc truyền PRP không cải thiện kết quả thai lâm sàng ở bệnh nhân RIF PCOS. PCOS là một nhóm đặc biệt mà bệnh béo phì, kháng insulin, rối loạn chuyển hóa có thể làm ảnh hưởng khả năng phát triển của noãn, phôi và nội mạc tử cung. Một đánh giá toàn diện cho thấy rằng trong một số biện pháp can thiệp để cải thiện khả năng tiếp nhận nội mạc ở phụ nữ PCOS chỉ có là điều chỉnh lối sống, ăn uống và phẫu thuật tầng sinh môn mới có bằng chứng khoa học về lợi ích lâm sàng. Điểm mạnh của bài là cung cấp một bằng chứng mang tính thuyết phục hơn vì có cỡ mẫu lớn về chứng minh hiệu quả của PRP đến kết cục điều trị. Dù vậy, hạn chế chính là thiết kế hồi cứu và không phân bố ngẫu nhiên.
Tóm lại, việc truyền PRP vào tử cung trước FET cho bệnh nhân RIF là có hiệu quả vì cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống.
Nguồn: Xu Y.Y, Hao C.F, Fang J.Y và cộng sự. Intrauterine Perfusion of Autologous Platelet-Rich Plasma Before Frozen-Thawed Embryo Transfer Improves the Clinical Pregnancy Rate of Women with Recurrent Implantation Failure. 2022 Mar 29.
Mặc dù kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm – chuyển phôi (IVF-ET) có những bước tiến tuyệt vời đối với nhiều cặp vợ chồng vô sinh nhưng thất bại làm tổ nhiều lần (recurrent implantation failure – RIF) vẫn là vấn đề chuyên sâu ảnh hưởng 10% phụ nữ, gây ra gánh nặng về tâm lý và kinh tế. Do đó, giải pháp mới là thực sự cần thiết cho những bệnh nhân này để cải thiện khả năng mang thai. Sự làm tổ thành công phụ thuộc vào chất lượng phôi và khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung. Nhiều báo cáo đã nghiên cứu cách cải thiện sự tiếp nhận của nội mạc tử cung nhưng kỹ thuật tối ưu vẫn chưa được xác định. Huyết tương giàu tiểu cầu (platelet-rich plasma - PRP) là một chất cô đặc lấy từ máu tự thân của các tiểu cầu máu ngoại vi với nồng độ đáng kể các yếu tố tăng trưởng và cytokines. PRP đã được biết đến từ năm 1970 như là một dạng điều trị tái tạo trong nhiều lĩnh vực y khoa và những năm gần đây lại được ứng dụng trong hỗ trợ sinh sản. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng PRP tự thân có thể tái tạo và làm dày lớp nội mạc tử cung mỏng, từ đó, giảm nguy cơ thất bại làm tổ dẫn đến kết quả mang thai tốt. Tuy nhiên, tính không đồng nhất của bệnh nhân và cỡ mẫu nhỏ của các đối tượng dẫn đến kết quả nghiên cứu khác nhau. Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ phân tích hiệu quả của việc dùng PRP trước chuyển phôi trữ (frozen embryo transfer – FET) ở bệnh nhân RIF.
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu phân tích 288 bệnh nhân với tiền sử RIF từ T10/2019 đến T1/2021, chia thành 2 nhóm. Nhóm chứng bao gồm 150 bệnh nhân với tiền sử RIF không truyền PRP (PRP-). Nhóm còn lại có 138 bệnh nhân tiếp nhận PRP trước FET (PRP+). Đối tượng bệnh nhân tuổi từ 23-40 tuổi, thời gian vô sinh trung bình là 7,8±3,7 năm, có từ 3 lần thất bại làm tổ với phôi chất lượng tốt (ít nhất 6 phôi giai đoạn phân chia hoặc 3 phôi nang). Các phác đồ chuẩn bị nội mạc bao gồm sử dụng hormone thay thế (hormone replacement treatment – HRT) (chu kỳ estrogen-progesterone - EP) và chu kỳ tự nhiên (natural cycle – NC). 20 ml máu ngoại vi được lấy từ mỗi bệnh nhân và xử lý để thu 1 ml PRP. Việc truyền PRP trong tử cung được thực hiện ở khoảng thời gian 48-72h trước ET. Một hoặc hai phôi chất lượng tốt sẽ được chuyển. Kết cục chính là tỉ lệ trẻ sinh sống. Kết cục phụ là tỉ lệ thai lâm sàng, hCG dương tính, sẩy thai và làm tổ sẽ được đánh giá. Kết quả β-hCG được xét nghiệm sau 14 ngày ET và thai lâm sàng được xác định qua siêu âm sau 30 ngày ET.
Kết quả cho thấy:
-Tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm PRP+ là 29,71% cao hơn đáng kể so với nhóm PRP- là 18% (P<0,01).
-Tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn ở nhóm PRP+ (36,23%) so với nhóm PRP- (24,67%; P=0,040).
-Tỉ lệ β-hCG ở nhóm PRP+ là 44,93% cao hơn nhóm PRP- là 28,66% (P<0,01).
-Tỉ lệ làm tổ lần lượt là 27,18% và 17,62% (P=0,067), tỉ lệ thai sinh hóa (7,97% và 6,675%; P=0,156), và tỉ lệ sẩy thai (18,0% và 27,03%; P=0,054) đều không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.
-Ngoài ra, một dữ liệu khác cũng được phân tích là không có sự khác biệt về tỉ lệ thai lâm sàng, trẻ sinh sống ở nhóm PRP+ và nhóm PRP- cho những bệnh nhân RIF bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Từ phân tích trên cho thấy, bài nghiên cứu này có cỡ mẫu lớn hơn khi so với nhiều nghiên cứu trước đó hầu như đều dưới 100 bệnh nhân và không có báo cáo về tỉ lệ trẻ sinh sống. Bên cạnh đó, PRP trong nghiên cứu có thêm lượng bạch cầu (leukocyte) vào tiểu cầu và huyết tương nên được gọi là leukocyte-poor PRP chứ không phải là PRP nguyên chất. Mặc dù việc truyền PRP không cải thiện độ dày nội mạc, tỉ lệ làm tổ hay giảm nguy cơ sẩy thai cho bệnh nhân RIF nhưng tỉ lệ β-hCG, thai lâm sàng và trẻ sinh sống lại tăng có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này có thể giải thích rằng những yếu tố sinh học của PRP có thể hoạt động bằng cách cải thiện và kích hoạt khả năng thụ cảm của nội mạc thông qua việc cải thiện tăng sinh tế bào, sự phân bố mạch máu, đặc tính kháng viêm thay vì tăng trưởng nội mạc. Mặt khác, việc truyền PRP không cải thiện kết quả thai lâm sàng ở bệnh nhân RIF PCOS. PCOS là một nhóm đặc biệt mà bệnh béo phì, kháng insulin, rối loạn chuyển hóa có thể làm ảnh hưởng khả năng phát triển của noãn, phôi và nội mạc tử cung. Một đánh giá toàn diện cho thấy rằng trong một số biện pháp can thiệp để cải thiện khả năng tiếp nhận nội mạc ở phụ nữ PCOS chỉ có là điều chỉnh lối sống, ăn uống và phẫu thuật tầng sinh môn mới có bằng chứng khoa học về lợi ích lâm sàng. Điểm mạnh của bài là cung cấp một bằng chứng mang tính thuyết phục hơn vì có cỡ mẫu lớn về chứng minh hiệu quả của PRP đến kết cục điều trị. Dù vậy, hạn chế chính là thiết kế hồi cứu và không phân bố ngẫu nhiên.
Tóm lại, việc truyền PRP vào tử cung trước FET cho bệnh nhân RIF là có hiệu quả vì cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống.
Nguồn: Xu Y.Y, Hao C.F, Fang J.Y và cộng sự. Intrauterine Perfusion of Autologous Platelet-Rich Plasma Before Frozen-Thawed Embryo Transfer Improves the Clinical Pregnancy Rate of Women with Recurrent Implantation Failure. 2022 Mar 29.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thời điểm tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) tối ưu sau khi chọc hút noãn: Một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên - Ngày đăng: 05-10-2022
So sánh kiểu động học hình thái phôi giữa chu kỳ ICSI-AOA và ICSI đơn thuần - Ngày đăng: 05-10-2022
Phospholipase C zeta tương quan tới chỉ số tinh trùng tốt và sự thành công của quá trình thụ tinh ở những bệnh nhân điều trị vô sinh - Ngày đăng: 27-09-2022
Các gen in dấu H19, PEG3 và SNRPN có bị ảnh hưởng trong quá trình AOA không? - Ngày đăng: 27-09-2022
Số lượng và chức năng của tế bào NK trong tử cung ở bệnh nhân sẩy thai và thất bại làm tổ liên tiếp: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 27-09-2022
Giá trị của quan sát hình ảnh thoi vô sắc kết hợp với kỹ thuật PIEZO-ICSI đến sự thụ tinh và phát triển của phôi - Ngày đăng: 24-09-2022
Ảnh hưởng của khoảng không quanh noãn đến tỷ lệ thụ tinh và sự phát triển của phôi trong kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn - Ngày đăng: 24-09-2022
Kết quả thai bất lợi ở phụ nữ lạc nội mạc tử cung: Một báo cáo hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 24-09-2022
Hoạt hóa noãn nhân tạo có thể cải thiện chất lượng phôi ở bệnh nhân lớn tuổi giảm dự trữ buồng trứng điều trị IVF-ICSI - Ngày đăng: 07-09-2022
Tự động hóa trong ART: mở đường cho tương lai của điều trị vô sinh - Ngày đăng: 20-08-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK