Tin tức
on Sunday 10-04-2022 10:23pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Thất bại làm tổ nhiều lần (recurrent implantation failure – RIF) ở phần lớn bệnh nhân làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và chuyển phôi (embryo transfer – ET) là do nhiều yếu tố khác nhau như tuổi mẹ, chất lượng phôi, khả năng tiếp nhận nội mạc tử cung (endometrial receptivitiy – ER) và hệ miễn dịch. Nhiều bài báo cáo cho thấy tỉ lệ RIF ở bệnh nhân IVF-ET có thể lên tới 5-10%; vì vậy, RIF đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm trong nghiên cứu sinh sản hiện nay. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng liệu pháp moxibustion sử dụng thảo dược (herb-partitioned moxibustion - HPM) đắp trên rốn là một trong những phương pháp điều trị của châm cứu có tác dụng tích cực đối với thai kỳ. Tuy nhiên, ứng dụng của HPM trong điều trị RIF vẫn chưa được báo cáo. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả và tính an toàn của HPM trong việc cải thiện kết quả chuyển phôi đông lạnh (frozen embryo transfer – FET) ở bệnh nhân RIF.
Châm cứu là một phương thức đặc trưng và tiêu biểu của y học cổ truyền, có tác dụng điều trị toàn diện đa kênh, đa liên kết và mục tiêu với đặc điểm là bệnh bên trong được điều trị bằng can thiệp từ bên ngoài. Vì vậy, nó đã dần được các chuyên gia trong và ngoài nước chấp nhận trong lĩnh vực sinh sản cũng như ứng dụng trong ngăn ngừa và điều trị RIF. Nhiều kết quả cho thấy châm cứu có tác dụng cải thiện đáng kể tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ mang thai lâm sàng ở bệnh nhân điều trị RIF; và HPM cũng là một thể loại của châm cứu. Moxibustion có thể tác động trực tiếp lên nội mạc và thúc đẩy vi tuần hoàn của nó. Bên cạnh đó, điều này được chứng minh rằng ở bệnh nhân vô sinh với sự suy giảm chức năng lưỡng cực, HPM có thể làm giảm hiệu quả chỉ số đối kháng (resistance index – RI) và chỉ số xung (pulsatility index – PI), sau đó cải thiện tưới máu trong tử cung, tăng độ dày nội mạc tử cung và cải thiện tỉ lệ mang thai. Ngoài ra, HPM còn cải thiện chất lượng tế bào noãn ở những bệnh nhân lớn tuổi hiếm muộn bằng cách điều chỉnh con đường chuyển hóa retinol và glycerophospholipid.
Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên nhằm quan sát hiệu quả điều trị của liệu pháp HPM đối với RIF và khám phá cơ chế của nó ở đối tượng là 210 bệnh nhân có từ 4 phôi chất lượng tốt liên tục trong 3 chu kỳ FET nhưng đang trải qua RIF hoặc bệnh nhân sử dụng phác đồ đối vận GnRH với ít nhất 2 phôi chất lượng tốt. Nhóm điều trị sẽ được đắp HPM trên rốn mỗi tuần một lần trong ba chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp và nhóm đối chứng sẽ không dùng HPM. Trong chu kỳ kinh thứ 4, cả hai nhóm bệnh nhân được chuẩn bị nội mạc tử cung cho FET. Kết quả mang thai được ghi lại sau 3 tháng theo dõi. Đầu tiên là tỉ lệ mang thai diễn tiến được so sánh giữa hai nhóm; đồng thời các yếu tố khác như loại hoặc lưu thông máu nội mạc, RI, PI của động mạch tử cung hai bên, huyết thanh estradiol (E2), progesterone (P), tỉ lệ sẩy thai sớm, tỉ lệ làm tổ và thai lâm sàng cũng được ghi nhận. Thời gian tiến hành nghiên cứu bắt đầu từ giữa tháng 10 (2021) và kết thúc vào cuối tháng 6 (2022).
Hoạt động cụ thể của HPM:
Mặc dù các bằng chứng thuyết phục vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu nhưng HPM ngày càng được các thầy thuốc Đông y sử dụng để điều trị vô sinh. Các thử nghiệm lâm sàng cần được thiết kế tốt để chứng minh hiệu quả của HPM ở bệnh nhân RIF để thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi.
Tóm lại, kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp bằng chứng hiệu quả cho thấy HPM giúp cải thiện kết quả mang thai của phụ nữ bị RIF.
Nguồn: Xia Q.C, Gao S.Z, Song J.Y và cộng sự. Effectiveness of herb-partitioned moxibustion on the navel for pregnancy outcomes in patients with recurrent implantation failure undergoing in vitro fertilization and embryo transfer: a study protocol for a randomized controlled trial. 2022 Mar 15.
Thất bại làm tổ nhiều lần (recurrent implantation failure – RIF) ở phần lớn bệnh nhân làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và chuyển phôi (embryo transfer – ET) là do nhiều yếu tố khác nhau như tuổi mẹ, chất lượng phôi, khả năng tiếp nhận nội mạc tử cung (endometrial receptivitiy – ER) và hệ miễn dịch. Nhiều bài báo cáo cho thấy tỉ lệ RIF ở bệnh nhân IVF-ET có thể lên tới 5-10%; vì vậy, RIF đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm trong nghiên cứu sinh sản hiện nay. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng liệu pháp moxibustion sử dụng thảo dược (herb-partitioned moxibustion - HPM) đắp trên rốn là một trong những phương pháp điều trị của châm cứu có tác dụng tích cực đối với thai kỳ. Tuy nhiên, ứng dụng của HPM trong điều trị RIF vẫn chưa được báo cáo. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả và tính an toàn của HPM trong việc cải thiện kết quả chuyển phôi đông lạnh (frozen embryo transfer – FET) ở bệnh nhân RIF.
Châm cứu là một phương thức đặc trưng và tiêu biểu của y học cổ truyền, có tác dụng điều trị toàn diện đa kênh, đa liên kết và mục tiêu với đặc điểm là bệnh bên trong được điều trị bằng can thiệp từ bên ngoài. Vì vậy, nó đã dần được các chuyên gia trong và ngoài nước chấp nhận trong lĩnh vực sinh sản cũng như ứng dụng trong ngăn ngừa và điều trị RIF. Nhiều kết quả cho thấy châm cứu có tác dụng cải thiện đáng kể tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ mang thai lâm sàng ở bệnh nhân điều trị RIF; và HPM cũng là một thể loại của châm cứu. Moxibustion có thể tác động trực tiếp lên nội mạc và thúc đẩy vi tuần hoàn của nó. Bên cạnh đó, điều này được chứng minh rằng ở bệnh nhân vô sinh với sự suy giảm chức năng lưỡng cực, HPM có thể làm giảm hiệu quả chỉ số đối kháng (resistance index – RI) và chỉ số xung (pulsatility index – PI), sau đó cải thiện tưới máu trong tử cung, tăng độ dày nội mạc tử cung và cải thiện tỉ lệ mang thai. Ngoài ra, HPM còn cải thiện chất lượng tế bào noãn ở những bệnh nhân lớn tuổi hiếm muộn bằng cách điều chỉnh con đường chuyển hóa retinol và glycerophospholipid.
Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên nhằm quan sát hiệu quả điều trị của liệu pháp HPM đối với RIF và khám phá cơ chế của nó ở đối tượng là 210 bệnh nhân có từ 4 phôi chất lượng tốt liên tục trong 3 chu kỳ FET nhưng đang trải qua RIF hoặc bệnh nhân sử dụng phác đồ đối vận GnRH với ít nhất 2 phôi chất lượng tốt. Nhóm điều trị sẽ được đắp HPM trên rốn mỗi tuần một lần trong ba chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp và nhóm đối chứng sẽ không dùng HPM. Trong chu kỳ kinh thứ 4, cả hai nhóm bệnh nhân được chuẩn bị nội mạc tử cung cho FET. Kết quả mang thai được ghi lại sau 3 tháng theo dõi. Đầu tiên là tỉ lệ mang thai diễn tiến được so sánh giữa hai nhóm; đồng thời các yếu tố khác như loại hoặc lưu thông máu nội mạc, RI, PI của động mạch tử cung hai bên, huyết thanh estradiol (E2), progesterone (P), tỉ lệ sẩy thai sớm, tỉ lệ làm tổ và thai lâm sàng cũng được ghi nhận. Thời gian tiến hành nghiên cứu bắt đầu từ giữa tháng 10 (2021) và kết thúc vào cuối tháng 6 (2022).
Hoạt động cụ thể của HPM:
- Chuẩn bị dược liệu: tang ký sinh, thỏ ty tử, ty liên bì, quế, đào nhân, rễ mẫu đơn đỏ, đương quy, xuyên khung, củ gấu và băng phiến sẽ được trộn theo một tỉ lệ nhất định và nghiền nhỏ và bảo quản. Chức năng chính của chúng là bổ gan thận, bổ khí và thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ứ máu tĩnh mạch.
- Vòng bột nhão: bột được pha thành hình tròn với nước ấm sôi để dùng lâu, có đường kính ngoài 6 cm và đường kính trong 3 cm khoảng giữa có kích thước bằng lỗ rốn bệnh nhân.
- Chuẩn bị moxa cone: moxa được nặn thành một hình nón (đường kính 1 cm, cao 1 cm), có chóp, xoắn thật chặt.
- Thao tác: Bệnh nhân nằm ngửa, vòng bột được đặt trên rốn, khoảng 8-10g dược liệu được đắp đầy rốn; sau đó moxa cone được đặt lên trên. Khoảng 2 giờ sau, rốn được làm khô rồi dán và bịt kín trong 24 giờ.
Mặc dù các bằng chứng thuyết phục vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu nhưng HPM ngày càng được các thầy thuốc Đông y sử dụng để điều trị vô sinh. Các thử nghiệm lâm sàng cần được thiết kế tốt để chứng minh hiệu quả của HPM ở bệnh nhân RIF để thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi.
Tóm lại, kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp bằng chứng hiệu quả cho thấy HPM giúp cải thiện kết quả mang thai của phụ nữ bị RIF.
Nguồn: Xia Q.C, Gao S.Z, Song J.Y và cộng sự. Effectiveness of herb-partitioned moxibustion on the navel for pregnancy outcomes in patients with recurrent implantation failure undergoing in vitro fertilization and embryo transfer: a study protocol for a randomized controlled trial. 2022 Mar 15.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Định nghĩa mới về thất bại làm tổ nhiều lần dựa trên tỷ lệ phôi nang lệch bội ở các nhóm tuổi mẹ khác nhau - Ngày đăng: 10-04-2022
Ảnh hưởng của xét nghiệm sàng lọc di truyền tiền làm tổ PGT-A đến kết quả lâm sàng của nhóm bệnh nhân nguy cơ cao - Ngày đăng: 10-04-2022
Mối tương quan giữa các thông số phôi học và lâm sàng với tỉ lệ sẩy thai sau chuyển đơn phôi nguyên bội - Ngày đăng: 06-04-2022
Tác động của tuổi tác và hình thái phôi lên tỉ lệ làm tổ sau khi chuyển phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 06-04-2022
Ảnh hưởng của việc trữ rã và sinh thiết phôi nhiều lần lên kết quả lâm sàng và bé sơ sinh - Ngày đăng: 06-04-2022
Kết quả thai sau chuyển phôi ở những bệnh nhân vô sinh do yếu tố nam nặng - Ngày đăng: 06-04-2022
Chuẩn bị tinh trùng bằng kỹ thuật Microfluidic so với phương pháp ly tâm thang nồng độ ở bệnh nhân nam có tinh trùng di động kém, hình dạng bất thường - Ngày đăng: 06-04-2022
Lịch sử chi tiết 30 năm của cuộc cách mạng sinh thiết phôi: hiện tại và tương lai (Phần 2) - Ngày đăng: 06-04-2022
Lịch sử chi tiết 30 năm của cuộc cách mạng sinh thiết phôi: quá khứ (Phần 1) - Ngày đăng: 06-04-2022
Tiên lượng khả năng phát triển thành phôi nang từ phôi ngày 3 bằng cách sử dụng thuật toán học máy - Ngày đăng: 05-04-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK