Tin tức
on Thursday 01-12-2022 3:00pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Ngọc Đan Thanh – IVFMD An Sinh, Bệnh Viện An Sinh
Tổng quan
Vô sinh ảnh hưởng đến 1/6 cặp vợ chồng và con số này đang ngày càng gia tăng. Vô sinh có thể do các yếu tố từ nam giới, nữ giới hoặc được phân loại là không rõ nguyên nhân khi không tìm thấy nguyên nhân sau các kiểm tra cơ bản. Việc điều trị vô sinh nên được điều chỉnh theo nguyên nhân vô sinh, bắt đầu bằng các biện pháp can thiệp đơn giản, ít xâm lấn, hiệu quả về mặt lâm sàng và tiết kiệm chi phí. Công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là lựa chọn điều trị cuối cùng cho hầu hết các nguyên nhân gây vô sinh và điều trị đầu tay cho một số nguyên nhân do yếu tố nam và ống dẫn trứng ở nữ.
Một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp cho thấy nguy cơ xảy ra các kết quả bất lợi về sản khoa và chu sinh ở những phụ nữ mang thai đơn thai sau IVF có hoặc không có thực hiện ICSI (IVF ± ICSI) so với thụ thai tự nhiên. Một nghiên cứu đoàn hệ với sự tham gia của 459.623 phụ nữ sinh một con sống ở MA, Hoa Kỳ từ năm 2004 đến 2010 cho thấy tỷ lệ biến chứng thai kỳ cao hơn đáng kể, chẳng hạn như tiểu đường, tăng huyết áp và chảy máu tử cung, ở những phụ nữ mang thai IVF.
Ngoài ra còn có nguy cơ cao hơn về kết quả sơ sinh bất lợi, chẳng hạn như trẻ IVF có cân nặng khi sinh thấp (low birth weight – LBW), nhỏ so với tuổi thai (mall for gestational age - SGA) và sinh non (preterm birth – PTB). Tuy nhiên, phụ nữ vô sinh thường có sẵn các bất thường gây vô sinh, nên khi mang thai có thể dẫn đến những kết quả bất lợi về sản khoa và chu sinh. Tuy nhiên, liệu các nguyên nhân vô sinh có ảnh hưởng đến nguy cơ dẫn đến các kết quả chu sinh bất lợi hay không vẫn chưa được hiểu rõ. Một nghiên cứu bệnh chứng (2006) so sánh 159 ca sinh non ( 37 tuần) có cân nặng khi sinh ≤2500 g với 276 ca sinh đủ tháng cân nặng bình thường không tìm thấy ảnh hưởng của nguyên nhân vô sinh đối với kết quả chu sinh.
Một nghiên cứu đối chứng trường hợp phù hợp so sánh 69 trẻ sinh một sau IVF ± ICSI ở những phụ nữ bị vô sinh không rõ nguyên nhân với hai nhóm đối chứng bao gồm 345 thântrẻ sinh một sau thụ thai tự nhiên và 1901 trẻ sinh một sau IVF ± ICSI cho các chỉ định khác không tìm thấy sự khác biệt nào về kết quả sản khoa và chu sinh. Một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp (2019) gần đây đã báo cáo nguy cơ mắc PTB, nhau tiền đạo, mổ lấy thai và nhập đơn vị sơ sinh ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung tăng lên so với nhóm đối chứng không lạc nội mạc tử cung sau IVF ± ICSI. Không có sự khác biệt đáng kể về nguy cơ mắc SGA, tiền sản giật và băng huyết sau sinh. Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu (2016) về các trường hợp mang thai đơn thai sau IVF (71 ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) so với 323 ở nhóm chứng không có PCOS) cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, rối loạn tăng huyết áp khi mang thai, PTB và lớn so với tuổi thai ở phụ nữ mắc PCOS.
Với một vài nghiên cứu có cỡ mẫu nhỏ và kết quả thiếu rõ ràng, cần có các nghiên cứu đoàn hệ lớn để phân định rõ hơn liệu nguyên nhân vô sinh cụ thể có ảnh hưởng đến kết quả IVF hay không. Do đó, chúng tôi đã sử dụng một cơ sở dữ liệu quốc gia rộng lớn để khám phá mối liên quan giữa nguyên nhân vô sinh với kết quả lâm sàng và chu sinh sau khi điều trị IVF có hoặc không thực hiện ICSI.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mối tương quan giữa yếu tố vô sinh do nữ và các bất lợi chu sinh như sinh non (PTB) và nhẹ cân (LBW).
Thiết kế nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu ẩn danh được lấy từ Cơ quan Phôi học và Thụ tinh Con người (HFEA). HFEA đã thu thập dữ liệu tiến cứu về tất cả các chu kỳ ART được thực hiện ở Vương quốc Anh kể từ năm 1991. Dữ liệu từ năm 1991 đến 2016 bao gồm tổng số 117.401 ca sinh sống đơn (1 trẻ) sau IVF có hoặc không có ICSI (IVF ± ICSI) vì các nguyên nhân vô sinh duy nhất đã được phân tích để tìm ra PTB và LBW. Các chu kỳ có nhiều hơn một nguyên nhân gây vô sinh và/hoặc đa sinh đã bị loại trừ. Dữ liệu về tất cả phụ nữ trải qua IVF ± ICSI được phân tích để so sánh kết quả chu sinh của PTB và LBW trong số các ca sinh sống đơn lẻ dựa trên nguyên nhân vô sinh (rối loạn rụng trứng, rối loạn ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, yếu tố nam giới, không rõ nguyên nhân). Dữ liệu chia thành các nhóm như độ tuổi (≤34, 35–37, 38–39, 40–42; 43–44; ≥45 tuổi), kiểu điều trị (có/không ICSI), nguyên nhân vô sinh, chuyển phôi tươi/trữ, trẻ sinh sống trước đó. Trẻ sinh sống ghi nhận khi có ít nhất 1 trẻ sống ≥ 24 tuần thai. Trẻ sinh < 37 tuần định nghĩa là sinh non (PTB) và nặng < 2.500g được gọi là nhẹ cân (LBW).
Phân tích hồi quy logistic đã được thực hiện, điều chỉnh theo nhóm tuổi của phụ nữ, thời gian điều trị, lần sinh sống trước đó, IVF hoặc ICSI, số lượng phôi được chuyển và chu kỳ chuyển phôi tươi hoặc đông lạnh.
Kết quả
So với vô sinh không rõ nguyên nhân, nguy cơ PTB ở rối loạn rụng trứng cao hơn đáng kể (tỷ số chênh hiệu chỉnh (aOR) 1,31, KTC 99,5%, 1,17 1,46); rối loạn ống dẫn trứng (aOR 1,25, KTC 99,5%, 1,14 - 1,38) và lạc nội mạc tử cung (aOR 1,17, KTC 99,5%, 1,01 - 1,35). Không có sự khác biệt đáng kể về nguy cơ PTB với nguyên nhân từ nam giới so với vô sinh không rõ nguyên nhân (aOR 1,01, KTC 99,5%, 0,93, 1,10). Nguy cơ sinh thiếu cân cao hơn đáng kể với các rối loạn rụng trứng (aOR 1,29, KTC 99,5%, 1,16 - 1,44) và rối loạn ống dẫn trứng (aOR 1,12, KTC 99,5%, 1,02 - 1,23) và không có sự gia tăng nguy cơ sinh thiếu cân do lạc nội mạc tử cung (aOR 1,11, KTC 99,5%, 0,96 - 1,30) và yếu tố nam giới (aOR 0,94, KTC 99,5%, 0,87 - 1,03), so với vô sinh không rõ nguyên nhân.
Mặc dù phân tích đã được điều chỉnh đối với một số yếu tố gây nhiễu quan trọng, nhưng hạn chế của nghiên cứu là không có thông tin về tiền sử bệnh của phụ nữ trong thời kỳ mang thai để cho phép điều chỉnh.
Kết luận
Như vậy, các nguyên nhân gây vô sinh do yếu tố nữ giới đặc biệt là rối loạn rụng trứng sớm có liên quan đến việc tăng các kết quả chu sinh bất lợi như sinh non và nhẹ cân, tuy nhiên mức tăng tuyệt đối về nguy cơ này thấp. Nguyên nhân vô sinh do yếu tố nam giới và chưa rõ nguyên nhân không liên quan đến việc gây ra bất lợi chu sinh.
Đây là nghiên cứu lớn nhất nhằm giải quyết các nguyên nhân gây vô sinh ảnh hưởng đến kết quả chu sinh của PTB và LBW. Thông tin này rất quan trọng đối với việc quản lý thai kỳ nhằm hướng dẫn và chăm sóc thai phụ được tốt nhất.
Tổng quan
Vô sinh ảnh hưởng đến 1/6 cặp vợ chồng và con số này đang ngày càng gia tăng. Vô sinh có thể do các yếu tố từ nam giới, nữ giới hoặc được phân loại là không rõ nguyên nhân khi không tìm thấy nguyên nhân sau các kiểm tra cơ bản. Việc điều trị vô sinh nên được điều chỉnh theo nguyên nhân vô sinh, bắt đầu bằng các biện pháp can thiệp đơn giản, ít xâm lấn, hiệu quả về mặt lâm sàng và tiết kiệm chi phí. Công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là lựa chọn điều trị cuối cùng cho hầu hết các nguyên nhân gây vô sinh và điều trị đầu tay cho một số nguyên nhân do yếu tố nam và ống dẫn trứng ở nữ.
Một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp cho thấy nguy cơ xảy ra các kết quả bất lợi về sản khoa và chu sinh ở những phụ nữ mang thai đơn thai sau IVF có hoặc không có thực hiện ICSI (IVF ± ICSI) so với thụ thai tự nhiên. Một nghiên cứu đoàn hệ với sự tham gia của 459.623 phụ nữ sinh một con sống ở MA, Hoa Kỳ từ năm 2004 đến 2010 cho thấy tỷ lệ biến chứng thai kỳ cao hơn đáng kể, chẳng hạn như tiểu đường, tăng huyết áp và chảy máu tử cung, ở những phụ nữ mang thai IVF.
Ngoài ra còn có nguy cơ cao hơn về kết quả sơ sinh bất lợi, chẳng hạn như trẻ IVF có cân nặng khi sinh thấp (low birth weight – LBW), nhỏ so với tuổi thai (mall for gestational age - SGA) và sinh non (preterm birth – PTB). Tuy nhiên, phụ nữ vô sinh thường có sẵn các bất thường gây vô sinh, nên khi mang thai có thể dẫn đến những kết quả bất lợi về sản khoa và chu sinh. Tuy nhiên, liệu các nguyên nhân vô sinh có ảnh hưởng đến nguy cơ dẫn đến các kết quả chu sinh bất lợi hay không vẫn chưa được hiểu rõ. Một nghiên cứu bệnh chứng (2006) so sánh 159 ca sinh non ( 37 tuần) có cân nặng khi sinh ≤2500 g với 276 ca sinh đủ tháng cân nặng bình thường không tìm thấy ảnh hưởng của nguyên nhân vô sinh đối với kết quả chu sinh.
Một nghiên cứu đối chứng trường hợp phù hợp so sánh 69 trẻ sinh một sau IVF ± ICSI ở những phụ nữ bị vô sinh không rõ nguyên nhân với hai nhóm đối chứng bao gồm 345 thântrẻ sinh một sau thụ thai tự nhiên và 1901 trẻ sinh một sau IVF ± ICSI cho các chỉ định khác không tìm thấy sự khác biệt nào về kết quả sản khoa và chu sinh. Một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp (2019) gần đây đã báo cáo nguy cơ mắc PTB, nhau tiền đạo, mổ lấy thai và nhập đơn vị sơ sinh ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung tăng lên so với nhóm đối chứng không lạc nội mạc tử cung sau IVF ± ICSI. Không có sự khác biệt đáng kể về nguy cơ mắc SGA, tiền sản giật và băng huyết sau sinh. Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu (2016) về các trường hợp mang thai đơn thai sau IVF (71 ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) so với 323 ở nhóm chứng không có PCOS) cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, rối loạn tăng huyết áp khi mang thai, PTB và lớn so với tuổi thai ở phụ nữ mắc PCOS.
Với một vài nghiên cứu có cỡ mẫu nhỏ và kết quả thiếu rõ ràng, cần có các nghiên cứu đoàn hệ lớn để phân định rõ hơn liệu nguyên nhân vô sinh cụ thể có ảnh hưởng đến kết quả IVF hay không. Do đó, chúng tôi đã sử dụng một cơ sở dữ liệu quốc gia rộng lớn để khám phá mối liên quan giữa nguyên nhân vô sinh với kết quả lâm sàng và chu sinh sau khi điều trị IVF có hoặc không thực hiện ICSI.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mối tương quan giữa yếu tố vô sinh do nữ và các bất lợi chu sinh như sinh non (PTB) và nhẹ cân (LBW).
Thiết kế nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu ẩn danh được lấy từ Cơ quan Phôi học và Thụ tinh Con người (HFEA). HFEA đã thu thập dữ liệu tiến cứu về tất cả các chu kỳ ART được thực hiện ở Vương quốc Anh kể từ năm 1991. Dữ liệu từ năm 1991 đến 2016 bao gồm tổng số 117.401 ca sinh sống đơn (1 trẻ) sau IVF có hoặc không có ICSI (IVF ± ICSI) vì các nguyên nhân vô sinh duy nhất đã được phân tích để tìm ra PTB và LBW. Các chu kỳ có nhiều hơn một nguyên nhân gây vô sinh và/hoặc đa sinh đã bị loại trừ. Dữ liệu về tất cả phụ nữ trải qua IVF ± ICSI được phân tích để so sánh kết quả chu sinh của PTB và LBW trong số các ca sinh sống đơn lẻ dựa trên nguyên nhân vô sinh (rối loạn rụng trứng, rối loạn ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, yếu tố nam giới, không rõ nguyên nhân). Dữ liệu chia thành các nhóm như độ tuổi (≤34, 35–37, 38–39, 40–42; 43–44; ≥45 tuổi), kiểu điều trị (có/không ICSI), nguyên nhân vô sinh, chuyển phôi tươi/trữ, trẻ sinh sống trước đó. Trẻ sinh sống ghi nhận khi có ít nhất 1 trẻ sống ≥ 24 tuần thai. Trẻ sinh < 37 tuần định nghĩa là sinh non (PTB) và nặng < 2.500g được gọi là nhẹ cân (LBW).
Phân tích hồi quy logistic đã được thực hiện, điều chỉnh theo nhóm tuổi của phụ nữ, thời gian điều trị, lần sinh sống trước đó, IVF hoặc ICSI, số lượng phôi được chuyển và chu kỳ chuyển phôi tươi hoặc đông lạnh.
Kết quả
So với vô sinh không rõ nguyên nhân, nguy cơ PTB ở rối loạn rụng trứng cao hơn đáng kể (tỷ số chênh hiệu chỉnh (aOR) 1,31, KTC 99,5%, 1,17 1,46); rối loạn ống dẫn trứng (aOR 1,25, KTC 99,5%, 1,14 - 1,38) và lạc nội mạc tử cung (aOR 1,17, KTC 99,5%, 1,01 - 1,35). Không có sự khác biệt đáng kể về nguy cơ PTB với nguyên nhân từ nam giới so với vô sinh không rõ nguyên nhân (aOR 1,01, KTC 99,5%, 0,93, 1,10). Nguy cơ sinh thiếu cân cao hơn đáng kể với các rối loạn rụng trứng (aOR 1,29, KTC 99,5%, 1,16 - 1,44) và rối loạn ống dẫn trứng (aOR 1,12, KTC 99,5%, 1,02 - 1,23) và không có sự gia tăng nguy cơ sinh thiếu cân do lạc nội mạc tử cung (aOR 1,11, KTC 99,5%, 0,96 - 1,30) và yếu tố nam giới (aOR 0,94, KTC 99,5%, 0,87 - 1,03), so với vô sinh không rõ nguyên nhân.
Mặc dù phân tích đã được điều chỉnh đối với một số yếu tố gây nhiễu quan trọng, nhưng hạn chế của nghiên cứu là không có thông tin về tiền sử bệnh của phụ nữ trong thời kỳ mang thai để cho phép điều chỉnh.
Kết luận
Như vậy, các nguyên nhân gây vô sinh do yếu tố nữ giới đặc biệt là rối loạn rụng trứng sớm có liên quan đến việc tăng các kết quả chu sinh bất lợi như sinh non và nhẹ cân, tuy nhiên mức tăng tuyệt đối về nguy cơ này thấp. Nguyên nhân vô sinh do yếu tố nam giới và chưa rõ nguyên nhân không liên quan đến việc gây ra bất lợi chu sinh.
Đây là nghiên cứu lớn nhất nhằm giải quyết các nguyên nhân gây vô sinh ảnh hưởng đến kết quả chu sinh của PTB và LBW. Thông tin này rất quan trọng đối với việc quản lý thai kỳ nhằm hướng dẫn và chăm sóc thai phụ được tốt nhất.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của sử dụng nền tảng tương tác đa phương tiện đối với mức hiểu biết và tâm lý bệnh nhân trong điều trị hiếm muộn: một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát - Ngày đăng: 01-12-2022
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sinh non khi thực hiện IVF/ICSI - Ngày đăng: 26-11-2022
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sống sau trữ - rã của 6167 phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 26-11-2022
Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn đến chất lượng tinh trùng và phân mảnh DNA ở nam giới vô sinh có xuất hiện bạch cầu trong tinh dịch - Ngày đăng: 22-11-2022
Tác dụng của Vitamin E dạng uống lên các thông số tinh dịch và kết quả IVF: Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát giả dược mù đôi - Ngày đăng: 21-11-2022
Vai trò của chuyên viên phôi học trong quy trình chuyển phôi - Ngày đăng: 21-11-2022
Lợi ích lâm sàng đối với việc đông lạnh tinh trùng đơn lẻ trong ICSI: Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 21-11-2022
Đánh giá hình thái có dự đoán tiềm năng phát triển của noãn không? Tổng quan hệ thống và đề xuất thang điểm đánh giá - Ngày đăng: 21-11-2022
Kéo dài thời gian điều trị letrozole có hiệu quả trong việc gây rụng trứng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang và kháng letrozole - Ngày đăng: 14-11-2022
Sự giao tiếp giữa mẹ và phôi - Ngày đăng: 14-11-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK