Tin tức
on Tuesday 22-03-2022 2:22pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phan Thanh Chi – IVFMD Tân Bình
Sẩy thai liên tiếp (recurrent pregnancy loss - RPL) là tình trạng bệnh nhân sẩy thai liên tục hai hay nhiều lần trước tuần 24 của thai kỳ. Tình trạng này ảnh hưởng đến 2-3% các cặp vợ chồng đang trong độ tuổi sinh sản. Theo thời gian, nhiều yếu tố nguy cơ gây RPL dần được xác định, đồng thời nhiều khuyến cáo về phương pháp chẩn đoán RPL cũng được công bố như sàng lọc dị tật ở tử cung, bệnh huyết khối, bất thường tuyến giáp hay chuyển đoạn nhiễm sắc thể (NST) của cha mẹ. Mặc dù vậy, có đến 60-70% trường hợp không thể xác định nguyên nhân. Trên thực tế, các cặp vợ chồng mắc RPL phải đối mặt với chứng trầm cảm và lo lắng quá mức. Vì vậy, việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tích cực như tư vấn tâm lý trong thời kỳ đầu mang thai được cho là vô cùng ý nghĩa. Việc hỗ trợ này sẽ càng ý nghĩa hơn khi có thể đưa ra những tiên lượng về khả năng mang thai trong tương lai.
Thật vậy, một trong những câu hỏi phổ biến của các cặp vợ chồng mắc RPL là cơ hội mang thai thành công trong tương lai là bao nhiêu? Ngay cả khi các cơ chế căn nguyên chưa được giải thích đầy đủ, nhiều mô hình dự đoán đã được phát triển và có khả năng ước tính khả năng mang thai trong tương lai. Hiện nay, có hai mô hình dự đoán được khuyến nghị bởi Hiệp hội sinh sản và phôi thai người Châu Âu (European Society of Human Reproduction and Embryology - ESHRE. Cả hai mô hình đều sử dụng hai yếu tố bao gồm số lần sẩy thai trước đó và tuổi mẹ. Nghiên cứu của Brigham và cộng sự (1999) dự đoán khả năng mang thai ở lần tiếp theo với thai nhi sống sót trên 24 tuần, trong khi đó Lund và cộng sự (2012) dự đoán tỷ lệ mang thai thành công ở thời điểm 5, 10 và 15 năm sau đó. Tuy nhiên, cần lưu ý một số hạn chế đáng kể khi sử dụng các mô hình dự đoán này.
Đầu tiên, cả hai mô hình này đều không mô tả biện pháp thực hiện cũng như quy trình đánh giá nên hiệu suất dự đoán vẫn chưa được xác định. Thứ hai, với sự thay đổi về định nghĩa và thực hành lâm sàng chẩn đoán RPL ngày nay, thì các mô hình này dường như không còn phù hợp vì chúng được phát triển cách đây 21 và 9 năm trước. Thêm vào đó là yếu tố dự đoán của hai nghiên cứu, mặc dù không thể phủ nhận vai trò quan trọng của số lần sẩy thai trước đó và tuổi mẹ, nhưng có thể việc đưa vào nhiều yếu tố khác sẽ giúp cải thiện độ chính xác của mô hình. Các yếu tố về lối sống như hút thuốc lá có liên quan đến việc sẩy thai trong nhiều nghiên cứu trước đây, do đó có thể ảnh hưởng đến kết quả mang thai trong tương lai. Hơn nữa, đã có nhiều bằng chứng cho thấy bên cạnh các đặc điểm đến từ người vợ thì các đặc điểm của người chồng cũng góp phần tái diễn tình trạng sẩy thai.
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu xem liệu khả năng dự đoán tỷ lệ mang thai ở lần tiếp theo của các cặp vợ chồng mắc RPL không rõ nguyên nhân có thể được cải thiện khi tính đến các yếu tố dự đoán bổ sung khác hay không. Đây có lẽ là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tiềm năng dự đoán khi kết hợp cả yếu tố đến từ nam và nữ.
Nghiên cứu đoàn hệ được thực hiện dựa trên dữ liệu bệnh nhân mắc RPL từ hai bệnh viện của Hà Lan (Erasmus MC, University Medical Center Rotterdam và Leiden University Medical Center) trong thời gian từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2019. RPL được xác định khi các cặp vợ chồng có ít nhất 2 lần sẩy thai trước tuần 24 của thai kỳ. Tổng cộng 526 cặp vợ chồng mắc RPL không rõ nguyên nhân được tư vấn và theo dõi ít nhất 1 năm tham gia vào nghiên cứu. Mô hình tiên lượng cơ hội mang thai ở lần tiếp theo của các cặp vợ chồng này được ước tính bằng cách sử dụng quy trình chọn lọc ngược và xác nhận nội bộ bằng “bootstrapping”. Hiệu suất của mô hình được đánh giá về mặt hiệu chuẩn và sự khác biệt (diện tích dưới đường cong ROC).
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Tóm lại, bài nghiên cứu này chỉ ra rằng mô hình dự đoán cơ hội mang thai trên 24 tuần của các cặp vợ chồng mắc RPL trong tương lai trở nên chính xác hơn khi sử dụng các yếu tố bổ sung bên cạnh hai yếu tố quan trọng là tuổi mẹ và số lần sẩy thai trước đó. Các yếu tố bổ sung bao gồm các đặc điểm đến từ cả nam và nữ, ủng hộ cách tiếp cận vào cặp đôi thay vì chỉ tập trung vào nữ giới trong trường hợp RPL. Tuy nhiên, khả năng dự đoán của mô hình này vẫn còn hạn chế, vì vậy cần có thêm nhiều nghiên cứu để phát triển một mô hình có thể áp dụng trong thực hành lâm sàng.
Nguồn: Nadia A. du Fossé, Marie-Louise P. van der Hoorn, Rozemarijn de Koning, Annemarie G.M.G.J. Mulders, Jan M.M. van Lith, Saskia le Cessie, Eileen E.L.O. Lashley. Toward more accurate prediction of future pregnancy outcome in couples with unexplained recurrent pregnancy loss: taking both partners into account, Fertility and Sterility, Volume 117, Issue 1, 2022, Pages 144-152, ISSN 0015-0282, https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2021.08.037.
Sẩy thai liên tiếp (recurrent pregnancy loss - RPL) là tình trạng bệnh nhân sẩy thai liên tục hai hay nhiều lần trước tuần 24 của thai kỳ. Tình trạng này ảnh hưởng đến 2-3% các cặp vợ chồng đang trong độ tuổi sinh sản. Theo thời gian, nhiều yếu tố nguy cơ gây RPL dần được xác định, đồng thời nhiều khuyến cáo về phương pháp chẩn đoán RPL cũng được công bố như sàng lọc dị tật ở tử cung, bệnh huyết khối, bất thường tuyến giáp hay chuyển đoạn nhiễm sắc thể (NST) của cha mẹ. Mặc dù vậy, có đến 60-70% trường hợp không thể xác định nguyên nhân. Trên thực tế, các cặp vợ chồng mắc RPL phải đối mặt với chứng trầm cảm và lo lắng quá mức. Vì vậy, việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tích cực như tư vấn tâm lý trong thời kỳ đầu mang thai được cho là vô cùng ý nghĩa. Việc hỗ trợ này sẽ càng ý nghĩa hơn khi có thể đưa ra những tiên lượng về khả năng mang thai trong tương lai.
Thật vậy, một trong những câu hỏi phổ biến của các cặp vợ chồng mắc RPL là cơ hội mang thai thành công trong tương lai là bao nhiêu? Ngay cả khi các cơ chế căn nguyên chưa được giải thích đầy đủ, nhiều mô hình dự đoán đã được phát triển và có khả năng ước tính khả năng mang thai trong tương lai. Hiện nay, có hai mô hình dự đoán được khuyến nghị bởi Hiệp hội sinh sản và phôi thai người Châu Âu (European Society of Human Reproduction and Embryology - ESHRE. Cả hai mô hình đều sử dụng hai yếu tố bao gồm số lần sẩy thai trước đó và tuổi mẹ. Nghiên cứu của Brigham và cộng sự (1999) dự đoán khả năng mang thai ở lần tiếp theo với thai nhi sống sót trên 24 tuần, trong khi đó Lund và cộng sự (2012) dự đoán tỷ lệ mang thai thành công ở thời điểm 5, 10 và 15 năm sau đó. Tuy nhiên, cần lưu ý một số hạn chế đáng kể khi sử dụng các mô hình dự đoán này.
Đầu tiên, cả hai mô hình này đều không mô tả biện pháp thực hiện cũng như quy trình đánh giá nên hiệu suất dự đoán vẫn chưa được xác định. Thứ hai, với sự thay đổi về định nghĩa và thực hành lâm sàng chẩn đoán RPL ngày nay, thì các mô hình này dường như không còn phù hợp vì chúng được phát triển cách đây 21 và 9 năm trước. Thêm vào đó là yếu tố dự đoán của hai nghiên cứu, mặc dù không thể phủ nhận vai trò quan trọng của số lần sẩy thai trước đó và tuổi mẹ, nhưng có thể việc đưa vào nhiều yếu tố khác sẽ giúp cải thiện độ chính xác của mô hình. Các yếu tố về lối sống như hút thuốc lá có liên quan đến việc sẩy thai trong nhiều nghiên cứu trước đây, do đó có thể ảnh hưởng đến kết quả mang thai trong tương lai. Hơn nữa, đã có nhiều bằng chứng cho thấy bên cạnh các đặc điểm đến từ người vợ thì các đặc điểm của người chồng cũng góp phần tái diễn tình trạng sẩy thai.
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu xem liệu khả năng dự đoán tỷ lệ mang thai ở lần tiếp theo của các cặp vợ chồng mắc RPL không rõ nguyên nhân có thể được cải thiện khi tính đến các yếu tố dự đoán bổ sung khác hay không. Đây có lẽ là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tiềm năng dự đoán khi kết hợp cả yếu tố đến từ nam và nữ.
Nghiên cứu đoàn hệ được thực hiện dựa trên dữ liệu bệnh nhân mắc RPL từ hai bệnh viện của Hà Lan (Erasmus MC, University Medical Center Rotterdam và Leiden University Medical Center) trong thời gian từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2019. RPL được xác định khi các cặp vợ chồng có ít nhất 2 lần sẩy thai trước tuần 24 của thai kỳ. Tổng cộng 526 cặp vợ chồng mắc RPL không rõ nguyên nhân được tư vấn và theo dõi ít nhất 1 năm tham gia vào nghiên cứu. Mô hình tiên lượng cơ hội mang thai ở lần tiếp theo của các cặp vợ chồng này được ước tính bằng cách sử dụng quy trình chọn lọc ngược và xác nhận nội bộ bằng “bootstrapping”. Hiệu suất của mô hình được đánh giá về mặt hiệu chuẩn và sự khác biệt (diện tích dưới đường cong ROC).
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Có một trường hợp mang thai trên 24 tuần trong 345/526 cặp vợ chồng mắc RPL không rõ nguyên nhân tiếp tục mang thai (66%). Ngoài ra, trong số 181 cặp vợ chồng còn lại (34%) không tiếp tục mang thai thì có 168 (93%) sẩy thai tự nhiên, 8 (4%) mang thai ngoài tử cung và 5 (3%) phải chấm dứt thai kỳ do bất thường thai nhi.
- Các yếu tố dự đoán tiềm năng cho mô hình bao gồm số lần sẩy thai trước đó, tuổi của cha và mẹ, chỉ số cơ thể của cả cha và mẹ, tình trạng hút thuốc của cả hai người và các trường hợp áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) trước đó. Phân tích cho thấy diện tích hiệu chỉnh dưới đường cong ROC là 0,63 so với 0,57 khi chỉ sử dụng hai yếu tố được sử dụng trước đây là số lần sẩy thai trước đó và tuổi mẹ.
Tóm lại, bài nghiên cứu này chỉ ra rằng mô hình dự đoán cơ hội mang thai trên 24 tuần của các cặp vợ chồng mắc RPL trong tương lai trở nên chính xác hơn khi sử dụng các yếu tố bổ sung bên cạnh hai yếu tố quan trọng là tuổi mẹ và số lần sẩy thai trước đó. Các yếu tố bổ sung bao gồm các đặc điểm đến từ cả nam và nữ, ủng hộ cách tiếp cận vào cặp đôi thay vì chỉ tập trung vào nữ giới trong trường hợp RPL. Tuy nhiên, khả năng dự đoán của mô hình này vẫn còn hạn chế, vì vậy cần có thêm nhiều nghiên cứu để phát triển một mô hình có thể áp dụng trong thực hành lâm sàng.
Nguồn: Nadia A. du Fossé, Marie-Louise P. van der Hoorn, Rozemarijn de Koning, Annemarie G.M.G.J. Mulders, Jan M.M. van Lith, Saskia le Cessie, Eileen E.L.O. Lashley. Toward more accurate prediction of future pregnancy outcome in couples with unexplained recurrent pregnancy loss: taking both partners into account, Fertility and Sterility, Volume 117, Issue 1, 2022, Pages 144-152, ISSN 0015-0282, https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2021.08.037.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tỉ lệ có thai và tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi thực hiện IVF/ICSI ở phụ nữ cắt bỏ một bên buồng trứng - một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 22-03-2022
Độ dày nội mạc tử cung tối ưu trong IVF từ chu kỳ chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh: phân tích tỷ lệ trẻ sinh sống từ 96.000 ca chuyển phôi tự thân - Ngày đăng: 22-03-2022
Tính linh hoạt của phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 15-03-2022
Ảnh hưởng của các phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung lên cân nặng lúc sinh của trẻ trong chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 15-03-2022
Cách tiếp cận nhóm bệnh nhân đáp ứng kém thực hiện IVF - Ngày đăng: 17-03-2022
Chiến lược phân tích SNP (single nucleotide polymorphism) cho các bệnh nhân thực hiện chẩn đoán di truyền tiền làm tổ thể đơn gen kết hợp HLA (PGD M-HLA) - Ngày đăng: 14-03-2022
Kháng nguyên bạch cầu người của cha mẹ là yếu tố dự đoán tỷ lệ trẻ sinh sống và nguy cơ bong nhau non trong điều trị Hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 14-03-2022
Tác động ức chế các con đường tích lũy năng lượng của COVID-19 trong các mẫu tinh dịch người - Ngày đăng: 14-03-2022
Kết quả lâm sàng của chuyển phôi nang ngày 7: Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp của các chu kỳ IVF đông lạnh-rã đông - Ngày đăng: 14-03-2022
Khoảng thời gian từ lúc tiêm hCG đến lúc chọc hút noãn: phân tích sự trưởng thành noãn, hình thái phôi, động học hình thái phôi và kết cục IVF - Ngày đăng: 14-03-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK