Tin tức
on Sunday 13-02-2022 9:24pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trần Nhật Ánh Dương – IVFMD Tân Bình
Cho đến nay, việc cấy ghép mô buồng trứng từ phương pháp đông lạnh mô buồng trứng (ovarian tissue cryopreservation-OTC) đã dẫn đến sự ra đời của hơn 130 trẻ sơ sinh khỏe mạnh, với tỷ lệ lên đến 40%. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhiều mối lo ngại về nguy cơ còn tồn tại các tế bào ung thư trong mô buồng trứng và một số nguy cơ khác đến từ việc phẫu thuật và gây mê khi thu nhận mô hoặc cấy ghép mô. Với mục đích tối đa hóa các lựa chọn sinh sản trong tương lai cho những bệnh nhân ung thư, các phương pháp tiếp cận kết hợp các kỹ thuật khác nhau đã được nghiên cứu và phát triển, bao gồm nuôi trưởng thành noãn in-vitro được thu nhận từ mẫu mô buồng trứng (Ovarian tissue oocyte in-vitro maturation – OTO-IVM). Ở phương pháp này, các noãn chưa trưởng thành sẽ được thu nhận từ buồng trứng bên trong cơ thể trước khi thực hiện OTC, hút các noãn chưa trưởng thành trực tiếp từ mô buồng trứng đã được cắt bỏ hoặc được thu nhận từ môi trường được sử dụng trong quá trình chuẩn bị mẫu mô buồng trứng cho OTC, tiếp theo thực hiện nuôi trưởng thành noãn in-vitro (in-vitro maturation - IVM). Việc tạo ra nguồn noãn bổ sung bằng cách thực hiện IVM các noãn chưa trưởng thành trước khi OTC đã thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia bảo tồn sinh sản và được xem như một biện pháp hỗ trợ cho phương pháp OTC. Kể từ báo cáo đầu tiên về cách tiếp cận này vào năm 2003, nhiều báo cáo khác đã được thực hiện và nhận thấy rằng ngoài việc tạo ra nguồn giao tử bổ sung để bảo quản lạnh, kỹ thuật này còn có ưu điểm là không phụ thuộc vào giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt và không cần kích thích buồng trứng.
Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá xem liệu phương pháp IVM noãn chưa trưởng thành được thu nhận từ mô buồng trứng trước khi OTC có thể xem là một chiến lược bổ sung hữu ích cho bảo tồn khả năng sinh sản bên cạnh OTC hay không.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu, gồm 77 bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cắt buồng trứng một bên bằng nội soi để thực hiện OTC trước khi điều trị ung thư. Vận chuyển mẫu mô buồng trứng đến phòng thí nghiệm trong dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, dùng dao mổ chọc thủng các nang noãn thứ cấp có thể nhìn thấy được để giải phóng dịch nang vào trong đĩa nuôi cấy. Mô buồng trứng sẽ được cắt thành từng mẫu nhỏ với độ dày từ 1-2mm để tiến hành OTC. Phức hợp tế bào noãn-cumulus (cumulus-oocyte complexes-COC) được giải phóng từ các nang bị vỡ trong quá trình xử lý mẫu mô trước khi OTC sẽ được thu nhận và thực hiện IVM trong 28 hoặc 42 giờ. Noãn đạt đến giai đoạn trưởng thành (metaphase II-MII) sẽ được thủy tinh hóa hoặc ICSI để tạo phôi và trữ lạnh lại. 12 trong số 77 bệnh nhân đã trở lại với mong muốn được làm mẹ sau thời gian điều trị ung thư. Trong số này, 7 bệnh nhân sử dụng noãn có nguồn gốc từ OTO-IVM và 5 bệnh nhân còn lại thực hiện quy trình ART mới.
KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân: tuổi của bệnh nhân điều trị dao động từ 0-38 tuổi, trung bình là 24,5 ± 8,5 tuổi và gồm 9 bé gái chưa dậy thì (<12 tuổi, chưa có kinh nguyệt). Trong số trên, 1 bệnh nhân không tìm thấy COC, 7 bệnh nhân không thu được noãn MII sau IVM.
Tổng số 1220 COC được thu nhận, OTO-IVM tạo ra 494 noãn MII tạo ra một số lượng đáng kể noãn để trữ lạnh ngoài mẫu mô buồng trứng đã được trữ trước đó. Tỷ lệ trưởng thành noãn trung bình là 39%. Tỷ lệ trưởng thành noãn ở bệnh nhân trước dậy thì là 22% và sau dậy thì là 42%.
Trong số 77 bệnh nhân áp dụng OTO-IVM, 12 (17%) bệnh nhân đã quay trở lại phòng khám với mong muốn mang thai sau khi điều trị ung thư. Trong số 12 bệnh nhân, 8 người (67%) đã mang thai, với 7 trẻ khỏe mạnh ra đời. Trong số đó, 3 trẻ được sinh ra từ noãn có nguồn gốc từ OTO-IVM và 5 đứa trẻ được sinh ra từ những bệnh nhân trải qua chu kỳ ART mới. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ trẻ sinh sống trên mỗi bệnh nhân sau OTO-IVM, ICSI và chuyển phôi là 43%.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cho thấy kết quả đầy hứa hẹn và nhấn mạnh được giá trị của việc bổ sung OTO-IVM vào OTC. Mặc dù cỡ mẫu còn hạn chế, nghiên cứu đã cho thấy rằng OTO-IVM là một kỹ thuật đầy hứa hẹn và việc sử dụng nó nên được mở rộng cho tất cả bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật thu nhận mô buồng trứng.
Nguồn: Segers, I., Bardhi, E., Mateizel, I., Van Moer, E., Schots, R., Verheyen, G., ... & De Vos, M. (2020). Live births following fertility preservation using in-vitro maturation of ovarian tissue oocytes. Human Reproduction, 35(9), 2026-2036.
Cho đến nay, việc cấy ghép mô buồng trứng từ phương pháp đông lạnh mô buồng trứng (ovarian tissue cryopreservation-OTC) đã dẫn đến sự ra đời của hơn 130 trẻ sơ sinh khỏe mạnh, với tỷ lệ lên đến 40%. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhiều mối lo ngại về nguy cơ còn tồn tại các tế bào ung thư trong mô buồng trứng và một số nguy cơ khác đến từ việc phẫu thuật và gây mê khi thu nhận mô hoặc cấy ghép mô. Với mục đích tối đa hóa các lựa chọn sinh sản trong tương lai cho những bệnh nhân ung thư, các phương pháp tiếp cận kết hợp các kỹ thuật khác nhau đã được nghiên cứu và phát triển, bao gồm nuôi trưởng thành noãn in-vitro được thu nhận từ mẫu mô buồng trứng (Ovarian tissue oocyte in-vitro maturation – OTO-IVM). Ở phương pháp này, các noãn chưa trưởng thành sẽ được thu nhận từ buồng trứng bên trong cơ thể trước khi thực hiện OTC, hút các noãn chưa trưởng thành trực tiếp từ mô buồng trứng đã được cắt bỏ hoặc được thu nhận từ môi trường được sử dụng trong quá trình chuẩn bị mẫu mô buồng trứng cho OTC, tiếp theo thực hiện nuôi trưởng thành noãn in-vitro (in-vitro maturation - IVM). Việc tạo ra nguồn noãn bổ sung bằng cách thực hiện IVM các noãn chưa trưởng thành trước khi OTC đã thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia bảo tồn sinh sản và được xem như một biện pháp hỗ trợ cho phương pháp OTC. Kể từ báo cáo đầu tiên về cách tiếp cận này vào năm 2003, nhiều báo cáo khác đã được thực hiện và nhận thấy rằng ngoài việc tạo ra nguồn giao tử bổ sung để bảo quản lạnh, kỹ thuật này còn có ưu điểm là không phụ thuộc vào giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt và không cần kích thích buồng trứng.
Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá xem liệu phương pháp IVM noãn chưa trưởng thành được thu nhận từ mô buồng trứng trước khi OTC có thể xem là một chiến lược bổ sung hữu ích cho bảo tồn khả năng sinh sản bên cạnh OTC hay không.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu, gồm 77 bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cắt buồng trứng một bên bằng nội soi để thực hiện OTC trước khi điều trị ung thư. Vận chuyển mẫu mô buồng trứng đến phòng thí nghiệm trong dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, dùng dao mổ chọc thủng các nang noãn thứ cấp có thể nhìn thấy được để giải phóng dịch nang vào trong đĩa nuôi cấy. Mô buồng trứng sẽ được cắt thành từng mẫu nhỏ với độ dày từ 1-2mm để tiến hành OTC. Phức hợp tế bào noãn-cumulus (cumulus-oocyte complexes-COC) được giải phóng từ các nang bị vỡ trong quá trình xử lý mẫu mô trước khi OTC sẽ được thu nhận và thực hiện IVM trong 28 hoặc 42 giờ. Noãn đạt đến giai đoạn trưởng thành (metaphase II-MII) sẽ được thủy tinh hóa hoặc ICSI để tạo phôi và trữ lạnh lại. 12 trong số 77 bệnh nhân đã trở lại với mong muốn được làm mẹ sau thời gian điều trị ung thư. Trong số này, 7 bệnh nhân sử dụng noãn có nguồn gốc từ OTO-IVM và 5 bệnh nhân còn lại thực hiện quy trình ART mới.
KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân: tuổi của bệnh nhân điều trị dao động từ 0-38 tuổi, trung bình là 24,5 ± 8,5 tuổi và gồm 9 bé gái chưa dậy thì (<12 tuổi, chưa có kinh nguyệt). Trong số trên, 1 bệnh nhân không tìm thấy COC, 7 bệnh nhân không thu được noãn MII sau IVM.
Tổng số 1220 COC được thu nhận, OTO-IVM tạo ra 494 noãn MII tạo ra một số lượng đáng kể noãn để trữ lạnh ngoài mẫu mô buồng trứng đã được trữ trước đó. Tỷ lệ trưởng thành noãn trung bình là 39%. Tỷ lệ trưởng thành noãn ở bệnh nhân trước dậy thì là 22% và sau dậy thì là 42%.
Trong số 77 bệnh nhân áp dụng OTO-IVM, 12 (17%) bệnh nhân đã quay trở lại phòng khám với mong muốn mang thai sau khi điều trị ung thư. Trong số 12 bệnh nhân, 8 người (67%) đã mang thai, với 7 trẻ khỏe mạnh ra đời. Trong số đó, 3 trẻ được sinh ra từ noãn có nguồn gốc từ OTO-IVM và 5 đứa trẻ được sinh ra từ những bệnh nhân trải qua chu kỳ ART mới. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ trẻ sinh sống trên mỗi bệnh nhân sau OTO-IVM, ICSI và chuyển phôi là 43%.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cho thấy kết quả đầy hứa hẹn và nhấn mạnh được giá trị của việc bổ sung OTO-IVM vào OTC. Mặc dù cỡ mẫu còn hạn chế, nghiên cứu đã cho thấy rằng OTO-IVM là một kỹ thuật đầy hứa hẹn và việc sử dụng nó nên được mở rộng cho tất cả bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật thu nhận mô buồng trứng.
Nguồn: Segers, I., Bardhi, E., Mateizel, I., Van Moer, E., Schots, R., Verheyen, G., ... & De Vos, M. (2020). Live births following fertility preservation using in-vitro maturation of ovarian tissue oocytes. Human Reproduction, 35(9), 2026-2036.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tính đồng nhất về kết quả phân tích nhiễm sắc thể giữa phôi nang chỉ sinh thiết các tế bào lá nuôi phôi (TE) so với thực hiện sinh thiết toàn bộ phôi nang - Ngày đăng: 13-02-2022
TỈ LỆ THÀNH CÔNG TRONG CHU KỲ IVF KÍCH TRỨNG TỐI THIỂU (MINI-IVF) CHỈ VỚI CLOMIPHENE CITRATE - Ngày đăng: 13-02-2022
Biến chứng ở mẹ và trẻ sơ sinh sau khi chuyển phôi nang đông lạnh ở phác đồ sử dụng liệu pháp hormone thay thế so với chu kỳ tự nhiên - Ngày đăng: 13-02-2022
Giá trị tiên lượng của chất lượng noãn trong kết cục của ART: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 13-02-2022
Tỷ lệ dị tật tim bẩm sinh trong thai kỳ sau hỗ trợ sinh sản: Một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 09-02-2022
Tâm lý bệnh nhân điều trị hiếm muộn bị gián đoạn hoặc trì hoãn do đại dịch COVID- 19 - Ngày đăng: 30-01-2022
Tác động của hla trong chất nhầy cổ tử cung tới chức năng của tinh trùng - Ngày đăng: 30-01-2022
Cấy ghép tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm cho bệnh nhân vô sinh do yếu tố tử cung bẩm sinh hoặc mắc phải: đánh giá kết quả ở 52 trường hợp đầu tiên - Ngày đăng: 30-01-2022
Khảo sát về kinh nghiệm bảo quản lạnh tinh trùng dài hạn ở bệnh nhân ung thư và không ung thư: Việc sử dụng và kết quả sinh sản của một đoàn hệ lớn đơn trung tâm - Ngày đăng: 27-01-2022
Sự biểu hiện của miRNA trên tế bào cumulus khi bổ sung LH vào phác đồ kích thích buồng trứng: một nghiên cứu sơ bộ - Ngày đăng: 25-01-2022
Môi trường chuyển phôi giàu axit hyaluronic trong chuyển phôi đông lạnh: một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng - Ngày đăng: 24-01-2022
Đặc tính và so sánh các loại dầu thương mại được sử dụng trong nuôi cấy phôi ở người - Ngày đăng: 20-08-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK