Tin tức
on Sunday 30-01-2022 7:17pm
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Nguyễn Thị Ngọc Nữ - IVFMD Tân Bình
Rối loạn lo âu và trầm cảm là các hội chứng thường gặp ở bệnh nhân hiếm muộn, và có thể nặng hơn khi bắt đầu điều trị hỗ trợ sinh sản. Đại dịch covid-19 kéo dài là một sự kiện ngoài ý muốn mà hậu quả của nó vẫn tiếp tục đe dọa cuộc sống của con người ở hiện tại và tương lai, làm rối loạn cuộc sống thường ngày vì cách ly xã hội và tổn thất tài chính kinh tế. Việc điều trị hiếm muộn bị trì hoãn, gián đoạn, hủy chu kỳ càng làm nặng thêm các vấn đề về sức khỏe tâm thần của các cặp vợ chồng. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tiếp diễn, nhóm tác giả Fabio Barra và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu khảo sát tác động của SAR-COV-2 lên sức khỏe tâm thần của các cặp vợ chồng hiếm muộn đang trong quá trình điều trị hỗ trợ sinh sản.
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Piazza Della Vittoria, Genoa, Italy trên 524 bệnh nhân hiếm muộn bị trì hoãn điều trị do Covid-19. Cuộc khảo sát gồm hai phần: phần đầu tiên đánh giá sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng gợi ý hội chứng rối loạn lo âu và trầm cảm bằng cách sử dụng bảng câu hỏi rối loạn lo âu tổng quát (GAD-7) và bảng câu hỏi sức khỏe bệnh nhân (PHQ -9); phần thứ hai đánh giá quan điểm của bệnh nhân về việc bắt đầu lại điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, bao gồm việc thay đổi trung tâm khác để điều trị. Các bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tâm thần từ trước được loại khỏi nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn lo âu hoặc trầm cảm hay cả hai ở nữ giới (45%) cao hơn nam giới (31%). Nhóm phụ nữ được chẩn đoán hiếm muộn có tỷ lệ lo lắng cũng như trầm cảm (46,7%) cao hơn so với nhóm phụ nữ bình thường (21,8%); và điều này cũng tương tự ở nhóm nam có và không có yếu tố hiếm muộn (29,2% so với 16,5%). Ở cả nam và nữ, cảm giác lo lắng cũng như trầm cảm có liên quan đáng kể đến thời gian đọc các tin tức Covid-19 trên 1 giờ mỗi ngày. Phụ nữ căng thẳng, lo lắng và trầm cảm hơn nam giới, mức độ lo lắng cao hơn đáng kể ở phụ nữ trên 35 tuổi. Những phụ nữ hiếm muộn do giảm dự trữ buồng trứng, và thất bại điều trị hỗ trợ sinh sản trước đó luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng hơn. Các nguyên nhân hiếm muộn như lạc nội mạc tử cung, u xơ cơ tử cung cũng được ghi nhận có liên quan đến hội chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. Trong khi các đặc điểm nhân khẩu học (tuổi tác, tình trạng hôn nhân, số lần mang thai, tiềm lực kinh tế hoặc thời gian điều trị) không có ảnh hưởng đáng kể, việc ngừng điều trị có liên quan đến mức độ trầm cảm nặng hơn. Nam giới đang điều trị hiếm muộn cũng có thể bị lo lắng và căng thẳng khi các cơ sở điều trị nam khoa bị phong tỏa.
Trì hoãn điều trị hiếm muộn đã gây thêm căng thẳng cho các cặp vợ chồng do không xác định được thời điểm khi nào có thể tiến hành điều trị lại và lo lắng về khả năng mang thai nếu trì hoãn. Trong nghiên cứu, hơn 2/3 phụ nữ và nam giới cho biết họ sẽ yên tâm hơn nếu biết khi nào có thể bắt đầu lại quá trình điều trị TTTON. Các tác giả chỉ ra rằng một số thay đổi tâm lý xã hội như giảm mức độ chiến lược “bi quan phòng thủ” (defensive pessimism), thừa nhận vấn đề hiếm muộn, chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn có xu hướng cải thiện tình trạng tâm lý cho các cặp vợ chồng. Hầu hết bệnh nhân đã có thể tự kiểm soát bằng cách thực hiện các phương pháp quản lý suy nghĩ (cố gắng tập trung vào việc khác, suy nghĩ tích cực), đã lấy lại được tinh thần và thể chất cho lần điều trị tiếp theo, cùng với tăng cường kết nối xã hội và cập nhật thông tin. Các can thiệp tâm lý cũng có một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự lo lắng về tâm lý ở những bệnh nhân đến với cơ sở điều trị TTTON, đặc biệt trong đại dịch COVID-19. Hơn nữa, các trung tâm TTTON nên tăng cường công tác tư vấn tâm lý cho các cặp vợ chồng để nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần. Với mục đích này, các chiến lược cụ thể có thể hỗ trợ quá trình điều trị bằng nhiều phương tiện khác nhau (sổ tay, trang web, giới thiệu trực tiếp) và kết hợp các nhóm nhân viên y tế (nhà tâm lý học, bác sĩ, trợ lý y tế, y tá).
Qua kết quả nghiên cứu, tác động tâm lý của đại dịch Covid -19 đối với các cặp vợ chồng đang điều trị hỗ trợ sinh sản bị hoãn hoặc gián đoạn là rất đáng kể. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ thông tin và hỗ trợ tâm lý một cách có hệ thống để giảm thiểu tác động tâm lý của đại dịch COVID-19 cũng như cải thiện sức khỏe tâm thần cho các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn.
Tài liệu: Barra, F., La Rosa, V. L., Vitale, S. G., Commodari, E., Altieri, M., Scala, C., & Ferrero, S. (2020). Psychological status of infertile patients who had in vitro fertilization treatment interrupted or postponed due to COVID-19 pandemic: a cross-sectional study. Journal of psychosomatic obstetrics and gynaecology, 1–8. Advance online publication. https://doi.org/10.1080/0167482X.2020.1853095.
Rối loạn lo âu và trầm cảm là các hội chứng thường gặp ở bệnh nhân hiếm muộn, và có thể nặng hơn khi bắt đầu điều trị hỗ trợ sinh sản. Đại dịch covid-19 kéo dài là một sự kiện ngoài ý muốn mà hậu quả của nó vẫn tiếp tục đe dọa cuộc sống của con người ở hiện tại và tương lai, làm rối loạn cuộc sống thường ngày vì cách ly xã hội và tổn thất tài chính kinh tế. Việc điều trị hiếm muộn bị trì hoãn, gián đoạn, hủy chu kỳ càng làm nặng thêm các vấn đề về sức khỏe tâm thần của các cặp vợ chồng. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tiếp diễn, nhóm tác giả Fabio Barra và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu khảo sát tác động của SAR-COV-2 lên sức khỏe tâm thần của các cặp vợ chồng hiếm muộn đang trong quá trình điều trị hỗ trợ sinh sản.
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Piazza Della Vittoria, Genoa, Italy trên 524 bệnh nhân hiếm muộn bị trì hoãn điều trị do Covid-19. Cuộc khảo sát gồm hai phần: phần đầu tiên đánh giá sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng gợi ý hội chứng rối loạn lo âu và trầm cảm bằng cách sử dụng bảng câu hỏi rối loạn lo âu tổng quát (GAD-7) và bảng câu hỏi sức khỏe bệnh nhân (PHQ -9); phần thứ hai đánh giá quan điểm của bệnh nhân về việc bắt đầu lại điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, bao gồm việc thay đổi trung tâm khác để điều trị. Các bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tâm thần từ trước được loại khỏi nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn lo âu hoặc trầm cảm hay cả hai ở nữ giới (45%) cao hơn nam giới (31%). Nhóm phụ nữ được chẩn đoán hiếm muộn có tỷ lệ lo lắng cũng như trầm cảm (46,7%) cao hơn so với nhóm phụ nữ bình thường (21,8%); và điều này cũng tương tự ở nhóm nam có và không có yếu tố hiếm muộn (29,2% so với 16,5%). Ở cả nam và nữ, cảm giác lo lắng cũng như trầm cảm có liên quan đáng kể đến thời gian đọc các tin tức Covid-19 trên 1 giờ mỗi ngày. Phụ nữ căng thẳng, lo lắng và trầm cảm hơn nam giới, mức độ lo lắng cao hơn đáng kể ở phụ nữ trên 35 tuổi. Những phụ nữ hiếm muộn do giảm dự trữ buồng trứng, và thất bại điều trị hỗ trợ sinh sản trước đó luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng hơn. Các nguyên nhân hiếm muộn như lạc nội mạc tử cung, u xơ cơ tử cung cũng được ghi nhận có liên quan đến hội chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. Trong khi các đặc điểm nhân khẩu học (tuổi tác, tình trạng hôn nhân, số lần mang thai, tiềm lực kinh tế hoặc thời gian điều trị) không có ảnh hưởng đáng kể, việc ngừng điều trị có liên quan đến mức độ trầm cảm nặng hơn. Nam giới đang điều trị hiếm muộn cũng có thể bị lo lắng và căng thẳng khi các cơ sở điều trị nam khoa bị phong tỏa.
Trì hoãn điều trị hiếm muộn đã gây thêm căng thẳng cho các cặp vợ chồng do không xác định được thời điểm khi nào có thể tiến hành điều trị lại và lo lắng về khả năng mang thai nếu trì hoãn. Trong nghiên cứu, hơn 2/3 phụ nữ và nam giới cho biết họ sẽ yên tâm hơn nếu biết khi nào có thể bắt đầu lại quá trình điều trị TTTON. Các tác giả chỉ ra rằng một số thay đổi tâm lý xã hội như giảm mức độ chiến lược “bi quan phòng thủ” (defensive pessimism), thừa nhận vấn đề hiếm muộn, chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn có xu hướng cải thiện tình trạng tâm lý cho các cặp vợ chồng. Hầu hết bệnh nhân đã có thể tự kiểm soát bằng cách thực hiện các phương pháp quản lý suy nghĩ (cố gắng tập trung vào việc khác, suy nghĩ tích cực), đã lấy lại được tinh thần và thể chất cho lần điều trị tiếp theo, cùng với tăng cường kết nối xã hội và cập nhật thông tin. Các can thiệp tâm lý cũng có một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự lo lắng về tâm lý ở những bệnh nhân đến với cơ sở điều trị TTTON, đặc biệt trong đại dịch COVID-19. Hơn nữa, các trung tâm TTTON nên tăng cường công tác tư vấn tâm lý cho các cặp vợ chồng để nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần. Với mục đích này, các chiến lược cụ thể có thể hỗ trợ quá trình điều trị bằng nhiều phương tiện khác nhau (sổ tay, trang web, giới thiệu trực tiếp) và kết hợp các nhóm nhân viên y tế (nhà tâm lý học, bác sĩ, trợ lý y tế, y tá).
Qua kết quả nghiên cứu, tác động tâm lý của đại dịch Covid -19 đối với các cặp vợ chồng đang điều trị hỗ trợ sinh sản bị hoãn hoặc gián đoạn là rất đáng kể. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ thông tin và hỗ trợ tâm lý một cách có hệ thống để giảm thiểu tác động tâm lý của đại dịch COVID-19 cũng như cải thiện sức khỏe tâm thần cho các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn.
Tài liệu: Barra, F., La Rosa, V. L., Vitale, S. G., Commodari, E., Altieri, M., Scala, C., & Ferrero, S. (2020). Psychological status of infertile patients who had in vitro fertilization treatment interrupted or postponed due to COVID-19 pandemic: a cross-sectional study. Journal of psychosomatic obstetrics and gynaecology, 1–8. Advance online publication. https://doi.org/10.1080/0167482X.2020.1853095.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của hla trong chất nhầy cổ tử cung tới chức năng của tinh trùng - Ngày đăng: 30-01-2022
Cấy ghép tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm cho bệnh nhân vô sinh do yếu tố tử cung bẩm sinh hoặc mắc phải: đánh giá kết quả ở 52 trường hợp đầu tiên - Ngày đăng: 30-01-2022
Khảo sát về kinh nghiệm bảo quản lạnh tinh trùng dài hạn ở bệnh nhân ung thư và không ung thư: Việc sử dụng và kết quả sinh sản của một đoàn hệ lớn đơn trung tâm - Ngày đăng: 27-01-2022
Sự biểu hiện của miRNA trên tế bào cumulus khi bổ sung LH vào phác đồ kích thích buồng trứng: một nghiên cứu sơ bộ - Ngày đăng: 25-01-2022
Môi trường chuyển phôi giàu axit hyaluronic trong chuyển phôi đông lạnh: một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng - Ngày đăng: 24-01-2022
Đặc tính và so sánh các loại dầu thương mại được sử dụng trong nuôi cấy phôi ở người - Ngày đăng: 20-08-2024
Đặc điểm của mô hình trí tuệ nhân tạo xếp loại phôi nang thông qua hình ảnh tĩnh - Ngày đăng: 24-01-2022
Đặc điểm của mô hình trí tuệ nhân tạo xếp loại phôi nang thông qua hình ảnh tĩnh - Ngày đăng: 24-01-2022
Sự khác biệt về cấu trúc các gene miễn dịch tăng khả năng sống sót của tinh trùng trong đường sinh sản nữ giới - Ngày đăng: 24-01-2022
Chất lượng phôi cải thiện trong khoảng thời gian phôi ngày 3 nuôi đến ngày 5: một yếu tố bổ sung để lựa chọn phôi nang - Ngày đăng: 24-01-2022
Mất cân bằng giới tính sau chuyển phôi nang có mối tương quan đến việc sử dụng kỹ thuật ICSI: một phân tích trên 14.892 chu kỳ chuyển đơn phôi - Ngày đăng: 24-01-2022
Hiệu quả của sự kết hợp các phương pháp bảo tồn sinh sản đến kết quả thai lâm sàng - Ngày đăng: 17-01-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK