Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 06-04-2022 4:56pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thành Nam - IVFMD SIH - Bệnh viện phụ sản Quốc tế Sài Gòn
 
Sinh thiết phôi nang hiện tại đã trở thành kỹ thuật chủ đạo trong xét nghiệm phôi tiền làm tổ (PGT). Trong kỹ thuật này, quá trình trữ- rã phôi sau khi sinh thiết là điều tất yếu giúp ta có thêm thời gian thực hiện các xét nghiệm di truyền cũng như tư vấn lựa chọn phôi thích hợp trước khi tiến hành chuyển phôi. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ thấp các xét nghiệm di truyền thất bại dẫn đến việc không có kết quả sinh thiết, do đó chúng ta phải tiến hành một chu kỳ sinh thiết và trữ rã lại các phôi không xét nghiệm được. Ngoài ra cũng có trường hợp bệnh nhân có nhu cầu làm PGT cho các phôi đã trữ lạnh, điều này sẽ dẫn đến việc trữ rã đông hai lần đối với những phôi này, có một số nghiên cứu cho thấy quá trình trữ rã hai lần không ảnh hưởng đến phát triển của phôi, tuy nhiên cũng còn nhiều tranh cãi về việc này.
 
Do đó, nhóm nghiên cứu của Anick De Vos và cs (2020) đã thực hiện một nghiên cứu quan sát đơn trung tâm dạng hồi cứu nhằm theo dõi ảnh hưởng của việc trữ rã và sinh thiết phôi nhiều lần lên kết quả lâm sàng và bé sơ sinh của bệnh nhân.
 
Phương pháp
Nghiên cứu thực hiện từ tháng 3/2015 đến tháng 12/2019 bao gồm tổng cộng 97 chu kỳ sinh thiết phôi nang và xét nghiệm phôi tiền làm tổ (PGT).
Trong các chu kỳ này:
 - 36 chu kỳ phôi được sinh thiết từ phôi đã trữ đông, sau đó phôi được trữ lại, nhóm này được gọi là nhóm trữ rã kép + sinh thiết đơn (double vitrification single biopsy - DVSB)
 - 61 chu kỳ phôi đã được sinh thiết trước đó vào ngày 3 hoặc ngày 5,6 sau đó trữ đông, phôi được sinh thiết lại nguyên nhân do lần sinh thiết trước đó không có được kết quả, phôi sau sinh thiết lần hai cũng được trữ đông lại, nhóm này được gọi là nhóm trữ rã kép + sinh thiết kép (double vitrification double biopsy - DVDB)
 
Cả 2 nhóm sau đó đều được tiến hành chuyển phôi đông lạnh (FET) và theo dõi kết quả thai lâm sàng, thai sinh sống, kết quả chu sinh và sự phát triển của em bé sau khi sinh.
 
 
Kết quả
      KẾT QUẢ LÂM SÀNG:
  • Tỷ lệ thai trên tổng số chu kỳ FET là 60,0%, trong đó nhóm DVSB (68,0%) cao hơn so với nhóm DVDB (50,0%). Tuy nhiên khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
  •  Tỷ lệ sinh thai lâm sàng trên mỗi chu kỳ FET là 40,0% trong đó nhóm DVSB (44,0%) cao hơn so với nhóm DVDB (35,0%). Khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê.
  • Tổng cộng có 13 ca sinh sống trong đó 8 trong nhóm DVSB và 5 trong nhóm DVDB và khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê.

KẾT QUẢ SINH CHU SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ:
  • Tuổi thai trung bình là 273 ngày, cân nặng trung bình của thai là 3521g và SDS (standard deviation scores - độ lệch chuẩn được điểm) cân nặng trung bình lúc sinh là 0,39.
  • Một em bé từ nhóm DVSB sống sót sau ca song sinh 2 nhau 2 ối. 9 trên 13 trẻ có các kết quả về sức khỏe sau khi sinh như sau: 5 trẻ 3 tháng tuổi, 2 trẻ 1 tuổi và 2 trẻ đến 2 tuổi. Không có bé nào trong số này có dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Không có bất thường về sự phát triển tâm thần, vận động nào, tuy nhiên những dữ liệu hiện tại hầu hết chỉ giới hạn ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ 3 tháng tuổi.
 
Bàn luận
Nhìn chung tỷ lệ thai lâm sàng trên mỗi chu kỳ FET là 40%, không có sự khác biệt giữa nhóm DVSB (44,0%) và nhóm DVDB (35,0%). Tuy nhiên do số lượng mẫu còn ít nên cần nhiều nghiên cứu thêm.
 
Tỷ lệ trẻ sinh sống là 18,6%, trong đó nhóm DVSB (30,6%) cao hơn nhóm DVDB (11,5%) và cũng như trên do số lượng mẫu ít nên cần thêm nhiều nghiên cứu khác.
 
Về kết quả sự phát triển của bé sau sinh thì không nhận thấy bất thường nào trên 13 em bé sinh ở trong cả hai nhóm.
 
Kết luận
Tóm lại, việc thực hiện kỹ thuật sinh thiết và trữ rã nhiều lần trên phôi vẫn có thể cho kết quả thai lâm sàng và thai sinh sống tốt, tuy nhiên do số liệu còn ít nên cần thêm các nghiên cứu khác để kết luận. Khi tiến hành theo dõi 13 em bé sinh ra từ phôi được trữ rã kép và sinh thiết kép cho thấy không có tác dụng phụ nào. Nghiên cứu giúp cung cấp thêm bằng chứng nhằm tư vấn cho các cặp vợ chồng khi phải tiến hành trữ rã phôi nhiều lần hoặc phải tiến hành sinh thiết phôi nhiều lần.
 
Tài liệu tham khảo: Anick De Vos, Lisbet Van Landuyt, Martine De Rycke, Pieter Verdyck, Greta Verheyen, Andrea Buysse, Florence Belva, Kathelijn Keymolen, Herman Tournaye, and Willem Verpoest et al. Multiple vitrification-warming and biopsy procedures on human embryos: clinical outcome and neonatal follow-up of children · September 2020
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK