Tin tức
on Monday 07-03-2022 5:45pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Trần Thị Thuỳ An
Với tốc độ già hoà dân số thế giới, loãng xương gây ra hậu quả ngày càng lớn. Bệnh này làm tăng tỷ lệ mắc và gây tử vong cao ở nhóm người lớn tuổi. Gãy xương hông là một bệnh nghiêm trọng của loãng xương, gây chèn ép cột sống và là loại gãy xương phổ biến trên toàn thế giới. Loãng xương là một căn bệnh đặc trưng bởi sự giảm sức mạnh của xương và khối lượng xương thấp. Vì vậy, cần nhiều dấu ấn sinh học giúp dự đoán, ngoài mật độ khoáng trong xương (BMD- bone mineral density).
Tế bào mỡ và nguyên bào xương tiết ra nhiều loại adipokine có nguồn gốc từ mô mỡ, giúp điều chỉnh sự hình thành và tiêu xương. Chemerin là một tế bào mỡ được phát hiện gần đây, có mối liên hệ với sức khỏe của xương. Nó cũng là một ligand protein có kết hợp với protein G (CMKLR1) điều chỉnh sự hình thành mỡ thông qua liên kết đến thụ thể CC như (CCRL2). Chemerin làm tăng biểu hiện gen tế bào tạo xương (osteoblasts) và khoáng hóa trong tế bào mô đệm của tủy xương. Chemerin cũng tham gia vào quá trình hủy xương thông qua điều hòa quá trình tạo xương ở tế bào gốc tạo máu. Chemerin được đề nghị là một yếu tố nguy cơ trong loãng xương, tuy nhiên, mối quan hệ với gãy xương thì chưa được hiểu rõ.
Phương pháp nghiên cứu
Tất cả những người tham gia trên 60 tuổi từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. Những bệnh nhân gần đây được chẩn đoán gãy xương do loãng xương (111 người). Nhóm đối chứng gồm 40 người khỏe mạnh, phù hợp với độ tuổi và BMI. Các mẫu được lấy từ các bệnh nhân trong vòng 1 ~ 5 ngày sau khi gãy xương và nhóm chứng cùng lúc.
Các phương pháp như: chụp X-quang, phân tích ELISA, hoá miễn dịch để xác định mật độ khoáng trong xương (BMD), nồng độ chemerin, marker tái tạo xương. PCR định lượng xác định nồng độ CMKLR, CCRL2, COLA1, RUNX2.
Xác định hiệu quả của chemerin trong biệt hoá tế bào xương hFOB1.19 sau khi nhuộm tartrate-resistant acid phosphatase và alkaline phosphatase.
Kết quả nghiên cứu
111 bệnh nhân chẩn đoán gãy xương do loãng xương, trong đó gồm 12 trường hợp gãy khớp xương chậu và 99 trường hợp gãy chèn ép đốt sống do loãng xương, có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ gãy xương giữa hai nhóm (P = 0,001).
So với những người khỏe mạnh, mức độ BMD ở bệnh nhân gãy xương do loãng xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi thấp hơn, trong khi β-CTx và P1NP cao hơn (tất cả P <0,05).
Nồng độ chemerin huyết thanh có tương quan nghịch với BMD ở cả cột sống thắt lưng và cổ xương đùi, trong khi nó có liên quan thuận với P1NP và β-CTx (tất cả P < 0,05). Chemerin huyết thanh cao hơn đáng kể ở bệnh nhân gãy xương do loãng xương so với nhóm chứng khỏe mạnh (P = 0,001). Những kết quả này cho thấy, chemerin huyết thanh có thể là một dấu ấn sinh học hữu ích hơn để dự đoán gãy xương do loãng xương.
Trong quá trình biệt hóa tạo xương, một số tế bào dương tính TRAP (màu đỏ rượu vang) với thể tích lớn và nhiều nhân đã được quan sát thấy trong các tế bào hFOB1.19 sau khi ủ với chemerin trong 14 ngày. Giá trị màu nâu xanh của tế bào hFOB1.19 thấp hơn so với ủ chemerin chín ngày. Điều này cho thấy rằng ủ lâu với chemerin giúp tăng cường sự biệt hóa và trưởng thành của tế bào hủy xương.
Kết luận
Tổng hợp các kết quả trên cho thấy, vai trò quan trọng của chemerin do tế bào xương biểu hiện trong việc điều chỉnh chuyển hóa xương và chứng minh thêm một cơ chế có thể gây gãy xương do nguyên bào xương và tế bào xương kiểm soát sự hình thành xương ở phụ nữ cao tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu mở rộng bổ sung về chemerin trong chuyển hóa xương cần được khám phá thêm.
Liệu chemerin có đủ tiêu chuẩn như một dấu ấn sinh học để chẩn đoán gãy xương do loãng xương hay không?
Nguồn: Jiang XY, Wang Q, Zhang Y, Chen Y, Wu LF (2022). Association of High Serum Chemerin with Bone Mineral Density Loss and Osteoporotic Fracture in Elderly Chinese Women. International Journal of Women's Health, 14:107-118.
Với tốc độ già hoà dân số thế giới, loãng xương gây ra hậu quả ngày càng lớn. Bệnh này làm tăng tỷ lệ mắc và gây tử vong cao ở nhóm người lớn tuổi. Gãy xương hông là một bệnh nghiêm trọng của loãng xương, gây chèn ép cột sống và là loại gãy xương phổ biến trên toàn thế giới. Loãng xương là một căn bệnh đặc trưng bởi sự giảm sức mạnh của xương và khối lượng xương thấp. Vì vậy, cần nhiều dấu ấn sinh học giúp dự đoán, ngoài mật độ khoáng trong xương (BMD- bone mineral density).
Tế bào mỡ và nguyên bào xương tiết ra nhiều loại adipokine có nguồn gốc từ mô mỡ, giúp điều chỉnh sự hình thành và tiêu xương. Chemerin là một tế bào mỡ được phát hiện gần đây, có mối liên hệ với sức khỏe của xương. Nó cũng là một ligand protein có kết hợp với protein G (CMKLR1) điều chỉnh sự hình thành mỡ thông qua liên kết đến thụ thể CC như (CCRL2). Chemerin làm tăng biểu hiện gen tế bào tạo xương (osteoblasts) và khoáng hóa trong tế bào mô đệm của tủy xương. Chemerin cũng tham gia vào quá trình hủy xương thông qua điều hòa quá trình tạo xương ở tế bào gốc tạo máu. Chemerin được đề nghị là một yếu tố nguy cơ trong loãng xương, tuy nhiên, mối quan hệ với gãy xương thì chưa được hiểu rõ.
Phương pháp nghiên cứu
Tất cả những người tham gia trên 60 tuổi từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. Những bệnh nhân gần đây được chẩn đoán gãy xương do loãng xương (111 người). Nhóm đối chứng gồm 40 người khỏe mạnh, phù hợp với độ tuổi và BMI. Các mẫu được lấy từ các bệnh nhân trong vòng 1 ~ 5 ngày sau khi gãy xương và nhóm chứng cùng lúc.
Các phương pháp như: chụp X-quang, phân tích ELISA, hoá miễn dịch để xác định mật độ khoáng trong xương (BMD), nồng độ chemerin, marker tái tạo xương. PCR định lượng xác định nồng độ CMKLR, CCRL2, COLA1, RUNX2.
Xác định hiệu quả của chemerin trong biệt hoá tế bào xương hFOB1.19 sau khi nhuộm tartrate-resistant acid phosphatase và alkaline phosphatase.
Kết quả nghiên cứu
111 bệnh nhân chẩn đoán gãy xương do loãng xương, trong đó gồm 12 trường hợp gãy khớp xương chậu và 99 trường hợp gãy chèn ép đốt sống do loãng xương, có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ gãy xương giữa hai nhóm (P = 0,001).
So với những người khỏe mạnh, mức độ BMD ở bệnh nhân gãy xương do loãng xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi thấp hơn, trong khi β-CTx và P1NP cao hơn (tất cả P <0,05).
Nồng độ chemerin huyết thanh có tương quan nghịch với BMD ở cả cột sống thắt lưng và cổ xương đùi, trong khi nó có liên quan thuận với P1NP và β-CTx (tất cả P < 0,05). Chemerin huyết thanh cao hơn đáng kể ở bệnh nhân gãy xương do loãng xương so với nhóm chứng khỏe mạnh (P = 0,001). Những kết quả này cho thấy, chemerin huyết thanh có thể là một dấu ấn sinh học hữu ích hơn để dự đoán gãy xương do loãng xương.
Trong quá trình biệt hóa tạo xương, một số tế bào dương tính TRAP (màu đỏ rượu vang) với thể tích lớn và nhiều nhân đã được quan sát thấy trong các tế bào hFOB1.19 sau khi ủ với chemerin trong 14 ngày. Giá trị màu nâu xanh của tế bào hFOB1.19 thấp hơn so với ủ chemerin chín ngày. Điều này cho thấy rằng ủ lâu với chemerin giúp tăng cường sự biệt hóa và trưởng thành của tế bào hủy xương.
Kết luận
Tổng hợp các kết quả trên cho thấy, vai trò quan trọng của chemerin do tế bào xương biểu hiện trong việc điều chỉnh chuyển hóa xương và chứng minh thêm một cơ chế có thể gây gãy xương do nguyên bào xương và tế bào xương kiểm soát sự hình thành xương ở phụ nữ cao tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu mở rộng bổ sung về chemerin trong chuyển hóa xương cần được khám phá thêm.
Liệu chemerin có đủ tiêu chuẩn như một dấu ấn sinh học để chẩn đoán gãy xương do loãng xương hay không?
Nguồn: Jiang XY, Wang Q, Zhang Y, Chen Y, Wu LF (2022). Association of High Serum Chemerin with Bone Mineral Density Loss and Osteoporotic Fracture in Elderly Chinese Women. International Journal of Women's Health, 14:107-118.
Các tin khác cùng chuyên mục:











TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
Năm 2020
Cập nhật lịch tổ chức sự kiện và xuất bản ấn phẩm của ...
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK