Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 09-11-2022 3:52pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Nguyễn Tuấn Anh, IVFMD-SIH
 
ICSI là một kỹ thuật phổ biến hiện nay trong thụ tinh trong ống nghiệm, là một trong những phương pháp quan trọng trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nói chung. Tất cả các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đều nhằm mục đích để giải quyết vấn đề mong con của các cặp vợ chồng vô sinh và trong số đó có những kỹ thuật nam khoa nhằm thu được tinh trùng từ các bệnh nhân vô tinh (azoospermia).

 Azoospermia được mô tả là tình trạng không có tinh trùng sau khi xuất tinh và đã được ly tâm tinh dịch để kiểm tra, được chia thành 2 dạng là vô tinh bế tắc (Obstructive azoospermia - OA) và vô tinh không bế tắc (Nonobstructive azoospermia - NOA). Vô tinh bế tắc là hậu quả của tình trạng tắc nghẽn trong đường dẫn tinh của nam giới, do đó quá trình sinh tinh diễn ra bình thường và tinh trùng có thể bắt gặp ở mào tinh. Không xuất hiện tinh trùng sau khi xuất tinh có thể do sự bất thường tại tinh hoàn, ống dẫn tinh hoặc đường dẫn tinh. Sự tắc nghẽn có thể xảy ra do nhiều yếu tố như bệnh tật, sau can thiệp thủ thuật (thắt ống dẫn tinh) hoặc bất sản ống dẫn tinh. Vô tinh không bế tắc là hậu quả của quá trình sinh tinh bị cản trở nghiêm trọng hoặc không tồn tại sự sinh tinh. Khoảng 10% nguyên nhân hiếm muộn do yếu tố nam được cho là vô tinh hoàn toàn với nguyên nhân do tắc hoặc không.

Sự phát triển của kỹ thuật ICSI kéo theo sự phát triển của các kỹ thuật thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn hoặc mào tinh nhằm mang lại lợi ích cho bệnh nhân OA và NOA.  Mẫu tinh trùng sau khi thu nhận sẽ được chuyển tới labo, tại đó chuyên viên phôi học sẽ lọc rửa mẫu để loại bỏ dịch mào tinh, tạp chất và kết quả thu được sẽ là hồng cầu, có thể thấy hoặc không thấy tinh trùng, tinh trùng di động bình thường hoặc di động kém.

Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy tinh trùng thu nhận từ xuất tinh cho tỉ lệ thụ tinh tốt hơn so với tinh trùng thu nhận từ PESA (percutaneous epididymal sperm aspiration) và TESA (testicular sperm aspiration). Nghiên cứu này nhằm so sánh tỷ lệ thụ tinh (fertilization rate - FR), thai lâm sàng (clinical pregnancy - CP) và tỷ lệ sinh sống (live birth rate - LBR) khi sử dụng mẫu tinh trùng tươi và đông lạnh thu nhận bằng phương pháp TESA và PESA.
 
Lựa chọn BN và phương pháp
Việc lựa chọn bệnh nhân là rất quan trọng cho việc thực hiện thu mẫu tinh trùng. Lựa chọn bệnh nhân dựa vào nhóm bệnh nhân OA hay NOA. Ngoài xét nghiệm nội tiết cần phải đánh giá thêm về tinh hoàn, mào tinh và chỉ định sinh thiết tinh hoàn cho một số trường hợp cụ thể. Nghiên cứu có 138 bệnh nhân OA và 149 bệnh nhân NOA, tương ứng có 287 chu kỳ ICSI được thực hiện, 138 mẫu PESA (73 mẫu tươi và 65 mẫu trữ); 149 mẫu TESA( 128 mẫu tươi và 21 mẫu trữ) được sử dụng ICSI. Có 201 chu kỳ ICSI sử dụng mẫu tươi (128 mẫu TESA; 73 mẫu PESA) và 86 chu kỳ ICSI với mẫu trữ (21 mẫu TESA, 65 mẫu PESA).

Các mẫu tinh trùng sau thu nhận sẽ được đánh giá độ phân mảnh DNA bằng phương pháp SCD (sperm chromatin dispersion).

Kết quả (bổ sung các giá trị P, thập phân dùng dấu “,”, ko dùng dấu chấm)
Kết quả sau đánh giá phân mảnh DNA cho thấy: mẫu PESA tươi có độ phân mảnh trung bình là 63,76% so với 56,99% mẫu PESA trữ. Tỷ lệ phân mảnh là 38% đối với TESA tươi và 32,81% đối với TESA trữ.

Tỷ lệ thụ tinh (trên mỗi noãn MII) sau khi ICSI là 70,3% và  53,8%;  65,5%, và 49,5% tương ứng với sử dụng mẫu tinh trùng tươi PESA và TESA, mẫu trữ PESA và TESA.
Tỷ lệ thai lâm sàng là 36,5% đối với mẫu PESA tươi và 34,6% đối với mẫu PESA trữ, tương tự 29,2% với mẫu TESE tươi, 24,3% với mẫu TESE trữ.

Tỷ lệ sinh sống trên mỗi phôi chuyển là 33,6% với mẫu tinh trùng PESA tươi và 30,2% đối với mẫu PESA trữ, và 22,7% đối với mẫu TESA tươi, 18,2% với mẫu TESA trữ.

Kết luận
Tinh trùng trưởng thành sẽ được tìm thấy ở mào tinh (thân mào tinh) nhờ đó tinh trùng sẽ hoàn thiện các đặc điểm về sinh hóa, sinh lý và hình thái  để chuẩn bị cho sự tiếp xúc với noãn. Theo kết quả nghiên cứu thì mẫu tinh trùng TESA kém hơn  mẫu tinh trùng PESA. Nguyên nhân chủ quan có thể do tinh trùng thu được bằng PESA từ mào tinh có cấu trúc ổn định hơn do có sự trưởng thành nhân, có sự ngưng tụ protamine nhân hơn, tính toàn vẹn của màng được hoàn thiện, và cuối cùng là tổn thương DNA được giảm bớt. Trong khi đó đối với mẫu TESA đòi hỏi phải trải qua giai đoạn cắt mẫu mô tinh hoàn để thu nhận tinh trùng, việc này có thể gây tổn thương đến tinh trùng, dẫn đến khả năng thụ tinh của tinh trùng kém hơn PESA.

Các kết quả nghiên cứu không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa việc sử dụng mẫu tươi hay trữ của PESA và TESA. Tuy nhiên có xu hướng tỷ lệ thai lâm sàng, sinh sống cao và tỷ lệ sẩy thai tối thiểu được thấy trong việc sử dụng mẫu PESA tươi so với các phương pháp PESA trữ, TESA tươi và trữ.

Việc cắt mô tinh hoàn có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng, gây tăng tổn thương DNA tinh trùng, tăng cường sản xuất ROS gây tổn thương màng dẫn đến khả năng thụ tinh và có thai ít hơn, với kết quả là sự tăng LBR với PESA tươi / trữ so với TESA tươi /trữ.
 
Nguồn: Javed A, Ramaiah MK, Talkad MS. ICSI using fresh and frozen PESA-TESA spermatozoa to examine assisted reproductive outcome retrospectively. Obstet Gynecol Sci. 2019 Nov;62(6):429-437. doi: 10.5468/ogs.2019.62.6.429. Epub 2019 Oct 28. PMID: 31777739; PMCID: PMC6856474.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK