Tin tức
on Monday 02-05-2022 9:04am
Danh mục: Tin quốc tế
Nguyễn Thị Vân Anh_IVF Vạn Hạnh
Những tiến bộ của y học hiện đại đã nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư, giúp cải thiện khả năng sống sót của họ. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị ung thư thường gây suy giảm khả năng sinh sản của người bệnh. Đối với các nam giới có thể ảnh hưởng lên tế bào mầm, quá trình biệt hóa tinh trùng do tinh hoàn cực kỳ nhạy cảm với các tác nhân hóa trị và xạ trị. Mặc khác, tế bào Leydig có khả năng đề kháng cao hơn với bức xạ khi ở độ tuổi trưởng thành. Do đó, bệnh nhân vẫn có thể sản xuất testosterone sau khi điều trị ung thư mặc dù bị vô tinh.
Các phương pháp điều trị ung thư có thể gây hại tạm thời hoặc vĩnh viễn đến khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào vị trí, kích thước và liều lượng được chỉ định. Mỗi tác nhân có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến quá trình sinh tinh và cũng tùy thuộc vào chất lượng của tinh trùng trước đó. Do đó, không thể dự đoán chắc chắc khả năng sinh sản của bệnh nhân sau điều trị. Đây là lý do các hướng dẫn quốc tế khuyến cáo bác sĩ chuyên khoa ung thư nên tư vấn cho bệnh nhân trong độ tuổi sinh sản nguy cơ vô sinh và giới thiệu họ đến các bác sĩ chuyên khoa về bảo tồn khả năng sinh sản trước khi bắt đầu điều trị.
Hiện nay, bảo quản lạnh tinh trùng hay trữ lạnh tinh trùng là lựa chọn tối ưu để duy trì khả năng sinh sản cho nam giới trưởng thành và trẻ em dậy thì. Sau khi điều trị ung thư thành công bệnh nhân mong muốn có con sẽ được hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive treatments – ART), nhất là tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection – ICSI) với tỷ lệ thành công lên đến 32%. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ như trong các tài liệu gần đây tỷ lệ bệnh nhân nhận được đề nghị bảo quản lạnh tinh trùng, cũng như tỷ lệ bệnh nhân cố gắng bảo quản lạnh trước khi điều trị ung thư khác nhau rất nhiều. Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng tinh trùng thường ít hơn 10% và không có nhiều dữ liệu về tỷ lệ điều trị ART thành công, cũng như dữ liệu theo dõi trẻ sinh sống từ tinh trùng trữ lạnh. Do đó, Stigliani và cộng sự (2021) đã đánh giá tác động của quy trình này bằng cách ghi nhận kết quả lâm sàng và theo dõi trẻ sinh sống của những bệnh nhân ung thư sau khi điều trị sử dụng tinh trùng đã bảo quản trước đó trong 15 năm.
Phương pháp: 682 bệnh nhân ung thư nam được tư vấn bảo tồn khả năng sinh sản bằng phương pháp đông lạnh tinh trùng trong suốt 15 năm (2004 – 2019) trước khi điều trị bằng các phương pháp gây độc cho tuyến sinh dục. Trong đó, 632 (93%) có khả năng xuất tinh và những người khác được chẩn đoán vô tinh hoặc không lấy được tinh trùng. Tất cả mẫu tinh dịch được thu nhận bằng cách thủ dâm sau khi kiêng xuất tinh 3 ngày và bảo quản bằng phương pháp đông lạnh chậm. Các dữ liệu về chất lượng tinh trùng trước và sau khi đông lạnh được ghi nhận. Bên cạnh đó, dữ liệu tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi phân chia, tỷ lệ phôi nang và tỷ lệ làm tổ cũng được báo cáo.
Kết quả:
Kết luận: Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư ngày càng tăng trong những thập kỷ qua nhưng vẫn để lại những tác dụng phụ tàn khốc như vô sinh. Bảo tồn khả năng sinh sản nam bằng đông lạnh tinh trùng là phương pháp duy nhất được lựa chọn và đáng tin cậy. Kết quả theo dõi 15 năm này đã cho chúng ta thêm một xác nhận rằng tinh dịch nam có thể lưu trữ trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai. Do đó, các bác sĩ cần tư vấn cho bệnh nhân nam trẻ tuổi bảo tồn khả năng sinh sản bằng trữ lạnh tinh trùng trước khi điều trị ung thư bằng các tác nhân gây độc cho tuyến sinh dục và kết quả điều trị ART đáng khích lệ.
Nguồn: Stigliani, S., Massarotti, C., De Leo, C., Maccarini, E., Sozzi, F., Cagnacci, A., Anserini, P., & Scaruffi, P. (2021). Fifteen Year Regional Center Experience in Sperm Banking for Cancer Patients: Use and Reproductive Outcomes in Survivors. Cancers, 13(1), 116.
Những tiến bộ của y học hiện đại đã nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư, giúp cải thiện khả năng sống sót của họ. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị ung thư thường gây suy giảm khả năng sinh sản của người bệnh. Đối với các nam giới có thể ảnh hưởng lên tế bào mầm, quá trình biệt hóa tinh trùng do tinh hoàn cực kỳ nhạy cảm với các tác nhân hóa trị và xạ trị. Mặc khác, tế bào Leydig có khả năng đề kháng cao hơn với bức xạ khi ở độ tuổi trưởng thành. Do đó, bệnh nhân vẫn có thể sản xuất testosterone sau khi điều trị ung thư mặc dù bị vô tinh.
Các phương pháp điều trị ung thư có thể gây hại tạm thời hoặc vĩnh viễn đến khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào vị trí, kích thước và liều lượng được chỉ định. Mỗi tác nhân có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến quá trình sinh tinh và cũng tùy thuộc vào chất lượng của tinh trùng trước đó. Do đó, không thể dự đoán chắc chắc khả năng sinh sản của bệnh nhân sau điều trị. Đây là lý do các hướng dẫn quốc tế khuyến cáo bác sĩ chuyên khoa ung thư nên tư vấn cho bệnh nhân trong độ tuổi sinh sản nguy cơ vô sinh và giới thiệu họ đến các bác sĩ chuyên khoa về bảo tồn khả năng sinh sản trước khi bắt đầu điều trị.
Hiện nay, bảo quản lạnh tinh trùng hay trữ lạnh tinh trùng là lựa chọn tối ưu để duy trì khả năng sinh sản cho nam giới trưởng thành và trẻ em dậy thì. Sau khi điều trị ung thư thành công bệnh nhân mong muốn có con sẽ được hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive treatments – ART), nhất là tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection – ICSI) với tỷ lệ thành công lên đến 32%. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ như trong các tài liệu gần đây tỷ lệ bệnh nhân nhận được đề nghị bảo quản lạnh tinh trùng, cũng như tỷ lệ bệnh nhân cố gắng bảo quản lạnh trước khi điều trị ung thư khác nhau rất nhiều. Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng tinh trùng thường ít hơn 10% và không có nhiều dữ liệu về tỷ lệ điều trị ART thành công, cũng như dữ liệu theo dõi trẻ sinh sống từ tinh trùng trữ lạnh. Do đó, Stigliani và cộng sự (2021) đã đánh giá tác động của quy trình này bằng cách ghi nhận kết quả lâm sàng và theo dõi trẻ sinh sống của những bệnh nhân ung thư sau khi điều trị sử dụng tinh trùng đã bảo quản trước đó trong 15 năm.
Phương pháp: 682 bệnh nhân ung thư nam được tư vấn bảo tồn khả năng sinh sản bằng phương pháp đông lạnh tinh trùng trong suốt 15 năm (2004 – 2019) trước khi điều trị bằng các phương pháp gây độc cho tuyến sinh dục. Trong đó, 632 (93%) có khả năng xuất tinh và những người khác được chẩn đoán vô tinh hoặc không lấy được tinh trùng. Tất cả mẫu tinh dịch được thu nhận bằng cách thủ dâm sau khi kiêng xuất tinh 3 ngày và bảo quản bằng phương pháp đông lạnh chậm. Các dữ liệu về chất lượng tinh trùng trước và sau khi đông lạnh được ghi nhận. Bên cạnh đó, dữ liệu tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi phân chia, tỷ lệ phôi nang và tỷ lệ làm tổ cũng được báo cáo.
Kết quả:
- Tỷ lệ sử dụng: Trong 15 năm có 46% bệnh nhân tiếp tục duy trì bảo quản mẫu tinh trùng trữ và chỉ có 26 bệnh nhân (4%) quay lại sử dụng tinh trùng của họ để mang thai bằng điều trị ART. Trong đó, có 52% là bệnh bạch cầu và u bạch huyết, 20% ung thư tinh hoàn và 28% các loại bệnh ác tính khác. Thời gian bảo quản trung bình là 3,3 năm. Tại thời điểm đông lạnh, mật độ tinh trùng (40,0 ± 34,4 triệu/ml), độ di động (50,4% ± 20,3%) và 27% (7/26) bệnh nhân có mật độ tinh trùng thấp (<15 triệu/ml). Tại thời điểm rã đông, mật độ tinh trùng (10,4 ± 9,8 triệu/ml) và độ di động (16,0% ± 16,3%) giảm đáng kể.
- Kết quả điều trị ART: 26 cặp vợ chồng sử dụng tinh trùng trữ lạnh, 34 chu kỳ ICSI với 11 lần chuyển phôi trữ. Kết quả lâm sàng và phôi học ghi nhận tỷ lệ thụ tinh (68%), tỷ lệ phôi phân chia (97%), tỷ lệ phôi chất lượng tốt (51%) và tỷ lệ phôi nang (28%). Có 13 trẻ được sinh ra với tỷ lệ sinh sống tích lũy là 35% (9/26) trễn mỗi cặp vợ chồng. Không ghi nhận trường hợp thai chết lưu hay dị tật nào.
Kết luận: Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư ngày càng tăng trong những thập kỷ qua nhưng vẫn để lại những tác dụng phụ tàn khốc như vô sinh. Bảo tồn khả năng sinh sản nam bằng đông lạnh tinh trùng là phương pháp duy nhất được lựa chọn và đáng tin cậy. Kết quả theo dõi 15 năm này đã cho chúng ta thêm một xác nhận rằng tinh dịch nam có thể lưu trữ trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai. Do đó, các bác sĩ cần tư vấn cho bệnh nhân nam trẻ tuổi bảo tồn khả năng sinh sản bằng trữ lạnh tinh trùng trước khi điều trị ung thư bằng các tác nhân gây độc cho tuyến sinh dục và kết quả điều trị ART đáng khích lệ.
Nguồn: Stigliani, S., Massarotti, C., De Leo, C., Maccarini, E., Sozzi, F., Cagnacci, A., Anserini, P., & Scaruffi, P. (2021). Fifteen Year Regional Center Experience in Sperm Banking for Cancer Patients: Use and Reproductive Outcomes in Survivors. Cancers, 13(1), 116.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mang thai thành công, sinh con và sự phát triển của trẻ em sau khi đông lạnh noãn ở bệnh nhân nữ ung thư trong suốt 25 năm bảo tồn khả năng sinh sản - Ngày đăng: 24-04-2022
Các yếu tố liên quan đến thảo luận về bảo tồn khả năng sinh sản trên 1.357 bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng hoá trị - Ngày đăng: 24-04-2022
Phân tích sự biểu hiện các gen và miRNAs liên quan đến thật bại làm tổ liên tiếp – dấu ấn sinh học không xâm lấn mới dự đoán khả năng làm tổ của phôi - Ngày đăng: 21-04-2022
Đường kính tế bào chất của noãn ≥ 130 µm có thể được dùng để xác định noãn bào kích thước lớn (Giant oocytes – GOs) - Ngày đăng: 21-04-2022
Thông tin chi tiết về đa dạng bất thường hình thái đuôi tinh trùng trong vô sinh nam: Có gì mới? - Ngày đăng: 21-04-2022
CircSTK40 – một RNA dạng vòng gây ra thất bại làm tổ liên tiếp thông qua trục HSP90/AKT/FOXO1 - Ngày đăng: 16-04-2022
Biểu hiện nội mạc tử cung của các gene liên kết tế bào ở bệnh nhân bị thất bại làm tổ nhiều lần trong chu kỳ IVF - Ngày đăng: 10-04-2022
Cơ chế phân tử của hormone sinh dục trên sự tăng sinh và phát triển của tế bào Sertoli - Ngày đăng: 10-04-2022
Đưa thêm nhiều công nghệ vào labo IVF để cải thiện kết quả hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 10-04-2022
Đo lường mức độ stress oxy hóa trong quá trình đông lạnh và rã đông tinh trùng người: Vai trò bảo vệ của Myo-Inositol đối với tinh trùng trong điều trị thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 10-04-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK