Tin tức
on Saturday 26-11-2022 10:26pm
Danh mục: Tin quốc tế
Ths. Lê Thị Bích Phượng- IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận.
Giới thiệu
Kỹ thuật đông lạnh phôi đã trở thành một phần không thể thiếu trong điều trị IVF. Cùng với sự tiến bộ của lĩnh vực hỗ trợ sinh sản mà đông lạnh phôi bằng phương pháp thuỷ tinh hoá ngày càng được sử dụng nhiều hơn phương pháp đông lạnh chậm. Phương pháp thuỷ tinh hoá có một số ưu điểm vượt bậc so với đông lạnh chậm như tốc độ làm lạnh nhanh hơn, hiệu quả chi phí, ít hình thành tinh thể đá nên hạn chế gây hại cho phôi. So với quy trình đông lạnh chậm, phương pháp thuỷ tinh hoá cho tỉ lệ phôi sống cao hơn cũng như tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai ở cả phôi phân chia và phôi nang cao hơn đáng kể. Hầu hết phôi đông lạnh bằng phương pháp thuỷ tinh hoá đều sống sau rã đông. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy vẫn có khoảng 1% - 5% phôi nang không còn khả năng sống sau trữ rã bằng phương pháp thuỷ tinh hoá. Ngày càng nhiều trường hợp bệnh nhân thực hiện IVF, trữ cho ngân hàng phôi, phụ nữ muốn trữ phôi để bảo tồn khả năng sinh sản. Do đó mà việc xác định các yếu tổ có ảnh hưởng đến quá tình trữ rã phôi là hết sức cần thiết nhằm cải thiện quy trình trữ rã cũng như cung cấp thêm các chứng cứ cho tư vấn, tiên lượng và cá nhân hoá phác đồ điều trị cho bệnh nhân.
Một số nghiên cứu trước đây đã báo cáo về tác động của đặc điểm chu kỳ IVF lên khả năng sống của phôi sau trữ rã bằng phương pháp thuỷ tinh hoá. Theo đó, tỉ lệ phôi sống thấp hơn ở những bệnh nhân kích thích buồng trứng bằng phát đồ GnRH antagonist và có nồng độ progesteron cao hơn 2ng/ml tại thời điểm đỉnh LH. Một số nghiên cứu khác đánh giá về tuổi phôi khi trữ cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ sống ở phôi ngày 3 và ngày 5 giữa phương pháp thuỷ tinh hoá với đông lạnh chậm. Trong khi vài nghiên cứu khác báo cáo rằng chất lượng TE và ICM có liên quan đáng kể đến tỉ lệ phôi sống sau rã đông.
Vì các nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá trên từng yếu tố riêng lẻ nên Margeaux Oliva và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tổng hợp các yếu tố lâm sàng có thể ảnh hưởng đến khả năng sống của phôi nang sau đông lạnh bằng phương pháp thuỷ tinh hoá, mà đặc biệt là phôi sau sinh thiết để phân tích di truyền tiền làm tổ của phôi.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, đơn trung tâm, bệnh chứng thực hiện trên 6167 phôi nang nguyên bội từ các chu kỳ thực hiện IVF- PGT-A từ năm 2010 đến năm 2019. Các chu kỳ xin noãn bị loại khỏi nghiên cứu. Các phôi nang nguyên bội mất khả năng sống sau rã đông được so sánh với nhóm phôi nguyên bội còn sống. Phôi sống sau rã đông được định nghĩa là phôi có > 50% tế bào ICM, TE nguyên vẹn. Tế bào TE được sinh thiết trên phôi ngày 5, 6 và 7 và phôi chỉ được sinh thiết khi xếp loại phôi 4BC (theo tiêu chuẩn đánh giá Gardner). Tế bào sinh thiết được phân tích bằng kỹ thuật NGS.
Kết quả
Tổng cộng có 6167 phôi ngang nguyên bội được trữ rã bằng phương pháp thuỷ tinh hoá, với 175 phôi (2,8%) không còn khả năng sống sau rã đông. Đặc điểm nền của bệnh nhân như tuổi vợ (35,3 ± 4,3 so với 35,8 ± 4,0 tuổi, p = 0,13, OR 1,00, 95% KTC, 0,95 – 1,06), BMI (23,8 ± 4,8 so với 23,7 ± 4,3 kg/ m2, p = 0,76, OR 0,98, 95% KTC, 0,94 – 1,03) và AMH (4,0 ± 4,4 so với 3,8 ± 4,2 ng/mL, p = 0,53, OR 1,02, 95% KTC, 0,97 – 1,07) không có sự khác biệt giữa hai nhóm nhưng AFC cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân có phôi không còn khả năng sống sau trữ rã (15,3 ± 8,5 so với 13,9 ± 7,2; p = 0,05, OR 0,97, 95% KTC, 0,94 – 0,99).
Về đặc điểm của chu kỳ điều trị, phác đồ kích thích buồng trứng, tổng liều Gonadotropin và tỉ lệ thụ tinh không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Phôi mất khả năng sống chiếm tỉ lệ cao ở những phụ nữ có nồng độ E2 cao vào đỉnh LH (2754,8 ± 1390,2 pg/mL, p = 0,03) và số lượng noãn chọc hút tương đối cao (19,6 ± 10,7, p = 0,005). Phôi sống sau rã đông không bị ảnh hưởng bởi nồng độ P4 tại thời điểm đỉnh LH (1,0 ± 0,9 so với 0,9 ± 0,6 ng/ mL, p = 0,15). Số lượng phôi bào (8,8 ± 2,1 so với 8,7 ± 1,8, p = 0,45) và tỉ lệ phân mảnh (2,0 ± 4,2 so với 2,7 ± 5,4, p= 0,09) tại giai đoạn phôi phân chia tương đương giữa hai nhóm. Phôi đông lạnh tại giai đoạn ngày 7 có khả năng sống thấp hơn so với ngày 5 và ngày 6, với tỉ lệ không sống sau rã đông tương ứng là 8,2%; 1,9% và 3,9%, và sự khác biệt được quan sát rõ nhất ở phôi ngày 5 so với ngày 7 (p< 0,001). Ở những phôi phải sinh thiết hai lần, khả năng sống sót của phôi là tương đối thấp (OR 0,31, 95% KTC, 0,14 – 0,66, p = 0,003) so với phôi chỉ sinh thiết một lần. Lặp lại quy trình đông lạnh rã đông phôi bằng phương pháp thuỷ tinh hoá được chứng minh là không ảnh hưởng đến khả năng sống của phôi (p= 0,19). Phôi thoát màng hoàn toàn (phôi độ 6) có khả năng sống sau rã thấp hơn so với phôi độ 4 (OR 0,34, 95% KTC, 0,20 – 0,60) và độ 5 (OR 0,20, 95% KTC, 0,20 – 0,58). Phôi có ICM loại C có khả năng sống thấp hơn so với loại A (5,5% so với 2,6%, p < 0,001) và loại B (5,5% so với 2,6%, p < 0.001). Chất lượng TE tại thời điểm đông lạnh không ảnh hưởng đến khả năng sống của phôi. Phân tích đa biến và loại các yếu tố gây nhiễu cho thấy có mối tương quan giữa giảm khả năng sống của phôi sau trữ rã với việc tăng AFC, thời gian thực hiện IVF, sinh thiết phôi hai lần và phôi thoát màng hoàn toàn.
Kết luận
Đây là nghiên cứu đầu tiên thực hiện đánh giá các yếu tố dự đoán về khả năng sống của phôi nang nguyên bội sau khi trữ rã bằng phương pháp thuỷ tinh hoá. Kết quả nghiên cứu cho thấy phôi ở những phụ nữ có dự trữ buồng trứng cao và phải sinh thiết hai lần hoặc thoát màng hoàn toàn có khả năng sống sau trữ rã thấp đáng kể. Mặc dù bị giới hạn về thiết kế nghiên cứu hồi cứu và cỡ mẫu ở nhóm phôi không còn khả năng sống sau trữ rã tương đối thấp nhưng nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng quan trọng để bác sĩ có thể tiên lượng và tư vấn tốt hơn cho bệnh nhân.
Nguồn: Margeaux Oliva và cộng sự, 2021. Factors associated with vitrification‐warming survival in 6167 euploid blastocysts. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-021-02284-0
Giới thiệu
Kỹ thuật đông lạnh phôi đã trở thành một phần không thể thiếu trong điều trị IVF. Cùng với sự tiến bộ của lĩnh vực hỗ trợ sinh sản mà đông lạnh phôi bằng phương pháp thuỷ tinh hoá ngày càng được sử dụng nhiều hơn phương pháp đông lạnh chậm. Phương pháp thuỷ tinh hoá có một số ưu điểm vượt bậc so với đông lạnh chậm như tốc độ làm lạnh nhanh hơn, hiệu quả chi phí, ít hình thành tinh thể đá nên hạn chế gây hại cho phôi. So với quy trình đông lạnh chậm, phương pháp thuỷ tinh hoá cho tỉ lệ phôi sống cao hơn cũng như tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai ở cả phôi phân chia và phôi nang cao hơn đáng kể. Hầu hết phôi đông lạnh bằng phương pháp thuỷ tinh hoá đều sống sau rã đông. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy vẫn có khoảng 1% - 5% phôi nang không còn khả năng sống sau trữ rã bằng phương pháp thuỷ tinh hoá. Ngày càng nhiều trường hợp bệnh nhân thực hiện IVF, trữ cho ngân hàng phôi, phụ nữ muốn trữ phôi để bảo tồn khả năng sinh sản. Do đó mà việc xác định các yếu tổ có ảnh hưởng đến quá tình trữ rã phôi là hết sức cần thiết nhằm cải thiện quy trình trữ rã cũng như cung cấp thêm các chứng cứ cho tư vấn, tiên lượng và cá nhân hoá phác đồ điều trị cho bệnh nhân.
Một số nghiên cứu trước đây đã báo cáo về tác động của đặc điểm chu kỳ IVF lên khả năng sống của phôi sau trữ rã bằng phương pháp thuỷ tinh hoá. Theo đó, tỉ lệ phôi sống thấp hơn ở những bệnh nhân kích thích buồng trứng bằng phát đồ GnRH antagonist và có nồng độ progesteron cao hơn 2ng/ml tại thời điểm đỉnh LH. Một số nghiên cứu khác đánh giá về tuổi phôi khi trữ cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ sống ở phôi ngày 3 và ngày 5 giữa phương pháp thuỷ tinh hoá với đông lạnh chậm. Trong khi vài nghiên cứu khác báo cáo rằng chất lượng TE và ICM có liên quan đáng kể đến tỉ lệ phôi sống sau rã đông.
Vì các nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá trên từng yếu tố riêng lẻ nên Margeaux Oliva và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tổng hợp các yếu tố lâm sàng có thể ảnh hưởng đến khả năng sống của phôi nang sau đông lạnh bằng phương pháp thuỷ tinh hoá, mà đặc biệt là phôi sau sinh thiết để phân tích di truyền tiền làm tổ của phôi.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, đơn trung tâm, bệnh chứng thực hiện trên 6167 phôi nang nguyên bội từ các chu kỳ thực hiện IVF- PGT-A từ năm 2010 đến năm 2019. Các chu kỳ xin noãn bị loại khỏi nghiên cứu. Các phôi nang nguyên bội mất khả năng sống sau rã đông được so sánh với nhóm phôi nguyên bội còn sống. Phôi sống sau rã đông được định nghĩa là phôi có > 50% tế bào ICM, TE nguyên vẹn. Tế bào TE được sinh thiết trên phôi ngày 5, 6 và 7 và phôi chỉ được sinh thiết khi xếp loại phôi 4BC (theo tiêu chuẩn đánh giá Gardner). Tế bào sinh thiết được phân tích bằng kỹ thuật NGS.
Kết quả
Tổng cộng có 6167 phôi ngang nguyên bội được trữ rã bằng phương pháp thuỷ tinh hoá, với 175 phôi (2,8%) không còn khả năng sống sau rã đông. Đặc điểm nền của bệnh nhân như tuổi vợ (35,3 ± 4,3 so với 35,8 ± 4,0 tuổi, p = 0,13, OR 1,00, 95% KTC, 0,95 – 1,06), BMI (23,8 ± 4,8 so với 23,7 ± 4,3 kg/ m2, p = 0,76, OR 0,98, 95% KTC, 0,94 – 1,03) và AMH (4,0 ± 4,4 so với 3,8 ± 4,2 ng/mL, p = 0,53, OR 1,02, 95% KTC, 0,97 – 1,07) không có sự khác biệt giữa hai nhóm nhưng AFC cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân có phôi không còn khả năng sống sau trữ rã (15,3 ± 8,5 so với 13,9 ± 7,2; p = 0,05, OR 0,97, 95% KTC, 0,94 – 0,99).
Về đặc điểm của chu kỳ điều trị, phác đồ kích thích buồng trứng, tổng liều Gonadotropin và tỉ lệ thụ tinh không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Phôi mất khả năng sống chiếm tỉ lệ cao ở những phụ nữ có nồng độ E2 cao vào đỉnh LH (2754,8 ± 1390,2 pg/mL, p = 0,03) và số lượng noãn chọc hút tương đối cao (19,6 ± 10,7, p = 0,005). Phôi sống sau rã đông không bị ảnh hưởng bởi nồng độ P4 tại thời điểm đỉnh LH (1,0 ± 0,9 so với 0,9 ± 0,6 ng/ mL, p = 0,15). Số lượng phôi bào (8,8 ± 2,1 so với 8,7 ± 1,8, p = 0,45) và tỉ lệ phân mảnh (2,0 ± 4,2 so với 2,7 ± 5,4, p= 0,09) tại giai đoạn phôi phân chia tương đương giữa hai nhóm. Phôi đông lạnh tại giai đoạn ngày 7 có khả năng sống thấp hơn so với ngày 5 và ngày 6, với tỉ lệ không sống sau rã đông tương ứng là 8,2%; 1,9% và 3,9%, và sự khác biệt được quan sát rõ nhất ở phôi ngày 5 so với ngày 7 (p< 0,001). Ở những phôi phải sinh thiết hai lần, khả năng sống sót của phôi là tương đối thấp (OR 0,31, 95% KTC, 0,14 – 0,66, p = 0,003) so với phôi chỉ sinh thiết một lần. Lặp lại quy trình đông lạnh rã đông phôi bằng phương pháp thuỷ tinh hoá được chứng minh là không ảnh hưởng đến khả năng sống của phôi (p= 0,19). Phôi thoát màng hoàn toàn (phôi độ 6) có khả năng sống sau rã thấp hơn so với phôi độ 4 (OR 0,34, 95% KTC, 0,20 – 0,60) và độ 5 (OR 0,20, 95% KTC, 0,20 – 0,58). Phôi có ICM loại C có khả năng sống thấp hơn so với loại A (5,5% so với 2,6%, p < 0,001) và loại B (5,5% so với 2,6%, p < 0.001). Chất lượng TE tại thời điểm đông lạnh không ảnh hưởng đến khả năng sống của phôi. Phân tích đa biến và loại các yếu tố gây nhiễu cho thấy có mối tương quan giữa giảm khả năng sống của phôi sau trữ rã với việc tăng AFC, thời gian thực hiện IVF, sinh thiết phôi hai lần và phôi thoát màng hoàn toàn.
Kết luận
Đây là nghiên cứu đầu tiên thực hiện đánh giá các yếu tố dự đoán về khả năng sống của phôi nang nguyên bội sau khi trữ rã bằng phương pháp thuỷ tinh hoá. Kết quả nghiên cứu cho thấy phôi ở những phụ nữ có dự trữ buồng trứng cao và phải sinh thiết hai lần hoặc thoát màng hoàn toàn có khả năng sống sau trữ rã thấp đáng kể. Mặc dù bị giới hạn về thiết kế nghiên cứu hồi cứu và cỡ mẫu ở nhóm phôi không còn khả năng sống sau trữ rã tương đối thấp nhưng nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng quan trọng để bác sĩ có thể tiên lượng và tư vấn tốt hơn cho bệnh nhân.
Nguồn: Margeaux Oliva và cộng sự, 2021. Factors associated with vitrification‐warming survival in 6167 euploid blastocysts. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-021-02284-0
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn đến chất lượng tinh trùng và phân mảnh DNA ở nam giới vô sinh có xuất hiện bạch cầu trong tinh dịch - Ngày đăng: 22-11-2022
Tác dụng của Vitamin E dạng uống lên các thông số tinh dịch và kết quả IVF: Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát giả dược mù đôi - Ngày đăng: 21-11-2022
Vai trò của chuyên viên phôi học trong quy trình chuyển phôi - Ngày đăng: 21-11-2022
Lợi ích lâm sàng đối với việc đông lạnh tinh trùng đơn lẻ trong ICSI: Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 21-11-2022
Đánh giá hình thái có dự đoán tiềm năng phát triển của noãn không? Tổng quan hệ thống và đề xuất thang điểm đánh giá - Ngày đăng: 21-11-2022
Kéo dài thời gian điều trị letrozole có hiệu quả trong việc gây rụng trứng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang và kháng letrozole - Ngày đăng: 14-11-2022
Sự giao tiếp giữa mẹ và phôi - Ngày đăng: 14-11-2022
Chúng ta đang bước sang kỷ nguyên của tự động hóa trong hỗ trợ sinh sản: Những ứng dụng trong nuôi cấy phôi, đánh giá phôi và đông lạnh phôi (Phần 2) - Ngày đăng: 14-11-2022
Chúng ta đang bước sang kỷ nguyên của tự động hóa trong hỗ trợ sinh sản: Những ứng dụng trong phân tích tinh trùng, thao tác noãn và thụ tinh (Phần 1) - Ngày đăng: 14-11-2022
Kết quả ICSI sử dụng mẫu tinh trùng tươi và đông lạnh thu nhận bằng phương pháp PESA - TESA - Ngày đăng: 09-11-2022
Kết quả lâm sàng của trữ noãn chủ động ở phụ nữ lớn tuổi - Ngày đăng: 08-11-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK