Tin tức
on Monday 21-11-2022 4:27pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phan Thanh Chi - IVFMD Tân Bình
Có khoảng 15% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản phải đối mặt với vấn đề vô sinh. Trong đó, nguyên nhân chính được xác định từ nam giới chiếm đến một nửa số trường hợp này. Thật vậy, xét nghiệm tinh dịch đồ là bước đầu tiên được thực hiện để đánh giá các vấn đề về khả năng sinh sản ở nam giới. Một khi chức năng và chất lượng tinh trùng suy giảm sẽ dẫn đến khả năng thụ tinh của nam giới giảm. Mặc dù vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng một số yếu tố như nhiễm trùng, môi trường và di truyền được cho là có liên quan đến chất lượng tinh trùng. Cụ thể, các yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí, bức xạ điện từ và dinh dưỡng kém làm khuếch đại các gốc oxy hóa tự do (ROS) và gây ra stress oxy hóa sau đó. Các nhà nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng ROS và stress oxy hóa làm giảm khả năng sinh sản của nam giới. Vì màng sinh chất của tinh trùng bao gồm một lượng lớn axit béo không bão hòa có thể bị ROS tấn công nên cơ chế peroxid hóa lipid ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của màng tế bào và sau đó làm giảm chất lượng tinh trùng. Hơn nữa, DNA của tinh trùng có thể bị tổn thương khi ROS ở mức cao thông qua việc kích thích caspase và endonuclease của tinh trùng.
Một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan tích cực giữa việc tiêu thụ chất chống oxy hóa và cải thiện tình trạng vô sinh ở nam giới. Theo báo cáo của S. Ahmadi và cộng sự (2016), các chất chống oxy hóa như vitamin E, superoxide dismutase, vitamin C, thioredoxin và glutathione có thể vô hiệu hóa hoạt động của các gốc tự do để giữ cho tinh trùng không sản xuất ROS và sau đó cải thiện khả năng sinh sản của nam giới. Một nghiên cứu khác của A. Majzoub và cộng sự (2018) cũng đã tuyên bố rằng việc nam giới bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin E và C trước khi tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) làm giảm mức độ tổn thương DNA và do đó nâng cao tỷ lệ thành công khi mang thai. Tuy nhiên, một số báo cáo đã cho thấy điều ngược lại. Vậy nên, mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu việc tiêu thụ 400 IU vitamin E tổng hợp (α-tocopherol) hàng ngày trong 8 tuần có thể ảnh hưởng như thế nào đến các thông số tinh dịch và kết quả mang thai ở các cặp vợ chồng vô sinh do nam giới.
Sau quá trình sàng lọc, nghiên cứu được thực hiện trên 124 cặp vợ chồng hiếm muộn do nam giới (nguyên phát hoặc thứ phát) thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại trung tâm vô sinh Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em Ghadir. Các bệnh nhân nam này có độ tuổi từ 20-45 tuổi và được chẩn đoán vô sinh theo tiêu chí của WHO. Ngẫu nhiên chia các bệnh nhân có tinh trùng bất thường hình dạng và/hoặc tỷ lệ di động này thành hai nhóm: 63 người uống vitamin E và 61 người là nhóm đối chứng dùng giả dược trong 8 tuần. Các thông số tinh dịch trước điều trị của cả hai nhóm được so sánh với sau điều trị, bên cạnh đó kết quả mang thai cũng được được xem xét giữa hai nhóm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 124 bệnh nhân có 104 trường hợp (≈84%) vô sinh nguyên phát và 20 trường hợp (≈16%) vô sinh thứ phát. Tuổi chồng, tuổi vợ và các thông số tinh dịch giữa nhóm dùng vitamin E và nhóm giả dược không có sự khác biệt đáng kể. Điều quan trọng là trong thời gian điều trị kéo dài 8 tuần, việc bổ sung 400 IU vitamin E tổng hợp hàng ngày (α-tocopherol) không dẫn đến sự khác biệt đáng kể về các thông số tinh dịch như số lượng, tỷ lệ di động và hình thái của tinh trùng. Mặc dù vậy, tỷ lệ tinh trùng bình thường trong nhóm dùng giả dược đã giảm đáng kể sau cùng khoảng thời gian này. Thêm vào đó, tổng cộng có 15 bệnh nhân (12,1%) sinh con sống nhưng tỷ lệ mang thai và sinh sống không khác biệt đáng kể giữa nhóm giả dược và vitamin E.
Tóm lại, trong nghiên cứu hiện tại, không có sự khác biệt đáng kể trong thông số tinh dịch và tỷ lệ sinh sản ở nam giới vô sinh khi bổ sung vitamin E (400 IU/ngày, trong 8 tuần). Tuy nhiên, số lượng tinh trùng bình thường lại giảm đáng kể ở nhóm dùng giả dược. Vậy nên, các nhà khoa học suy đoán rằng vitamin E có thể trì hoãn sự tiến triển của các tổn thương oxy hóa đối với tinh trùng. Trong tương lai, cần nhiều nghiên cứu bổ sung để đánh giá hiệu quả của giới hạn trên an toàn của vitamin E trong thời gian dài hơn đối với các thông số tinh dịch và kết quả IVF ở các cặp vợ chồng vô sinh có yếu tố nam.
Nguồn: Soudabeh Sabetian, Bahia Namavar Jahromi, Sina Vakili, Sedighe Forouhari, Shohreh Alipour, "The Effect of Oral Vitamin E on Semen Parameters and IVF Outcome: A Double-Blinded Randomized Placebo-Controlled Clinical Trial", BioMed Research International, vol. 2021, Article ID 5588275, 6 pages, 2021. https://doi.org/10.1155/2021/5588275
Có khoảng 15% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản phải đối mặt với vấn đề vô sinh. Trong đó, nguyên nhân chính được xác định từ nam giới chiếm đến một nửa số trường hợp này. Thật vậy, xét nghiệm tinh dịch đồ là bước đầu tiên được thực hiện để đánh giá các vấn đề về khả năng sinh sản ở nam giới. Một khi chức năng và chất lượng tinh trùng suy giảm sẽ dẫn đến khả năng thụ tinh của nam giới giảm. Mặc dù vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng một số yếu tố như nhiễm trùng, môi trường và di truyền được cho là có liên quan đến chất lượng tinh trùng. Cụ thể, các yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí, bức xạ điện từ và dinh dưỡng kém làm khuếch đại các gốc oxy hóa tự do (ROS) và gây ra stress oxy hóa sau đó. Các nhà nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng ROS và stress oxy hóa làm giảm khả năng sinh sản của nam giới. Vì màng sinh chất của tinh trùng bao gồm một lượng lớn axit béo không bão hòa có thể bị ROS tấn công nên cơ chế peroxid hóa lipid ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của màng tế bào và sau đó làm giảm chất lượng tinh trùng. Hơn nữa, DNA của tinh trùng có thể bị tổn thương khi ROS ở mức cao thông qua việc kích thích caspase và endonuclease của tinh trùng.
Một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan tích cực giữa việc tiêu thụ chất chống oxy hóa và cải thiện tình trạng vô sinh ở nam giới. Theo báo cáo của S. Ahmadi và cộng sự (2016), các chất chống oxy hóa như vitamin E, superoxide dismutase, vitamin C, thioredoxin và glutathione có thể vô hiệu hóa hoạt động của các gốc tự do để giữ cho tinh trùng không sản xuất ROS và sau đó cải thiện khả năng sinh sản của nam giới. Một nghiên cứu khác của A. Majzoub và cộng sự (2018) cũng đã tuyên bố rằng việc nam giới bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin E và C trước khi tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) làm giảm mức độ tổn thương DNA và do đó nâng cao tỷ lệ thành công khi mang thai. Tuy nhiên, một số báo cáo đã cho thấy điều ngược lại. Vậy nên, mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu việc tiêu thụ 400 IU vitamin E tổng hợp (α-tocopherol) hàng ngày trong 8 tuần có thể ảnh hưởng như thế nào đến các thông số tinh dịch và kết quả mang thai ở các cặp vợ chồng vô sinh do nam giới.
Sau quá trình sàng lọc, nghiên cứu được thực hiện trên 124 cặp vợ chồng hiếm muộn do nam giới (nguyên phát hoặc thứ phát) thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại trung tâm vô sinh Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em Ghadir. Các bệnh nhân nam này có độ tuổi từ 20-45 tuổi và được chẩn đoán vô sinh theo tiêu chí của WHO. Ngẫu nhiên chia các bệnh nhân có tinh trùng bất thường hình dạng và/hoặc tỷ lệ di động này thành hai nhóm: 63 người uống vitamin E và 61 người là nhóm đối chứng dùng giả dược trong 8 tuần. Các thông số tinh dịch trước điều trị của cả hai nhóm được so sánh với sau điều trị, bên cạnh đó kết quả mang thai cũng được được xem xét giữa hai nhóm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 124 bệnh nhân có 104 trường hợp (≈84%) vô sinh nguyên phát và 20 trường hợp (≈16%) vô sinh thứ phát. Tuổi chồng, tuổi vợ và các thông số tinh dịch giữa nhóm dùng vitamin E và nhóm giả dược không có sự khác biệt đáng kể. Điều quan trọng là trong thời gian điều trị kéo dài 8 tuần, việc bổ sung 400 IU vitamin E tổng hợp hàng ngày (α-tocopherol) không dẫn đến sự khác biệt đáng kể về các thông số tinh dịch như số lượng, tỷ lệ di động và hình thái của tinh trùng. Mặc dù vậy, tỷ lệ tinh trùng bình thường trong nhóm dùng giả dược đã giảm đáng kể sau cùng khoảng thời gian này. Thêm vào đó, tổng cộng có 15 bệnh nhân (12,1%) sinh con sống nhưng tỷ lệ mang thai và sinh sống không khác biệt đáng kể giữa nhóm giả dược và vitamin E.
Tóm lại, trong nghiên cứu hiện tại, không có sự khác biệt đáng kể trong thông số tinh dịch và tỷ lệ sinh sản ở nam giới vô sinh khi bổ sung vitamin E (400 IU/ngày, trong 8 tuần). Tuy nhiên, số lượng tinh trùng bình thường lại giảm đáng kể ở nhóm dùng giả dược. Vậy nên, các nhà khoa học suy đoán rằng vitamin E có thể trì hoãn sự tiến triển của các tổn thương oxy hóa đối với tinh trùng. Trong tương lai, cần nhiều nghiên cứu bổ sung để đánh giá hiệu quả của giới hạn trên an toàn của vitamin E trong thời gian dài hơn đối với các thông số tinh dịch và kết quả IVF ở các cặp vợ chồng vô sinh có yếu tố nam.
Nguồn: Soudabeh Sabetian, Bahia Namavar Jahromi, Sina Vakili, Sedighe Forouhari, Shohreh Alipour, "The Effect of Oral Vitamin E on Semen Parameters and IVF Outcome: A Double-Blinded Randomized Placebo-Controlled Clinical Trial", BioMed Research International, vol. 2021, Article ID 5588275, 6 pages, 2021. https://doi.org/10.1155/2021/5588275
Các tin khác cùng chuyên mục:
Vai trò của chuyên viên phôi học trong quy trình chuyển phôi - Ngày đăng: 21-11-2022
Lợi ích lâm sàng đối với việc đông lạnh tinh trùng đơn lẻ trong ICSI: Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 21-11-2022
Đánh giá hình thái có dự đoán tiềm năng phát triển của noãn không? Tổng quan hệ thống và đề xuất thang điểm đánh giá - Ngày đăng: 21-11-2022
Kéo dài thời gian điều trị letrozole có hiệu quả trong việc gây rụng trứng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang và kháng letrozole - Ngày đăng: 14-11-2022
Sự giao tiếp giữa mẹ và phôi - Ngày đăng: 14-11-2022
Chúng ta đang bước sang kỷ nguyên của tự động hóa trong hỗ trợ sinh sản: Những ứng dụng trong nuôi cấy phôi, đánh giá phôi và đông lạnh phôi (Phần 2) - Ngày đăng: 14-11-2022
Chúng ta đang bước sang kỷ nguyên của tự động hóa trong hỗ trợ sinh sản: Những ứng dụng trong phân tích tinh trùng, thao tác noãn và thụ tinh (Phần 1) - Ngày đăng: 14-11-2022
Kết quả ICSI sử dụng mẫu tinh trùng tươi và đông lạnh thu nhận bằng phương pháp PESA - TESA - Ngày đăng: 09-11-2022
Kết quả lâm sàng của trữ noãn chủ động ở phụ nữ lớn tuổi - Ngày đăng: 08-11-2022
Mô hình quản lý ca bệnh cải thiện sự hài lòng, lo lắng và trầm cảm của bệnh nhân bị sảy thai sau khi chuyển phôi trong quá trình điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 29-10-2022
Chuyển phôi chất lượng tốt giúp giảm nguy cơ thai ngoài tử cung - Ngày đăng: 26-10-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK