Tin tức
on Tuesday 17-05-2022 8:11am
Danh mục: Tin quốc tế
Ths. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
Thừa cân và béo phì là một vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người trong suốt cuộc đời. Các nghiên cứu cho thấy béo phì làm suy giảm các thông số tinh dịch đồ và thượng di truyền của tinh trùng, từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi tiềm làm tổ.
Các nghiên cứu cho thấy béo phì làm giảm các thông số tinh dịch đồ (như mật độ, độ di động) và chất lượng DNA của tinh trùng. Béo phì được đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm toàn thân và mãn tính, với các tế bào mỡ liên tục tiết các yếu tố gây viêm và do đó gây ra trạng thái tiền viêm và oxy hóa quá mức căng thẳng làm tăng tổn thương DNA của tinh trùng. Việc gia tăng tiếp xúc với gốc oxy hóa tự do tạo ra bởi căng thẳng oxy hóa quá mức cũng liên quan đến những thay đổi sự methyl hóa DNA và cấu trúc nhiễm sắc chất trong quá trình sinh tinh. Điều này có thể gây những tác động tiềm tàng đến sự đóng góp thượng di truyền của bố trong quá trình hình thành phôi sau này. Ảnh hưởng của tình trạng béo phì của bố đối với sự phát triển phôi tiền làm tổ vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, bên cạnh đó còn ghi nhận các kết quả trái ngược nhau. Hơn nữa, theo tổng quan hệ thống và phân tích gộp năm 2018, đã cho thấy béo phì của bố có liên quan đến việc giảm tỉ lệ trẻ sinh sống (Mushtaq và cộng sự, 2018).
Sự phát triển phôi tiền làm tổ trong ống nghiệm được quan tâm vì nó cung cấp một cái nhìn sâu sắc về tác động trực tiếp của các yếu tố của bố (thông qua tinh trùng) và yếu tố của mẹ. Sức khỏe của người mẹ cũng vẫn được quan tâm vì các tế bào mầm sinh dục nguyên thuỷ cho đến giai đoạn noãn trưởng thành được tiếp xúc với môi trường nội sinh của cơ thể mẹ. Theo các nghiên cứu đã chứng minh béo phì ở người mẹ có liên quan đến việc giảm chất lượng noãn. Béo phì có cũng liên quan đến các thông số chất lượng tinh trùng và cơ hội mang thai, và giả thuyết được đặt ra rằng cân nặng của bố cũng có liên quan đến sự phát triển phôi tiền làm tổ và kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.
Để làm sáng tỏ được giả thuyết này, mục đích chính của nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu này sẽ phân tích mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể người bố và sự phát triển của phôi tiền làm tổ thụ tinh bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF) và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ phản ánh thực chất tình trạng cân nặng mức bình thường hay thừa cân, béo phì. Nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn được tổng cộng 211 nam giới, bao gồm: 86 người có cân nặng bình thường (BMI < 25,0 kg/m2), 94 người thừa cân (BMI 25 - 29,9 kg/m2) và 41 người béo phì (BMI ≥ 30 kg/m2). Các cặp vợ chồng này sẽ điều trị IVF / ICSI với tinh trùng xuất tinh, và nuôi cấy phôi trong hệ thống có camera quan sát liên tục EmbryoScope. Sự phát triển của phôi tiền làm tổ được đánh giá thông qua động học hình thái như tPNf, t2, t3, t4, t5, t6, t7, t8 (thời điểm tiền nhân biến mất, thời điểm phôi 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 tế bào) và chất lượng phôi được đánh giá bằng thuật toán KIDScore (thang điểm từ 1-5 tương ứng từ chất lượng kém nhất - tốt nhất). Kết quả chính của nghiên cứu bao gồm tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi hữu dụng, thai diễn tiến 12 tuần, tỷ lệ trẻ sinh sống.
Kết quả ghi nhận là
Tổng số 757 phôi được đánh giá trong đó 309 phôi ở nhóm cân nặng bình thường, 325 phôi người thừa cân, 123 phôi ở nhóm người béo phì.
Tỉ lệ thụ tinh ở nhóm có cân nặng bình thường là 0,81; tỉ lệ này sẽ giảm dần từ 0,81 đến 0,76 ở nhóm thừa cân và béo phì. Khi phân tích hồi quy tuyến tính, BMI của bố có mối tương quan âm với tỉ lệ thụ tinh (beta: −0,01; p = 0,001; khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu thì beta: −0,01; p = 0,002), có nghĩa giá trị BMI tăng 1 đơn vị thì tỉ lệ thụ tinh giảm 1%.
BMI của bố ở trường hợp thất bại thụ tinh hoàn toàn không khác biệt so với BMI của trường hợp thụ tinh bình thường (28,4 kg/m2 so với 26,7 kg/m2 ; p = 0,47). Khi phân tích hồi quy tuyến tính thì thấy không có mối tương quan giữa BMI bố và thất bại thụ tinh hoàn toàn (p = 0,2).
Ở nhóm nam giới có cân nặng bình thường, tổng số tinh trùng di động là 25,8 ×106 tinh trùng (IQR: 2,7 – 110,3), trong khi ở nhóm thừa cân là 12,1 × 106 tinh trùng (IQR: 0,2 – 85,8) và nhóm béo phì là 8,0 × 106 tinh trùng (IQR: 0,6 – 55,4), tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,09). Khi phân tích hồi quy tuyến tính, BMI bố có tương quan nghịch với tổng số tinh trùng di động (beta: −2,48 ×106 tinh trùng; p = 0,11) nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Ở những trường hợp chỉ số BMI của bố cao hơn có liên quan đến sự phát triển nhanh hơn của phôi tiền làm tổ, đặc biệt là trong các lần phân chia đầu tiên (t2: beta -0,11 giờ, KTC 95%, -0,21 – 0,0001; p = 0,05 và t3: beta -0,19 giờ, KTC 95%, -0,33 – -0,04; p = 0,01).
Chất lượng phôi đánh giá theo KIDScore không khác biệt ở các nhóm BMI (beta: −0,01; p = 0,64, khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu thì beta: −0,01; p = 0,62).
Khi phân tích hồi quy tuyến tính đã điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu (như tuổi bố, dân tộc, hút thuốc, rượu, trình trạng giáo dục, tổng số lượng tinh trùng di động, tuổi mẹ và BMI mẹ), cho thấy mối tương quan nghịch giữa BMI của bố và tỷ lệ thụ tinh (ước tính ảnh hưởng: -0,01; p = 0,002); nhưng không tương quan giữa BMI bố với tỷ lệ beta dương (OR =1,03; p = 0,49), thai lâm sàng (OR = 1,03; p = 0,51), trẻ sinh sống (OR = 1,01; p = 0,82).
Như vậy, chỉ số BMI của bố cao hơn bình thường có liên quan đến tỷ lệ thụ tinh giảm trong điều trị IVF / ICSI. Phát hiện của nghiên cứu này một lần nữa đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cân nặng nam giới bình thường trong điều trị IVF / ICSI.
Nguồn: A higher preconceptional paternal body mass index influences fertilization rate and preimplantation embryo development, Andrology,2022 Mar;10(3):486-494, doi: 10.1111/andr.13128.
Thừa cân và béo phì là một vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người trong suốt cuộc đời. Các nghiên cứu cho thấy béo phì làm suy giảm các thông số tinh dịch đồ và thượng di truyền của tinh trùng, từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi tiềm làm tổ.
Các nghiên cứu cho thấy béo phì làm giảm các thông số tinh dịch đồ (như mật độ, độ di động) và chất lượng DNA của tinh trùng. Béo phì được đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm toàn thân và mãn tính, với các tế bào mỡ liên tục tiết các yếu tố gây viêm và do đó gây ra trạng thái tiền viêm và oxy hóa quá mức căng thẳng làm tăng tổn thương DNA của tinh trùng. Việc gia tăng tiếp xúc với gốc oxy hóa tự do tạo ra bởi căng thẳng oxy hóa quá mức cũng liên quan đến những thay đổi sự methyl hóa DNA và cấu trúc nhiễm sắc chất trong quá trình sinh tinh. Điều này có thể gây những tác động tiềm tàng đến sự đóng góp thượng di truyền của bố trong quá trình hình thành phôi sau này. Ảnh hưởng của tình trạng béo phì của bố đối với sự phát triển phôi tiền làm tổ vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, bên cạnh đó còn ghi nhận các kết quả trái ngược nhau. Hơn nữa, theo tổng quan hệ thống và phân tích gộp năm 2018, đã cho thấy béo phì của bố có liên quan đến việc giảm tỉ lệ trẻ sinh sống (Mushtaq và cộng sự, 2018).
Sự phát triển phôi tiền làm tổ trong ống nghiệm được quan tâm vì nó cung cấp một cái nhìn sâu sắc về tác động trực tiếp của các yếu tố của bố (thông qua tinh trùng) và yếu tố của mẹ. Sức khỏe của người mẹ cũng vẫn được quan tâm vì các tế bào mầm sinh dục nguyên thuỷ cho đến giai đoạn noãn trưởng thành được tiếp xúc với môi trường nội sinh của cơ thể mẹ. Theo các nghiên cứu đã chứng minh béo phì ở người mẹ có liên quan đến việc giảm chất lượng noãn. Béo phì có cũng liên quan đến các thông số chất lượng tinh trùng và cơ hội mang thai, và giả thuyết được đặt ra rằng cân nặng của bố cũng có liên quan đến sự phát triển phôi tiền làm tổ và kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.
Để làm sáng tỏ được giả thuyết này, mục đích chính của nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu này sẽ phân tích mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể người bố và sự phát triển của phôi tiền làm tổ thụ tinh bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF) và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ phản ánh thực chất tình trạng cân nặng mức bình thường hay thừa cân, béo phì. Nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn được tổng cộng 211 nam giới, bao gồm: 86 người có cân nặng bình thường (BMI < 25,0 kg/m2), 94 người thừa cân (BMI 25 - 29,9 kg/m2) và 41 người béo phì (BMI ≥ 30 kg/m2). Các cặp vợ chồng này sẽ điều trị IVF / ICSI với tinh trùng xuất tinh, và nuôi cấy phôi trong hệ thống có camera quan sát liên tục EmbryoScope. Sự phát triển của phôi tiền làm tổ được đánh giá thông qua động học hình thái như tPNf, t2, t3, t4, t5, t6, t7, t8 (thời điểm tiền nhân biến mất, thời điểm phôi 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 tế bào) và chất lượng phôi được đánh giá bằng thuật toán KIDScore (thang điểm từ 1-5 tương ứng từ chất lượng kém nhất - tốt nhất). Kết quả chính của nghiên cứu bao gồm tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi hữu dụng, thai diễn tiến 12 tuần, tỷ lệ trẻ sinh sống.
Kết quả ghi nhận là
Tổng số 757 phôi được đánh giá trong đó 309 phôi ở nhóm cân nặng bình thường, 325 phôi người thừa cân, 123 phôi ở nhóm người béo phì.
Tỉ lệ thụ tinh ở nhóm có cân nặng bình thường là 0,81; tỉ lệ này sẽ giảm dần từ 0,81 đến 0,76 ở nhóm thừa cân và béo phì. Khi phân tích hồi quy tuyến tính, BMI của bố có mối tương quan âm với tỉ lệ thụ tinh (beta: −0,01; p = 0,001; khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu thì beta: −0,01; p = 0,002), có nghĩa giá trị BMI tăng 1 đơn vị thì tỉ lệ thụ tinh giảm 1%.
BMI của bố ở trường hợp thất bại thụ tinh hoàn toàn không khác biệt so với BMI của trường hợp thụ tinh bình thường (28,4 kg/m2 so với 26,7 kg/m2 ; p = 0,47). Khi phân tích hồi quy tuyến tính thì thấy không có mối tương quan giữa BMI bố và thất bại thụ tinh hoàn toàn (p = 0,2).
Ở nhóm nam giới có cân nặng bình thường, tổng số tinh trùng di động là 25,8 ×106 tinh trùng (IQR: 2,7 – 110,3), trong khi ở nhóm thừa cân là 12,1 × 106 tinh trùng (IQR: 0,2 – 85,8) và nhóm béo phì là 8,0 × 106 tinh trùng (IQR: 0,6 – 55,4), tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,09). Khi phân tích hồi quy tuyến tính, BMI bố có tương quan nghịch với tổng số tinh trùng di động (beta: −2,48 ×106 tinh trùng; p = 0,11) nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Ở những trường hợp chỉ số BMI của bố cao hơn có liên quan đến sự phát triển nhanh hơn của phôi tiền làm tổ, đặc biệt là trong các lần phân chia đầu tiên (t2: beta -0,11 giờ, KTC 95%, -0,21 – 0,0001; p = 0,05 và t3: beta -0,19 giờ, KTC 95%, -0,33 – -0,04; p = 0,01).
Chất lượng phôi đánh giá theo KIDScore không khác biệt ở các nhóm BMI (beta: −0,01; p = 0,64, khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu thì beta: −0,01; p = 0,62).
Khi phân tích hồi quy tuyến tính đã điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu (như tuổi bố, dân tộc, hút thuốc, rượu, trình trạng giáo dục, tổng số lượng tinh trùng di động, tuổi mẹ và BMI mẹ), cho thấy mối tương quan nghịch giữa BMI của bố và tỷ lệ thụ tinh (ước tính ảnh hưởng: -0,01; p = 0,002); nhưng không tương quan giữa BMI bố với tỷ lệ beta dương (OR =1,03; p = 0,49), thai lâm sàng (OR = 1,03; p = 0,51), trẻ sinh sống (OR = 1,01; p = 0,82).
Như vậy, chỉ số BMI của bố cao hơn bình thường có liên quan đến tỷ lệ thụ tinh giảm trong điều trị IVF / ICSI. Phát hiện của nghiên cứu này một lần nữa đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cân nặng nam giới bình thường trong điều trị IVF / ICSI.
Nguồn: A higher preconceptional paternal body mass index influences fertilization rate and preimplantation embryo development, Andrology,2022 Mar;10(3):486-494, doi: 10.1111/andr.13128.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tối ưu thời điểm tiêm tinh trùng vào bào tương noãn sau khi nuôi trưởng thành noãn non GV trong IVM sử dụng hệ thống time – lapse - Ngày đăng: 17-05-2022
ESHRE JOURNAL CLUB: PGT có phải là trò chơi về con số? Hiệu quả của PGT và tầm quan trọng của sự đồng thuận - Ngày đăng: 09-05-2022
Suy giảm khả năng sửa chữa DNA: cơ chế giải thích cho tiềm năng phát triển thấp của những phôi phát triển giai đoạn sớm sau thụ tinh từ noãn các bệnh nhân bị thừa cân điều trị IVF - Ngày đăng: 05-05-2022
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sẩy thai trong điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 04-05-2022
Ảnh hưởng của các phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung đến nguy cơ thai ngoài tử cung trong các chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 04-05-2022
Kinh nghiệm mười lăm năm tại trung tâm có ngân hàng tinh trùng cho bệnh nhân ung thư: Việc sử dụng và kết quả điều trị của những bệnh nhân còn sống - Ngày đăng: 02-05-2022
Mang thai thành công, sinh con và sự phát triển của trẻ em sau khi đông lạnh noãn ở bệnh nhân nữ ung thư trong suốt 25 năm bảo tồn khả năng sinh sản - Ngày đăng: 24-04-2022
Các yếu tố liên quan đến thảo luận về bảo tồn khả năng sinh sản trên 1.357 bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng hoá trị - Ngày đăng: 24-04-2022
Phân tích sự biểu hiện các gen và miRNAs liên quan đến thật bại làm tổ liên tiếp – dấu ấn sinh học không xâm lấn mới dự đoán khả năng làm tổ của phôi - Ngày đăng: 21-04-2022
Đường kính tế bào chất của noãn ≥ 130 µm có thể được dùng để xác định noãn bào kích thước lớn (Giant oocytes – GOs) - Ngày đăng: 21-04-2022
Thông tin chi tiết về đa dạng bất thường hình thái đuôi tinh trùng trong vô sinh nam: Có gì mới? - Ngày đăng: 21-04-2022
CircSTK40 – một RNA dạng vòng gây ra thất bại làm tổ liên tiếp thông qua trục HSP90/AKT/FOXO1 - Ngày đăng: 16-04-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK