Tin tức
on Friday 01-04-2022 6:11pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Quỳnh Như- IVFMD Buôn Ma Thuột
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay nhiều phụ nữ trì hoãn việc sinh con cho đến sau 40 tuổi. Tuy nhiên càng lớn tuổi khả năng sinh sản càng giảm, điều này buộc phụ nữ phải tìm đến sự trợ giúp của công nghệ hỗ trợ sinh sản. Theo thống kê của Tổ chức giám sát hỗ trợ sinh sản Châu Âu (EIM), tỷ lệ phụ nữ trên 40 tuổi có thai nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở Châu Âu đang tăng lên hàng năm. Điển hình, ở Anh tỷ lệ này đã tăng từ 12,7% lên 26% trong khoảng từ năm 1997 đến 2015, và xu hướng tương tự cũng được tìm thấy ở các nước phát triển khác. Với mục tiêu sinh con khỏe mạnh thì tuổi mẹ cao trong khi mang thai là một vấn đề đáng lo ngại trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Nguy cơ gia tăng các kết cục bất lợi ở trẻ sơ sinh được cho là xuất hiện ở trẻ sinh ra từ IVF /ICSI, chẳng hạn như sinh non (PTB), nhẹ cân (LBW) và nhỏ so với tuổi thai (SGA) khi so sánh với trẻ sinh từ phương thức tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít dữ liệu về ảnh hưởng của tuổi mẹ đối với cân nặng khi sinh đặc biệt hơn là trẻ sinh từ các chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh. Không giống như các chu kỳ chuyển phôi tươi, chuyển phôi trữ lạnh đang được áp dụng rộng rãi trong hỗ trợ sinh sản vì tính tiện lợi mà phương pháp này mang lại. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy chuyển phôi trữ lạnh có thể tác động đến kết quả chu sinh như làm gia tăng cân nặng trẻ sinh ra (HBW) so với chuyển phôi tươi (Anev và cs., 2019). Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào khảo sát ảnh hưởng kết quả chu sinh ở những chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh với tuổi người mẹ cao. Do đó, nghiên cứu hiện tại nhằm mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của tuổi mẹ lên cân nặng khi sinh của trẻ trong các chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh.
Nghiên cứu hồi cứu thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2017, tại Thượng Hải, Trung Quốc. Biến số tuổi của mẹ khi sinh con là biến số chính và được chia thành các nhóm: <30, 30–34, 35–39 và ≥40 tuổi và nhóm tuổi <30 tuổi được đặt làm nhóm đối chứng. Tất cả các chu kỳ đều thực hiện chuyển đơn phôi, tổng cộng có 12.565 bệnh nhân tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu đạt được một số kết quả: Không tìm thấy sự khác biệt về tuổi thai và cân nặng khi sinh giữa các nhóm nghiên cứu. Tỷ lệ LBW (4,1%), HBW (1,2%), PTB (5,9%) và sinh non < 32 tuần (0,9%) được tìm thấy ở nhóm trên 40 tuổi, nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa bốn nhóm. Ngoài ra, nhóm 35–39 tuổi có tỷ lệ LBW rất cao (0,6%), trong khi nhóm 30–34 tuổi có tỷ lệ SGA thấp nhất (2,7%). Tuy nhiên, phân tích đa biến cho thấy kết quả sơ sinh bao gồm PTB, LBW và SGA là tương tự nhau giữa các nhóm tuổi mẹ khác nhau. Ngoài ra nghiên cứu thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính, kết quả chỉ ra rằng BMI của mẹ, giai đoạn phát triển của phôi khi chuyển, số lần sinh, số lượng phôi chuyển, độ dày nội mạc tử cung, tuổi thai và giới tính trẻ sơ sinh là những yếu tố dự báo độc lập cho cân nặng sơ sinh.
Nghiên cứu gặp một số hạn chế, thứ nhất đây là nghiên cứu hồi cứu. Thứ hai, trong phân tích hồi quy tuyến tính nhiều yếu tố gây nhiễu có liên quan với cân nặng khi sinh chưa thể loại bỏ do là nghiên cứu hồi cứu. Cuối cùng, chất lượng phôi và chỉ số BMI của người mẹ là những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến kết quả sơ sinh, tuy nhiên những dữ liệu này không được đề cập trong nghiên cứu này.
Như vậy, nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về mối liên quan giữa tuổi mẹ với kết quả sơ sinh và chỉ ra rằng tuổi mẹ không liên quan đến cân nặng khi sinh trong chu kỳ chuyển phôi trữ. Phát hiện này có thể giúp các bác sĩ, chuyên viên phôi học có thêm thông tin để tư vấn cho những bệnh nhân trên 40 tuổi trước mỗi chu kỳ chuyển phôi trữ và có thể giúp giảm lo âu căng thẳng cho những bệnh nhân này.
Nguồn: Wan, K. M., Zhou, Z. H., Ni, Z. X., Yu, C. Q., & Kuang, Y. P. Impact of maternal age on singleton birthweight in frozen embryo transfer cycles. Frontiers in Endocrinology, 261.
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay nhiều phụ nữ trì hoãn việc sinh con cho đến sau 40 tuổi. Tuy nhiên càng lớn tuổi khả năng sinh sản càng giảm, điều này buộc phụ nữ phải tìm đến sự trợ giúp của công nghệ hỗ trợ sinh sản. Theo thống kê của Tổ chức giám sát hỗ trợ sinh sản Châu Âu (EIM), tỷ lệ phụ nữ trên 40 tuổi có thai nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở Châu Âu đang tăng lên hàng năm. Điển hình, ở Anh tỷ lệ này đã tăng từ 12,7% lên 26% trong khoảng từ năm 1997 đến 2015, và xu hướng tương tự cũng được tìm thấy ở các nước phát triển khác. Với mục tiêu sinh con khỏe mạnh thì tuổi mẹ cao trong khi mang thai là một vấn đề đáng lo ngại trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Nguy cơ gia tăng các kết cục bất lợi ở trẻ sơ sinh được cho là xuất hiện ở trẻ sinh ra từ IVF /ICSI, chẳng hạn như sinh non (PTB), nhẹ cân (LBW) và nhỏ so với tuổi thai (SGA) khi so sánh với trẻ sinh từ phương thức tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít dữ liệu về ảnh hưởng của tuổi mẹ đối với cân nặng khi sinh đặc biệt hơn là trẻ sinh từ các chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh. Không giống như các chu kỳ chuyển phôi tươi, chuyển phôi trữ lạnh đang được áp dụng rộng rãi trong hỗ trợ sinh sản vì tính tiện lợi mà phương pháp này mang lại. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy chuyển phôi trữ lạnh có thể tác động đến kết quả chu sinh như làm gia tăng cân nặng trẻ sinh ra (HBW) so với chuyển phôi tươi (Anev và cs., 2019). Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào khảo sát ảnh hưởng kết quả chu sinh ở những chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh với tuổi người mẹ cao. Do đó, nghiên cứu hiện tại nhằm mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của tuổi mẹ lên cân nặng khi sinh của trẻ trong các chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh.
Nghiên cứu hồi cứu thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2017, tại Thượng Hải, Trung Quốc. Biến số tuổi của mẹ khi sinh con là biến số chính và được chia thành các nhóm: <30, 30–34, 35–39 và ≥40 tuổi và nhóm tuổi <30 tuổi được đặt làm nhóm đối chứng. Tất cả các chu kỳ đều thực hiện chuyển đơn phôi, tổng cộng có 12.565 bệnh nhân tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu đạt được một số kết quả: Không tìm thấy sự khác biệt về tuổi thai và cân nặng khi sinh giữa các nhóm nghiên cứu. Tỷ lệ LBW (4,1%), HBW (1,2%), PTB (5,9%) và sinh non < 32 tuần (0,9%) được tìm thấy ở nhóm trên 40 tuổi, nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa bốn nhóm. Ngoài ra, nhóm 35–39 tuổi có tỷ lệ LBW rất cao (0,6%), trong khi nhóm 30–34 tuổi có tỷ lệ SGA thấp nhất (2,7%). Tuy nhiên, phân tích đa biến cho thấy kết quả sơ sinh bao gồm PTB, LBW và SGA là tương tự nhau giữa các nhóm tuổi mẹ khác nhau. Ngoài ra nghiên cứu thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính, kết quả chỉ ra rằng BMI của mẹ, giai đoạn phát triển của phôi khi chuyển, số lần sinh, số lượng phôi chuyển, độ dày nội mạc tử cung, tuổi thai và giới tính trẻ sơ sinh là những yếu tố dự báo độc lập cho cân nặng sơ sinh.
Nghiên cứu gặp một số hạn chế, thứ nhất đây là nghiên cứu hồi cứu. Thứ hai, trong phân tích hồi quy tuyến tính nhiều yếu tố gây nhiễu có liên quan với cân nặng khi sinh chưa thể loại bỏ do là nghiên cứu hồi cứu. Cuối cùng, chất lượng phôi và chỉ số BMI của người mẹ là những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến kết quả sơ sinh, tuy nhiên những dữ liệu này không được đề cập trong nghiên cứu này.
Như vậy, nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về mối liên quan giữa tuổi mẹ với kết quả sơ sinh và chỉ ra rằng tuổi mẹ không liên quan đến cân nặng khi sinh trong chu kỳ chuyển phôi trữ. Phát hiện này có thể giúp các bác sĩ, chuyên viên phôi học có thêm thông tin để tư vấn cho những bệnh nhân trên 40 tuổi trước mỗi chu kỳ chuyển phôi trữ và có thể giúp giảm lo âu căng thẳng cho những bệnh nhân này.
Nguồn: Wan, K. M., Zhou, Z. H., Ni, Z. X., Yu, C. Q., & Kuang, Y. P. Impact of maternal age on singleton birthweight in frozen embryo transfer cycles. Frontiers in Endocrinology, 261.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin D đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm : Một nghiên cứu phân tích tổng hợp tuần tự 5 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 01-04-2022
Mối tương quan của việc tiêm chủng vaccine BNT162b2 ngừa COVID-19 trong thai kỳ đối với kết quả sơ sinh - Ngày đăng: 01-04-2022
Sự lão hóa sinh sản ở nữ và tiềm năng điều trị bằng liệu pháp senotherapy - Ngày đăng: 01-04-2022
Vaccine BNT162b2 mRNA ngừa COVID-19 không làm ảnh hưởng đến các thông số tinh dịch đồ - Ngày đăng: 26-03-2022
Mức độ tương đồng giữa các bất thường nhiễm sắc thể giữa các phần khác nhau của phôi và giá trị của việc sinh thiết lại ở phôi mang bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể - Ngày đăng: 26-03-2022
Mối tương quan giữa chỉ số khối cơ thể mẹ với sự tăng tỷ lệ lệch bội do dòng mẹ ở phôi nang - Ngày đăng: 25-03-2022
Vai trò các chỉ số máu trong dự đoán kết quả bảo tồn sinh sản ở bệnh nhân ung thư vú - Ngày đăng: 24-03-2022
Căng thẳng tâm lý và sự thay đổi đặc điểm kinh nguyệt trong đại dịch COVID-19 - Ngày đăng: 24-03-2022
Điều trị và ngăn ngừa sự xuất hiện viêm âm đạo do vi khuẩn - Ngày đăng: 24-03-2022
Hàm lượng DNA ti thể (mtDNA) có liên quan đến hiện tượng phôi nang phát triển chậm - Ngày đăng: 22-03-2022
Mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và kết quả điều trị IVF/ICSI: một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 22-03-2022
Tổng quan trữ lạnh noãn: các kết quả trữ lạnh noãn vì lý do y tế và trữ lạnh noãn chủ động - Ngày đăng: 22-03-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Chiều thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025 và Chủ ...
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK