Tin tức
on Wednesday 19-10-2022 7:57am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Ở nhiều nước Châu Âu, tư vấn tâm lý trong quá trình điều trị IVF không phải là một phần quan trọng vì một số bệnh nhân không muốn được hỗ trợ về tâm lý. Về phía lâm sàng, vô sinh được cho là một bệnh lý của hệ thống sinh sản được định nghĩa bởi sự thất bại trong việc đạt được thai lâm sàng sau 12 tháng quan hệ thường xuyên không sử dụng biện pháp tránh thai. Vô sinh, và sức khỏe sinh sản nói chung, có những khía cạnh tâm lý xã hội rõ rệt. Do đó, tư vấn tâm lý cho phép giải tỏa và xác định nhiều cách mới để có thể có một cuộ sống thỏa mãn (satisfaction-filled living) dựa trên hệ thống giá trị của một người dù được chẩn đoán là suy giảm khả năng sinh sản. Nội dung tư vấn vô sinh sẽ khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh mà một người hoặc cặp vợ chồng phải đối mặt như là chu kỳ IVF (lần đầu, lặp lại, không thành công), xem xét khả năng sinh sản của bên thứ ba, nhận con nuôi hoặc cuộc sống không có con. Chẳng những vậy, nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ có các triệu chứng trầm cảm, trạng thái lo âu, đau khổ cụ thể về vô sinh và căng thẳng nói chung đều cao hơn nam giới. Khảo sát cũng chỉ ra rằng khoảng 50% phụ nữ và ít nhất 15% đàn ông nghĩ rằng vô sinh là trải nghiệm đáng lo ngại nhất trong cuộc đời họ. Cụ thể hơn là sau điều trị không thành công, các cặp vợ chồng đều cảm thấy đau buồn và tức giận, phụ nữ thường xấu hổ tự trách bản thân, cảm giác thất bại và thiếu sự thỏa mãn. Vì lẽ đó mà việc tránh né ứng phó (avoidance coping) được xem là một chiến lược có mức độ điều chỉnh thấp và mức căng thẳng được nhận thức tăng lên trong các chu kỳ IVF. Do đó, báo này tập trung chủ yếu vào những phụ nữ cần tư vấn tâm lý trong chu kỳ ART thực hiện cả các kỹ thuật IVF cổ điển và ICSI.
Để xác định các chỉ định tư vấn, việc sử dụng một công cụ đo lường – một bảng câu hỏi – đáng tin cậy hơn so với ý kiến riêng của phụ nữ rằng cô ấy cần được tư vấn nên được xem xét. Vì vậy, bài nghiên cứu tập trung vào bài kiểm tra đánh giá tâm lý (Psychological evaluation test – PET) cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Đây là một công cụ đơn giản bao gồm 15 câu hỏi về các vấn đề hoặc cảm xúc hàng ngày mà một phụ nữ hoặc đàn ông vô sinh có thể gặp phải. Điểm giới hạn xác định được các tác giả đề xuất trong nghiên cứu của họ là nếu điểm >30 thì nghĩa là cần lời khuyên tâm lý cụ thể hơn. Điểm số thu được thông qua phân tích câu trả lời của 251 cặp vợ chồng hiếm muộn (không có nhóm đối chứng) nhằm kiểm tra điểm giới hạn của mỗi phụ nữ trải qua IVF và qua đó cung cấp thêm bằng chứng cho việc sử dụng PET chính xác. Các tác giả đã sử dụng sự khác biệt về trải nghiệm cảm xúc tích cực - tiêu cực và khác biệt về năng lực ứng phó để làm chỉ số về các vấn đề tâm lý giữa phụ nữ trải qua TTTON và phụ nữ có ít nhất một con qua thụ thai tự nhiên mà không gặp khó khăn.
Thiết kế nghiên cứu:
-Cỡ mẫu: 158 phụ nữ trải qua IVF trong nghiên cứu, không có con trước IVF, chưa từng tư vấn hay được hỗ trợ về tâm lý. 128 phụ nữ có ít nhất 1 con mà không gặp khó khăn, không có căng thẳng đáng kể trong 6 tháng cuối thai kỳ.
-PET: 15 câu có liên quan đến khía cạnh khác nhau của cuộc sống mà một người bị vô sinh có những vấn đề như mối quan hệ xã hội, nghĩa vụ và mục tiêu, hình ảnh cá nhân, mối quan hệ với bạn đời. Kết quả của bài kiểm tra là tổng hợp câu trả lời của tất cả các từ khóa. Độ tin cậy (Cronbach’s alpha coefficient) là α=0,91.
-3 công cụ chính là:
+Positive and Negative Affect Schedule (PANAS): đo lường cảm xúc (affectivity) thông qua đánh giá bản thân gồm cảm xúc tích cực (Positive affectivity – PA) và cảm xúc tiêu cực (negative affectivity – NA).
+Shammer Scale (OAS): đo lường sự xấu hổ tập trung vào niềm tin về cách người khác đánh giá bản thân với 3 mục là tự ti (Inferiority - I; α=0,86), trống rỗng (Emptiness - E; α=0,74) và sai lầm (Mistakes - M; α=0,79).
+Coping Competence Questionaire (CCQ): thước đo ngắn gọn về khả năng ứng phó (coping competencies – CC) chống lại sự bất lực và phản ứng trầm cảm dựa trên sự bất lực đó với 12 mục.
-Các mục được đảo ngược và tổng hợp lại sao cho điểm cao hơn cho thấy khả năng ứng phó và điểm thấp cho thấy xu hướng bất lực trong các tình huống căng thẳng. Dựa trên thang điểm để chia thành 3 nhóm là PET >30; PET ≤30 và phụ nữ không điều trị IVF (non-IVF).
Khi đánh giá kết quả PET để nhận diện phụ nữ có vấn đề tâm lý trong quá trình điều trị IVF thì có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trong PANAS; OAS và CCQ ở các nhóm; trong đó:
-Nhóm PET >30 có điểm PA thấp hơn đáng kể trong khi điểm NA lại cao hơn nhiều so với 2 nhóm còn lại.
-Đối với các mục trong OAS - I; E; M thì điểm cao nhất cũng ở nhóm PET >30.
-Khi so sánh 2 nhóm (PET ≤30 và Non-IVF) dựa trên thang đo PANAS và OAS thì PET ≤30 có số điểm thấp nhất trong mục I và khác biệt đáng kể; còn lại các mục khác đều không có sự khác biệt.
-CCQ: số điểm về CC cao nhất đến thấp nhất khi so sánh giữa 3 nhóm lần lượt là PET≤30 > Non-IVF > PET<30.
-Khi ước tính các giá trị kích thước ảnh hưởng đến sự khác biệt về khả năng cảm xúc, xấu hổ và ứng phó giữa những phụ nữ trải qua IVF với PET >30 và PET ≤30 bằng Cohen’s d thì kết quả chỉ ra giá trị kích thước ảnh hưởng từ trung bình đến lớn, nghĩa là PA (d=0,88); NA (d=1,45); OAS-I (d=0,98); OAS-E (d=0,91); OAS-M (d=0,73) và CC (d=1,26).
Trong nghiên cứu này, đối với nhóm PET >30, những phụ nữ này cho biết các vấn đề chuyên sâu hơn liên quan đến khả năng sinh sản mà họ phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày; vì vậy có điểm thấp hơn về PA và cao hơn về NA, cả 3 thang điểm phụ của OAS cũng như CC đặc biệt thấp hơn đáng kể so với 2 nhóm còn lại. Mặt khác, phụ nữ ở nhóm PET ≤30 không tin rằng việc chống chọi với vô sinh gây ra những vấn đề đáng kể trong cuộc sống hàng ngày của họ. Giả thuyết thứ hai của nghiên cứu cũng được xác nhận rằng những người có điểm PET thấp có năng lực ứng phó cao nhất và không có sự khác biệt đáng kể khi so với nhóm Non-IVF về PA, NA hay OAS-E; M. Những kết quả này cũng ủng hộ khả năng sử dụng điểm PET để xác định phụ nữ có vấn đề tâm lý. Sự khác biệt lớn nhất được tìm thấy giữa những điểm số thể hiện mối quan hệ của NA và CC cũng được thảo luận và cho thấy năng lực ứng phó thấp hơn là một trong những nguồn quan trọng của cảm xúc tiêu cực và cần được chú ý đặc biệt trong quá trình tư vấn tâm lý. Ngoài những kết quả được dự đoán trước ở trên thì có một sự khác biệt đáng kể ngoài mong đợi, phụ nữ tham gia vào quá trình IVF với điểm PET ≤30 cũng có tỉ lệ I thấp nhất. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lòng tự trọng (self-esteem) thấp hơn là một trong những triệu chứng của đau khổ tâm lý cao hơn ở những phụ nữ điều trị vô sinh so với nam giới nhưng có thể được cải thiện bằng liệu pháp tâm lý. Lòng tự trọng là một chuỗi liên tục nơi mà vùng của những giá trị thấp hơn như tự ti. Do đó, bên cạnh khả năng ứng phó cao, yếu tố bảo vệ và sức mạnh của phụ nữ không có vấn đề gì trong quá trình IVF cũng là lòng tự trọng của họ nghĩa là không có cảm giác tự ti.
Mặc dù cỡ mẫu nghiên cứu không nhỏ nhưng các kết quả cần được xác nhận ở cỡ mẫu lớn hơn và từ nhiều nước khác. Để có được bức tranh toàn cảnh của tình trạng tâm lý ở phụ nữ điều trị IVF thì cần tìm hiểu thêm một số điểm như sự hài lòng với cuộc sống nói chung và nói riêng (gia đình, công việc, tình bạn và thời gian rãnh).
Tóm lại, PET >30 có thể được xem xét để đưa vào quá trình nhận diện phụ nữ có khó khăn về tâm lý và là một chỉ số nhu cầu hỗ trợ tâm lý trong quá trình điều trị IVF. Những phụ nữ có điểm PET ≤30 thì họ có thể tự xoay sở để thích nghi với những thách thức trong IVF và chỉ tư vấn tâm lý khi họ yêu cầu. Đặc biệt những phụ nữ cần hỗ trợ tâm lý như một phần không thể thiếu của điều trị IVF khi họ lo ngại về chi phí điều trị và khối lượng công việc; tư vấn tâm lý là cần thiết đối với khoảng một nửa số phụ nữ đang điều trị IVF.
Nguồn: Kostic J.O vaf Mitrovic M. Identifying women with psychological problems during the in vitro fertilization process: the psychological evaluation test (PET). 2022 Apr 25.
Ở nhiều nước Châu Âu, tư vấn tâm lý trong quá trình điều trị IVF không phải là một phần quan trọng vì một số bệnh nhân không muốn được hỗ trợ về tâm lý. Về phía lâm sàng, vô sinh được cho là một bệnh lý của hệ thống sinh sản được định nghĩa bởi sự thất bại trong việc đạt được thai lâm sàng sau 12 tháng quan hệ thường xuyên không sử dụng biện pháp tránh thai. Vô sinh, và sức khỏe sinh sản nói chung, có những khía cạnh tâm lý xã hội rõ rệt. Do đó, tư vấn tâm lý cho phép giải tỏa và xác định nhiều cách mới để có thể có một cuộ sống thỏa mãn (satisfaction-filled living) dựa trên hệ thống giá trị của một người dù được chẩn đoán là suy giảm khả năng sinh sản. Nội dung tư vấn vô sinh sẽ khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh mà một người hoặc cặp vợ chồng phải đối mặt như là chu kỳ IVF (lần đầu, lặp lại, không thành công), xem xét khả năng sinh sản của bên thứ ba, nhận con nuôi hoặc cuộc sống không có con. Chẳng những vậy, nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ có các triệu chứng trầm cảm, trạng thái lo âu, đau khổ cụ thể về vô sinh và căng thẳng nói chung đều cao hơn nam giới. Khảo sát cũng chỉ ra rằng khoảng 50% phụ nữ và ít nhất 15% đàn ông nghĩ rằng vô sinh là trải nghiệm đáng lo ngại nhất trong cuộc đời họ. Cụ thể hơn là sau điều trị không thành công, các cặp vợ chồng đều cảm thấy đau buồn và tức giận, phụ nữ thường xấu hổ tự trách bản thân, cảm giác thất bại và thiếu sự thỏa mãn. Vì lẽ đó mà việc tránh né ứng phó (avoidance coping) được xem là một chiến lược có mức độ điều chỉnh thấp và mức căng thẳng được nhận thức tăng lên trong các chu kỳ IVF. Do đó, báo này tập trung chủ yếu vào những phụ nữ cần tư vấn tâm lý trong chu kỳ ART thực hiện cả các kỹ thuật IVF cổ điển và ICSI.
Để xác định các chỉ định tư vấn, việc sử dụng một công cụ đo lường – một bảng câu hỏi – đáng tin cậy hơn so với ý kiến riêng của phụ nữ rằng cô ấy cần được tư vấn nên được xem xét. Vì vậy, bài nghiên cứu tập trung vào bài kiểm tra đánh giá tâm lý (Psychological evaluation test – PET) cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Đây là một công cụ đơn giản bao gồm 15 câu hỏi về các vấn đề hoặc cảm xúc hàng ngày mà một phụ nữ hoặc đàn ông vô sinh có thể gặp phải. Điểm giới hạn xác định được các tác giả đề xuất trong nghiên cứu của họ là nếu điểm >30 thì nghĩa là cần lời khuyên tâm lý cụ thể hơn. Điểm số thu được thông qua phân tích câu trả lời của 251 cặp vợ chồng hiếm muộn (không có nhóm đối chứng) nhằm kiểm tra điểm giới hạn của mỗi phụ nữ trải qua IVF và qua đó cung cấp thêm bằng chứng cho việc sử dụng PET chính xác. Các tác giả đã sử dụng sự khác biệt về trải nghiệm cảm xúc tích cực - tiêu cực và khác biệt về năng lực ứng phó để làm chỉ số về các vấn đề tâm lý giữa phụ nữ trải qua TTTON và phụ nữ có ít nhất một con qua thụ thai tự nhiên mà không gặp khó khăn.
Thiết kế nghiên cứu:
-Cỡ mẫu: 158 phụ nữ trải qua IVF trong nghiên cứu, không có con trước IVF, chưa từng tư vấn hay được hỗ trợ về tâm lý. 128 phụ nữ có ít nhất 1 con mà không gặp khó khăn, không có căng thẳng đáng kể trong 6 tháng cuối thai kỳ.
-PET: 15 câu có liên quan đến khía cạnh khác nhau của cuộc sống mà một người bị vô sinh có những vấn đề như mối quan hệ xã hội, nghĩa vụ và mục tiêu, hình ảnh cá nhân, mối quan hệ với bạn đời. Kết quả của bài kiểm tra là tổng hợp câu trả lời của tất cả các từ khóa. Độ tin cậy (Cronbach’s alpha coefficient) là α=0,91.
-3 công cụ chính là:
+Positive and Negative Affect Schedule (PANAS): đo lường cảm xúc (affectivity) thông qua đánh giá bản thân gồm cảm xúc tích cực (Positive affectivity – PA) và cảm xúc tiêu cực (negative affectivity – NA).
+Shammer Scale (OAS): đo lường sự xấu hổ tập trung vào niềm tin về cách người khác đánh giá bản thân với 3 mục là tự ti (Inferiority - I; α=0,86), trống rỗng (Emptiness - E; α=0,74) và sai lầm (Mistakes - M; α=0,79).
+Coping Competence Questionaire (CCQ): thước đo ngắn gọn về khả năng ứng phó (coping competencies – CC) chống lại sự bất lực và phản ứng trầm cảm dựa trên sự bất lực đó với 12 mục.
-Các mục được đảo ngược và tổng hợp lại sao cho điểm cao hơn cho thấy khả năng ứng phó và điểm thấp cho thấy xu hướng bất lực trong các tình huống căng thẳng. Dựa trên thang điểm để chia thành 3 nhóm là PET >30; PET ≤30 và phụ nữ không điều trị IVF (non-IVF).
Khi đánh giá kết quả PET để nhận diện phụ nữ có vấn đề tâm lý trong quá trình điều trị IVF thì có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trong PANAS; OAS và CCQ ở các nhóm; trong đó:
-Nhóm PET >30 có điểm PA thấp hơn đáng kể trong khi điểm NA lại cao hơn nhiều so với 2 nhóm còn lại.
-Đối với các mục trong OAS - I; E; M thì điểm cao nhất cũng ở nhóm PET >30.
-Khi so sánh 2 nhóm (PET ≤30 và Non-IVF) dựa trên thang đo PANAS và OAS thì PET ≤30 có số điểm thấp nhất trong mục I và khác biệt đáng kể; còn lại các mục khác đều không có sự khác biệt.
-CCQ: số điểm về CC cao nhất đến thấp nhất khi so sánh giữa 3 nhóm lần lượt là PET≤30 > Non-IVF > PET<30.
-Khi ước tính các giá trị kích thước ảnh hưởng đến sự khác biệt về khả năng cảm xúc, xấu hổ và ứng phó giữa những phụ nữ trải qua IVF với PET >30 và PET ≤30 bằng Cohen’s d thì kết quả chỉ ra giá trị kích thước ảnh hưởng từ trung bình đến lớn, nghĩa là PA (d=0,88); NA (d=1,45); OAS-I (d=0,98); OAS-E (d=0,91); OAS-M (d=0,73) và CC (d=1,26).
Trong nghiên cứu này, đối với nhóm PET >30, những phụ nữ này cho biết các vấn đề chuyên sâu hơn liên quan đến khả năng sinh sản mà họ phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày; vì vậy có điểm thấp hơn về PA và cao hơn về NA, cả 3 thang điểm phụ của OAS cũng như CC đặc biệt thấp hơn đáng kể so với 2 nhóm còn lại. Mặt khác, phụ nữ ở nhóm PET ≤30 không tin rằng việc chống chọi với vô sinh gây ra những vấn đề đáng kể trong cuộc sống hàng ngày của họ. Giả thuyết thứ hai của nghiên cứu cũng được xác nhận rằng những người có điểm PET thấp có năng lực ứng phó cao nhất và không có sự khác biệt đáng kể khi so với nhóm Non-IVF về PA, NA hay OAS-E; M. Những kết quả này cũng ủng hộ khả năng sử dụng điểm PET để xác định phụ nữ có vấn đề tâm lý. Sự khác biệt lớn nhất được tìm thấy giữa những điểm số thể hiện mối quan hệ của NA và CC cũng được thảo luận và cho thấy năng lực ứng phó thấp hơn là một trong những nguồn quan trọng của cảm xúc tiêu cực và cần được chú ý đặc biệt trong quá trình tư vấn tâm lý. Ngoài những kết quả được dự đoán trước ở trên thì có một sự khác biệt đáng kể ngoài mong đợi, phụ nữ tham gia vào quá trình IVF với điểm PET ≤30 cũng có tỉ lệ I thấp nhất. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lòng tự trọng (self-esteem) thấp hơn là một trong những triệu chứng của đau khổ tâm lý cao hơn ở những phụ nữ điều trị vô sinh so với nam giới nhưng có thể được cải thiện bằng liệu pháp tâm lý. Lòng tự trọng là một chuỗi liên tục nơi mà vùng của những giá trị thấp hơn như tự ti. Do đó, bên cạnh khả năng ứng phó cao, yếu tố bảo vệ và sức mạnh của phụ nữ không có vấn đề gì trong quá trình IVF cũng là lòng tự trọng của họ nghĩa là không có cảm giác tự ti.
Mặc dù cỡ mẫu nghiên cứu không nhỏ nhưng các kết quả cần được xác nhận ở cỡ mẫu lớn hơn và từ nhiều nước khác. Để có được bức tranh toàn cảnh của tình trạng tâm lý ở phụ nữ điều trị IVF thì cần tìm hiểu thêm một số điểm như sự hài lòng với cuộc sống nói chung và nói riêng (gia đình, công việc, tình bạn và thời gian rãnh).
Tóm lại, PET >30 có thể được xem xét để đưa vào quá trình nhận diện phụ nữ có khó khăn về tâm lý và là một chỉ số nhu cầu hỗ trợ tâm lý trong quá trình điều trị IVF. Những phụ nữ có điểm PET ≤30 thì họ có thể tự xoay sở để thích nghi với những thách thức trong IVF và chỉ tư vấn tâm lý khi họ yêu cầu. Đặc biệt những phụ nữ cần hỗ trợ tâm lý như một phần không thể thiếu của điều trị IVF khi họ lo ngại về chi phí điều trị và khối lượng công việc; tư vấn tâm lý là cần thiết đối với khoảng một nửa số phụ nữ đang điều trị IVF.
Nguồn: Kostic J.O vaf Mitrovic M. Identifying women with psychological problems during the in vitro fertilization process: the psychological evaluation test (PET). 2022 Apr 25.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Triệu chứng trầm cảm khi mang thai và sau sinh ở bệnh nhân sẩy thai liên tiếp và vô sinh - Ngày đăng: 19-10-2022
Tam thai với thai trứng: hai trường hợp báo cáo - Ngày đăng: 19-10-2022
Đa thai có liên quan đến liệu pháp điều trị vô sinh - Ngày đăng: 19-10-2022
Đánh giá thử nghiệm các phương pháp điều trị mãn kinh và vô sinh: tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân vào buồng trứng so với cytokines cô đặc có nguồn gốc từ tiểu cầu - Ngày đăng: 05-10-2022
Truyền PRP vào tử cung trước khi chuyển phôi trữ cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng của bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 05-10-2022
Thời điểm tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) tối ưu sau khi chọc hút noãn: Một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên - Ngày đăng: 05-10-2022
So sánh kiểu động học hình thái phôi giữa chu kỳ ICSI-AOA và ICSI đơn thuần - Ngày đăng: 05-10-2022
Phospholipase C zeta tương quan tới chỉ số tinh trùng tốt và sự thành công của quá trình thụ tinh ở những bệnh nhân điều trị vô sinh - Ngày đăng: 27-09-2022
Các gen in dấu H19, PEG3 và SNRPN có bị ảnh hưởng trong quá trình AOA không? - Ngày đăng: 27-09-2022
Số lượng và chức năng của tế bào NK trong tử cung ở bệnh nhân sẩy thai và thất bại làm tổ liên tiếp: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 27-09-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK