Tin tức
on Saturday 26-03-2022 5:22pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Võ Như Thanh Trúc – IVFAS
Giới thiệu
Các xét nghiệm sàng lọc bất thường lệch bội nhiễm sắc thể trên phôi tiền làm tổ (PGT-A – Preimplantation Genetic Testing for Aneuploidy) hiện đang được ứng dụng ngày càng phổ biến trong hoạt động điều trị hỗ trợ sinh sản, đặc biệt đối với các trường hợp bệnh nhân nữ lớn tuổi. Nhiều chứng cứ cho thấy rằng những giao tử mang các bất thường lệch bội nhiễm sắc thể có xu hướng gia tăng ở những phụ nữ lớn tuổi. Từ đó dẫn đến tạo nên phôi mang bất thường lệch bội. Các phôi này có thể ngưng phát triển ở giai đoạn sớm, hoặc thất bại làm tổ hoặc gây sẩy thai liên tiếp và trầm trọng hơn cả là các phôi bất thường này có thể phát triển thành trẻ sinh sống với nhiều bất thường bẩm sinh. Trong nhiều năm gần đây, khá nhiều các kỹ thuật sinh học phân tử khác nhau đã và đang được phát triển cũng như ứng dụng nhằm phát hiện ra các bất thường lệch bội này, có thể kể đến như kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (FISH – Flourescent In Situ Hybridisation), kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction), kỹ thuật lai so sánh (aCGH - array-based Comparative Genome Hybridisation), kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới (NGS – Next Generation Sequencing). Với công nghệ và các thuật toán tiên tiến, kỹ thuật NGS có thể giúp chúng ta phát hiện các bất thường lệch bội nhiễm sắc thể ở thể khảm trên mẫu tế bào lá nuôi phôi (TE – trophectodem) được thu nhận qua sinh thiết phôi nang. Bên cạnh đó, nhiều báo cáo chỉ ra rằng kỹ thuật NGS có thể phát hiện được một dạng bất thường khác, đó là lệch bội cánh nhiễm sắc thể. Nghĩa là nhiễm sắc thể chỉ lệch bội ở một trong hai cánh nhiễm sắc thể thay vì lệch bội toàn bộ nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, so với các nghiên cứu về tỉ lệ thành công khi chuyển phôi mang bất thường lệch bội ở dạng khảm, khá ít các báo cáo về tỉ lệ thành công khi sử dụng các phôi lệch bội cánh nhiễm sắc thể. Các thống kê cho thấy tỉ lệ xuất hiện các bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể có thể dao động từ 4 – 58% các trường hợp thực hiện PGT-A bằng phương pháp NGS.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu của Navratil R. và cộng sự (2020) thực hiện phân tích PGT-A trên 89 phôi nang được thu nhận từ 65 cặp vợ chồng tình nguyện hiến tặng phôi cho nghiên cứu. Phôi nang sau khi được nuôi cấy sẽ tiến hành sinh thiết nhằm thu nhận khoảng 5 tế bào trên lá nuôi phôi. Việc sinh thiết được thực hiện hai lần trên hai vị trí khác nhau trên lá nuôi phôi, được kí hiệu lần lượt là các mẫu TE1 và TE2 tương ứng với từng phôi. Phần còn lại của phôi cũng được mang đi phân tích PGT-A theo phương pháp tương tự như phương pháp thực hiện với các mẫu TE1 và TE2. Các phôi có kết quả nguyên bội và phôi mang bất thường nhiễm sắc thể được phân nhóm riêng trong phân tích nhằm đánh giá mức độ tương đồng giữa kết quả sinh thiết TE lần 1 và lần 2 đối với phần còn lại của phôi (bao gồm cả khối tế bào bên trong phôi ICM – Inner Cell Mass). Những phôi có kết quả bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể được đưa vào phân tích trong nghiên cứu nhằm tìm ra nguồn gốc thực sự của các bất thường lệch bội cánh nhiễm sắc thể này cũng như đánh giá mức độ tương đồng kết quả giữa các lần sinh thiết khác nhau đối với phần còn lại của phôi.
Tỉ lệ tương đồng giữa kết quả phân tích được phân tích so sánh theo cặp giữa hai lần sinh thiết (TE1 – TE2), giữa lần sinh thiết 1 và phần còn lại của phôi (TE1 – RE – rest of embryo), giữa lần sinh thiết 2 và phần còn lại của phôi (TE2 – RE).
Kết quả
Trong số 19 phôi nguyên bội, kết quả sinh thiết TE1 cho thấy có sự đồng nhất với tỉ lệ khá cao so với kết quả sinh thiết TE2 cũng như so với phần còn lại của phôi. Trong số 65 phôi có kết quả phân tích TE1 lệch bội, nghiên cứu ghi nhận 62 phôi có thể thực hiện phân tích so sánh kết quả, cho thấy có 59/62 kết quả tương đồng giữa TE1 – TE2 và 58/62 kết quả tương đồng giữa TE1 – RE. Điều này cho thấy rằng kết quả phân tích di truyền giữa các lần sinh thiết khác nhau trên các phôi lệch bội cũng như giữa mẫu sinh thiết lá nuôi phôi và phần còn lại của phôi có tỉ lệ tương đồng khá cao. Nghiên cứu ghi nhận được 31 phôi mang bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể khi phân tích mẫu TE1, tuy nhiên, các bất thường dạng này chỉ phát hiện được trên 15/31 mẫu TE2 và 14/31 mẫu ở RE. Các phân tích sâu hơn trong nghiên cứu ghi nhận thêm các phát hiện thú vị về độ tương đồng kết quả phân tích di truyền ở các trường hợp phôi mang bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể. Cụ thể hơn, nếu như một bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể xuất hiện ở TE1 có thể phát hiện lại ở TE2 thì gần như luôn luôn xuất hiện ở mẫu RE (17/18 trường hợp). Trong trường hợp bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể xuất hiện trong mẫu TE1 nhưng không phát hiện ở mẫu TE2 thì cũng không xuất hiện lại bất thường đó trong mẫu RE (12/13 trường hợp).
Đối với các trường hợp bất thường lệch bội nhiễm sắc thể ở thể khảm, chỉ 1/26 bất thường khảm nguyên nhiễm sắc thể được phát hiện ở mẫu TE1 lặp lại ở kết quả phân tích TE2; tỉ lệ tương đồng giữa TE1 – RE là 7/26 ở các phôi lệch bội dạng khảm nguyên nhiễm sắc thể. Chúng ta có thể thấy các phôi bất thường nhiễm sắc thể dạng khảm có tỉ lệ tương đồng kết quả giữa các lần sinh thiết cũng như giữa mẫu sinh thiết và phần còn lại của phôi rất thấp.
Các phân tích trên mẫu sinh thiết lại (TE2) trong nghiên cứu này cho chúng ta thấy một điều khá thú vị là các phôi mang bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể chứa các bất thường dạng này không đồng đều trên toàn bộ phôi. Do đó, ở các phôi này, dường như việc sinh thiết lại cho phép chúng ta dự đoán chính xác hơn tình trạng bất thường nhiễm sắc thể thực sự của phôi.
Nguồn: Rostislav Navratil, Jakub Horak, Miroslav Hornak, David Kubicek, Maria Balcova, Gabriela Tauwinklova, Pavel Travnik, Katerina Vesela, Concordance of various chromosomal errors among different parts of the embryo and the value of re-biopsy in embryos with segmental aneuploidies, Molecular Human Reproduction, Volume 26, Issue 4, April 2020, Pages 269–276, https://doi.org/10.1093/molehr/gaaa012
Giới thiệu
Các xét nghiệm sàng lọc bất thường lệch bội nhiễm sắc thể trên phôi tiền làm tổ (PGT-A – Preimplantation Genetic Testing for Aneuploidy) hiện đang được ứng dụng ngày càng phổ biến trong hoạt động điều trị hỗ trợ sinh sản, đặc biệt đối với các trường hợp bệnh nhân nữ lớn tuổi. Nhiều chứng cứ cho thấy rằng những giao tử mang các bất thường lệch bội nhiễm sắc thể có xu hướng gia tăng ở những phụ nữ lớn tuổi. Từ đó dẫn đến tạo nên phôi mang bất thường lệch bội. Các phôi này có thể ngưng phát triển ở giai đoạn sớm, hoặc thất bại làm tổ hoặc gây sẩy thai liên tiếp và trầm trọng hơn cả là các phôi bất thường này có thể phát triển thành trẻ sinh sống với nhiều bất thường bẩm sinh. Trong nhiều năm gần đây, khá nhiều các kỹ thuật sinh học phân tử khác nhau đã và đang được phát triển cũng như ứng dụng nhằm phát hiện ra các bất thường lệch bội này, có thể kể đến như kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (FISH – Flourescent In Situ Hybridisation), kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction), kỹ thuật lai so sánh (aCGH - array-based Comparative Genome Hybridisation), kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới (NGS – Next Generation Sequencing). Với công nghệ và các thuật toán tiên tiến, kỹ thuật NGS có thể giúp chúng ta phát hiện các bất thường lệch bội nhiễm sắc thể ở thể khảm trên mẫu tế bào lá nuôi phôi (TE – trophectodem) được thu nhận qua sinh thiết phôi nang. Bên cạnh đó, nhiều báo cáo chỉ ra rằng kỹ thuật NGS có thể phát hiện được một dạng bất thường khác, đó là lệch bội cánh nhiễm sắc thể. Nghĩa là nhiễm sắc thể chỉ lệch bội ở một trong hai cánh nhiễm sắc thể thay vì lệch bội toàn bộ nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, so với các nghiên cứu về tỉ lệ thành công khi chuyển phôi mang bất thường lệch bội ở dạng khảm, khá ít các báo cáo về tỉ lệ thành công khi sử dụng các phôi lệch bội cánh nhiễm sắc thể. Các thống kê cho thấy tỉ lệ xuất hiện các bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể có thể dao động từ 4 – 58% các trường hợp thực hiện PGT-A bằng phương pháp NGS.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu của Navratil R. và cộng sự (2020) thực hiện phân tích PGT-A trên 89 phôi nang được thu nhận từ 65 cặp vợ chồng tình nguyện hiến tặng phôi cho nghiên cứu. Phôi nang sau khi được nuôi cấy sẽ tiến hành sinh thiết nhằm thu nhận khoảng 5 tế bào trên lá nuôi phôi. Việc sinh thiết được thực hiện hai lần trên hai vị trí khác nhau trên lá nuôi phôi, được kí hiệu lần lượt là các mẫu TE1 và TE2 tương ứng với từng phôi. Phần còn lại của phôi cũng được mang đi phân tích PGT-A theo phương pháp tương tự như phương pháp thực hiện với các mẫu TE1 và TE2. Các phôi có kết quả nguyên bội và phôi mang bất thường nhiễm sắc thể được phân nhóm riêng trong phân tích nhằm đánh giá mức độ tương đồng giữa kết quả sinh thiết TE lần 1 và lần 2 đối với phần còn lại của phôi (bao gồm cả khối tế bào bên trong phôi ICM – Inner Cell Mass). Những phôi có kết quả bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể được đưa vào phân tích trong nghiên cứu nhằm tìm ra nguồn gốc thực sự của các bất thường lệch bội cánh nhiễm sắc thể này cũng như đánh giá mức độ tương đồng kết quả giữa các lần sinh thiết khác nhau đối với phần còn lại của phôi.
Tỉ lệ tương đồng giữa kết quả phân tích được phân tích so sánh theo cặp giữa hai lần sinh thiết (TE1 – TE2), giữa lần sinh thiết 1 và phần còn lại của phôi (TE1 – RE – rest of embryo), giữa lần sinh thiết 2 và phần còn lại của phôi (TE2 – RE).
Kết quả
Trong số 19 phôi nguyên bội, kết quả sinh thiết TE1 cho thấy có sự đồng nhất với tỉ lệ khá cao so với kết quả sinh thiết TE2 cũng như so với phần còn lại của phôi. Trong số 65 phôi có kết quả phân tích TE1 lệch bội, nghiên cứu ghi nhận 62 phôi có thể thực hiện phân tích so sánh kết quả, cho thấy có 59/62 kết quả tương đồng giữa TE1 – TE2 và 58/62 kết quả tương đồng giữa TE1 – RE. Điều này cho thấy rằng kết quả phân tích di truyền giữa các lần sinh thiết khác nhau trên các phôi lệch bội cũng như giữa mẫu sinh thiết lá nuôi phôi và phần còn lại của phôi có tỉ lệ tương đồng khá cao. Nghiên cứu ghi nhận được 31 phôi mang bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể khi phân tích mẫu TE1, tuy nhiên, các bất thường dạng này chỉ phát hiện được trên 15/31 mẫu TE2 và 14/31 mẫu ở RE. Các phân tích sâu hơn trong nghiên cứu ghi nhận thêm các phát hiện thú vị về độ tương đồng kết quả phân tích di truyền ở các trường hợp phôi mang bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể. Cụ thể hơn, nếu như một bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể xuất hiện ở TE1 có thể phát hiện lại ở TE2 thì gần như luôn luôn xuất hiện ở mẫu RE (17/18 trường hợp). Trong trường hợp bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể xuất hiện trong mẫu TE1 nhưng không phát hiện ở mẫu TE2 thì cũng không xuất hiện lại bất thường đó trong mẫu RE (12/13 trường hợp).
Đối với các trường hợp bất thường lệch bội nhiễm sắc thể ở thể khảm, chỉ 1/26 bất thường khảm nguyên nhiễm sắc thể được phát hiện ở mẫu TE1 lặp lại ở kết quả phân tích TE2; tỉ lệ tương đồng giữa TE1 – RE là 7/26 ở các phôi lệch bội dạng khảm nguyên nhiễm sắc thể. Chúng ta có thể thấy các phôi bất thường nhiễm sắc thể dạng khảm có tỉ lệ tương đồng kết quả giữa các lần sinh thiết cũng như giữa mẫu sinh thiết và phần còn lại của phôi rất thấp.
Các phân tích trên mẫu sinh thiết lại (TE2) trong nghiên cứu này cho chúng ta thấy một điều khá thú vị là các phôi mang bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể chứa các bất thường dạng này không đồng đều trên toàn bộ phôi. Do đó, ở các phôi này, dường như việc sinh thiết lại cho phép chúng ta dự đoán chính xác hơn tình trạng bất thường nhiễm sắc thể thực sự của phôi.
Nguồn: Rostislav Navratil, Jakub Horak, Miroslav Hornak, David Kubicek, Maria Balcova, Gabriela Tauwinklova, Pavel Travnik, Katerina Vesela, Concordance of various chromosomal errors among different parts of the embryo and the value of re-biopsy in embryos with segmental aneuploidies, Molecular Human Reproduction, Volume 26, Issue 4, April 2020, Pages 269–276, https://doi.org/10.1093/molehr/gaaa012
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối tương quan giữa chỉ số khối cơ thể mẹ với sự tăng tỷ lệ lệch bội do dòng mẹ ở phôi nang - Ngày đăng: 25-03-2022
Vai trò các chỉ số máu trong dự đoán kết quả bảo tồn sinh sản ở bệnh nhân ung thư vú - Ngày đăng: 24-03-2022
Căng thẳng tâm lý và sự thay đổi đặc điểm kinh nguyệt trong đại dịch COVID-19 - Ngày đăng: 24-03-2022
Điều trị và ngăn ngừa sự xuất hiện viêm âm đạo do vi khuẩn - Ngày đăng: 24-03-2022
Hàm lượng DNA ti thể (mtDNA) có liên quan đến hiện tượng phôi nang phát triển chậm - Ngày đăng: 22-03-2022
Mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và kết quả điều trị IVF/ICSI: một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 22-03-2022
Tổng quan trữ lạnh noãn: các kết quả trữ lạnh noãn vì lý do y tế và trữ lạnh noãn chủ động - Ngày đăng: 22-03-2022
Lựa chọn giới tính trong hỗ trợ sinh sản không vì lý do y tế: nên hay không? - Ngày đăng: 22-03-2022
Dự đoán chính xác hơn về kết quả mang thai trong tương lai ở các cặp vợ chồng sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân: dựa trên đặc điểm của cả vợ và chồng - Ngày đăng: 22-03-2022
Tỉ lệ có thai và tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi thực hiện IVF/ICSI ở phụ nữ cắt bỏ một bên buồng trứng - một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 22-03-2022
Độ dày nội mạc tử cung tối ưu trong IVF từ chu kỳ chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh: phân tích tỷ lệ trẻ sinh sống từ 96.000 ca chuyển phôi tự thân - Ngày đăng: 22-03-2022
Tính linh hoạt của phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 15-03-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK