Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 14-03-2022 5:35pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Minh Phượng, IVFMD Tân Bình.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có hơn 100 triệu cặp vợ chồng phải đối mặt với tình trạng vô sinh, trong đó 40% nguyên nhân tới từ nam giới. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là nhiễm trùng đường sinh dục, giãn tĩnh mạch thừng tinh và một số nguyên nhân tự phát như tinh trùng ít, yếu, dị dạng. Các bệnh truyền nhiễm chiếm 15% trường hợp vô sinh của nam giới. Trong bối cảnh ảnh hưởng của virus Corona COVID-19, đánh giá ảnh hưởng tiềm tàng của chúng lên sức khỏe của nam giới hiện là một chủ đề khá được quan tâm.
 
Nghiên cứu của Holtmann và cộng sự (2020) nhận thấy, nhiễm COVID-19 nhẹ không dẫn đến suy giảm chức năng của tinh hoàn và mào tinh, tuy nhiên một số thông số tinh dịch lại có thay đổi: giảm mật độ, tổng số tinh trùng, khả năng di chuyển của tinh trùng sau xuất tinh. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của Ma trên nhóm đối tượng nam giới đã hồi phục sau COVID-19 cho thấy chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng tăng, đồng thời độ di động giảm trên nhóm đối tượng này. Tình trạng giảm ham muốn tình dục và mất khả năng cương dương vào mỗi sáng cũng được phát hiện trên bệnh nhân COVID-19. Hajizadeh Maleki và Tartibian (2021) đánh giá mẫu tinh dịch trong vòng 10 ngày của 84 bệnh nhân đã hồi phục sau 2 tháng mắc COVID-19 và 105 mẫu đối chứng. Đánh giá này nhận thấy sự sụt giảm đáng kể có ý nghĩa về mặt thống kê về thể tích xuất tinh, độ di động, mật độ và hình dạng của tinh trùng ở nhóm bệnh nhân COVID-19. Thú vị hơn, khi phân tích ở các mốc thời gian 30, 40, 50 và 60 ngày sau nhiễm COVID-19 khả năng di động của tinh trùng dần cải thiện. Việc phân một loạt các bất thường phân tử trong tinh dịch bệnh nhân nhiễm COVID-19 có thể tiết lộ các cơ chế tiềm ẩn ảnh hưởng của SARS-CoV-2 đối với khả năng sinh sản của nam giới. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự thay đổi phiên mã trong các mẫu tinh dịch của bệnh nhân có liên quan tới nhiễm COVID-19.
 
Nghiên cứu này được chia thành 3 nhóm theo thời gian lấy mẫu:
  • Nhóm 1: 5 bệnh nhân nhiễm COVID-19 thể nhẹ, có cung cấp mẫu tinh dịch trước (được lưu trữ để thực hiện IVF) và sau khi đã được chứng minh là hồi phục (tổng cộng 10 mẫu).
  • Nhóm 2: bao gồm 5 bệnh nhân cung cấp mẫu tinh dịch hồi phục nhiễm sau khi nhiễm COVID-19 thể nhẹ. Bốn trong 5 bệnh nhân này có các bất thường về tinh trùng khác nhau.
  • Nhóm 3: nhóm chứng bao gồm 5 bệnh nhân khỏe mạnh.
 
Mẫu tinh dịch của bệnh nhân trong nhóm COVID-19 được thu nhận ít nhất trong vòng 75 ngày sau khi đã chứng minh hồi phục. Nghiên cứu tiến hành giải trình tự RNA so sánh hồ sơ biểu hiện gen của mẫu tinh dịch trong các nhóm. Trong đó, 1 bệnh nhân (ID P4) mẫu trước và sau nhiễm bệnh đều được thực hiện 3 lần, do đó có 24 mẫu được tiến hành giải trình tự.
 
Một số kết quả thu nhận được:
  • Đối với bệnh nhân P4: kết quả sau khi thực hiện phân tích khác biệt biểu hiện gen (differentially expressed gene-DEG) có 57 gen điều hòa giảm biểu hiện có ý nghĩa về mặt thống kê và không nhận thấy sự tăng biểu hiện của gen nào sau khi nhiễm COVID-19.
  • Khi so sánh sự biểu hiện gen của các gen ty thể ở các nhóm mẫu sau nhiễm với người khỏe mạnh và trước nhiễm COVID-19 nhận thấy có sự giảm biểu hiện đáng kể ở nhóm sau nhiễm. Điều này khiến ức chế con đường sản xuất năng lượng của ty thể, kết quả phân tích GO (hệ thống ngôn ngữ định nghĩa để mô tả gen): giảm hoạt động của NADH, theo sau đó bởi liên kết cytokine và liên kết axit béo.
  • Gen CABYR và FAM71D (liên quan tới khả năng di chuyển của tinh trùng) được điều hòa giảm biểu hiện. Không có mối tương quan nào được tìm thấy giữa sự biểu hiện của tất cả các gen ty thể và nồng độ LH, FSH, testosterone, prolactin, estradiol.
 
Từ dữ liệu của nghiên cứu, cung cấp cơ sở phân tử cho hiện tượng giảm khả năng di chuyển của tinh trùng như sự trình bày của một số nghiên cứu trước đây liên quan tới nhiễm COVID-19 ở nam giới.
 
Nguồn: Adamyan, L., Elagin, V., Vechorko, V., Stepanian, A., Dashko, A., Doroshenko, D., ... & Buzdin, A. (2021). COVID-19–associated inhibition of energy accumulation pathways in human semen samples. F&s Science2(4), 355-364.

Các tin khác cùng chuyên mục:
Lão hóa và sự sinh tinh - Ngày đăng: 09-03-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK