Tin tức
on Monday 17-01-2022 6:01pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Những tiến bộ trong điều trị chống ung thư đã cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót ở những người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư. Các phương pháp bảo tồn sinh sản được thiết lập nhằm bảo quản lạnh noãn và phôi sau khi kích thích buồng trứng có kiểm soát (controlled ovarian stimulation – COS). Nhiều bằng chứng về việc phục hồi chức năng buồng trứng và thụ thai tự nhiên sau khi cấy ghép mô buồng trứng bảo quản lạnh (ovarian tissue cryopreservation – OTC) như là một lựa chọn bảo tồn sinh sản cho những bệnh nhân không có thời gian hoặc muốn trải qua kích thích buồng trứng. Do đó, sự kết hợp nhiều phương pháp bảo tồn sinh sản với mục đích duy trì khả năng sinh sản những người sống sót sau ung thư là vấn đề đang được quan tâm. Bài nghiên cứu này (2020) mô tả các quy trình bảo tồn sinh sản khác nhau (ở cả sự can thiệp riêng lẻ hoặc kết hợp), đồng thời đưa ra kết quả sinh sản của những bệnh nhân này.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu, quan sát trên 207 bệnh nhân được chỉ định bảo tồn sinh sản khẩn cấp từ 01/2012 đến 12/2018. Phần lớn bệnh nhân là đối tượng mắc bệnh ung thư và một số ít bệnh nhân không bị u ác tính nhưng có dùng thuốc điều trị làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Các phương pháp bảo tồn sinh sản được chọn dựa vào loại và giai đoạn ung thư của mỗi bệnh nhân cũng như các thông số dự trữ buồng trứng và mong muốn cá nhân.
-Phương pháp COS đối với noãn/phôi sử dụng hai phác đồ dài GnRH đồng vận và đối vận được áp dụng cho 96 bệnh nhân có nhiều thời gian như đối tượng mắc bệnh ung thư vú, sau đó tiến hành tiêm hCG khi có từ 2-3 nang lớn hơn 18mm và chọc hút thu noãn rồi bảo quản lạnh bằng thủy tinh hóa. Trong 116 chu kỳ COS thì có 67,2% là kích thích từ pha nang sớm và 20,7% là từ pha hoàng thể.
-Phương pháp chọc hút nuôi cấy trưởng thành noãn (OPU-IVM) cho 17 bệnh nhân ung thư có ít nhất 10 AFC, từ chối COS hoặc thời gian hạn chế và chọc hút thu cụm noãn chưa trưởng thành kích thích từ 82% pha nang sớm và 18% pha hoàng thể rồi nuôi cấy IVM trong 30 giờ.
-Phương pháp OTC được chỉ định cho người bị hạn chế thời gian do sự tiến triển của khối u hoặc tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tối thiểu là những đối tượng nhỏ hơn 36 tuổi. 34 trường hợp (9 trước dậy thì và 25 sau dậy thì) là OTC kết hợp làm IVM sau chọc hút (OTC+ OTO-IVM). Các mô buồng trứng thu được sau phẫu tích có kích thước 8x5mm được đông lạnh chậm.
-Ngoài ra, một số phương pháp bảo tồn sinh sản kết hợp như là OPU-IVM + OTC + OTO-IVM và OTC + OTO-IVM + COS được áp dụng lần lượt trên 17 và 13 bệnh nhân. 30 trường hợp còn lại là các các thủ thuật kết hợp khác.
-Đối với bệnh nhân trước và sau dậy thì được phân biệt dựa trên một số yếu tố, cụ thể là các đặc điểm của 194 bệnh nhân sau dậy thì bao gồm tuổi (28,9±6,1 tuổi, P=0,008), BMI (22,9±4,9 kg/m2, P=0,32), AMH (3,1±3,8 ng/ml, P<0,001) và AFC (19,7±16,9 nang, P<0,001) nhưng đối với 13 bệnh nhân trước tuổi dậy thì sẽ chỉ xem xét qua tuổi (5,2±4,6 tuổi, P=0,89) và BMI (16,1±2,2 kg/m2, P=0,89).
-Đối với bệnh nhân sống sót sau ung thư và quay lại điều trị vô sinh sẽ phải xét nghiệm dự trữ buồng trứng (AMH, FSH, estradiol và AFC) để đưa ra lựa chọn dùng noãn tươi hay noãn đông lạnh trước đó để thụ tinh, ICSI và chuyển phôi.
Kết quả cho thấy số noãn trưởng thành thu được khi sử dụng các phương pháp bảo tồn sinh sản khác nhau và tỷ lệ sinh sống được đánh giá ở những bệnh nhân quay lại điều trị sinh sản, cụ thể là:
-Số noãn MII thu được ở COS là 10,8±7,1 và ở OPU-IVM là 9,2± 10,1 nhưng cả 2 phương pháp đều thu được nhiều nhất là ở giai đoạn nang sớm lần lượt là 10,6±6,4 và 10,1±11,2 noãn. Vì vậy, tỷ lệ trưởng thành ở cả 2 nhóm là tương đương nhau (49,2% và 55,0%, P=0,8). Bên cạnh đó, sự kết hợp của OTC + OTO-IVM lại cho ra tỷ lệ noãn trưởng thành sau IVM là 34,8%, mật độ nang sơ cấp của mô buồng trứng trữ là 15,4±21,2 nang/mm2 và số noãn thủy tinh hóa là 3,7±5,7. Mặt khác, đối với sự kết hợp của OTC + OTO-IVM + COS thì cho thấy tỷ lệ trưởng thành của noãn thu được từ COS là 74,3±14,3% và 41,4±22,7% sau OTO-IVM (P<0,001), còn mật độ nang sơ cấp là 13,1±13,2/mm2. Ngoài ra, các phương pháp bảo tồn sinh sản khác lại thể hiện số noãn MII là 9,1±7,5 và mật độ nang sơ cấp là 60,2±79.4/mm2. Một điều đặc biệt là bài nghiên cứu cũng so sánh số noãn MII thu được từ các phương pháp bảo tồn sinh sản kết hợp ở những bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú, ung thư huyết học và ung thư phụ khoa nhưng không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm ung thư này.
-Trong 31 bệnh nhân (15%) quay lại sau điều trị ung thư, tỷ lệ trẻ sinh ra ở 12 bệnh nhân dùng noãn tươi là 75% cao hơn ở 17 bệnh nhân sử dụng noãn thủy tinh hóa là 47,1% chủ yếu ở hai phương pháp COS và OTO-IVM và không có trẻ được sinh ra ở 2 bệnh nhân cấy ghép mô buồng trứng sau OTC. Chẳng những vậy trường hợp mang thai tự nhiên đã được ghi nhận ở 5 bệnh nhân, kết quả là 3 trẻ sinh ra và 2 thai diễn tiến.
Theo số liệu phân tích được từ bài nghiên cứu cho thấy COS là lựa chọn ưu tiên ở đa số các bệnh nhân sau dậy thì mà tình trạng của họ chưa phải bắt đầu hóa trị ngay. Đông lạnh noãn ngược với OTC không yêu cầu phẫu thuật có thể là một yếu tố quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định của bệnh nhân ung thư.
Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu mô tả với số bệnh nhân còn hạn chế và tính không đồng nhất giữa các bệnh nhân. Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng noãn bảo quản lạnh ở những bệnh nhân sống sót sau ung thư chỉ dưới 10% cũng như các báo cáo về kết quả thai lâm sàng của những trường hợp này vẫn còn khan hiếm. Hơn nữa, việc lựa chọn và kết hợp các phương pháp bảo tồn sinh sản đã phát triển theo thời gian. Do đó, các dữ liệu này chưa thể là kết luận chính xác và cần xác nhận thêm trong các nghiên cứu khác có cỡ mẫu lớn hơn bao gồm cả việc theo dõi những người sống sót sau ung thư và quay lại sử dụng noãn/mô bảo quản lạnh của họ.
Tóm lại, việc thảo luận về bảo tồn sinh sản ở bệnh nhân ung thư trẻ tuổi là cần thiết và đã trở thành một phần chính của chăm sóc sức khỏe ung thư định kỳ. OTC là một lựa chọn thay thế và không còn là thử nghiệm đánh giá. COS trước khi bảo quản noãn bằng phương pháp thủy tinh hóa là chiến lược được chọn ở đa số các bệnh nhân sau dậy thì đang trong tình trạng chưa phải bắt đầu hóa trị ngay.
Nguồn: Delattre S, Segers I, Van Moer E và cộng sự. Combining fertility preservation procedures to spread the eggs across different baskets: a feasibility study. European Society of Human Reproduction and Embryology. 2020 Sep 20.
Những tiến bộ trong điều trị chống ung thư đã cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót ở những người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư. Các phương pháp bảo tồn sinh sản được thiết lập nhằm bảo quản lạnh noãn và phôi sau khi kích thích buồng trứng có kiểm soát (controlled ovarian stimulation – COS). Nhiều bằng chứng về việc phục hồi chức năng buồng trứng và thụ thai tự nhiên sau khi cấy ghép mô buồng trứng bảo quản lạnh (ovarian tissue cryopreservation – OTC) như là một lựa chọn bảo tồn sinh sản cho những bệnh nhân không có thời gian hoặc muốn trải qua kích thích buồng trứng. Do đó, sự kết hợp nhiều phương pháp bảo tồn sinh sản với mục đích duy trì khả năng sinh sản những người sống sót sau ung thư là vấn đề đang được quan tâm. Bài nghiên cứu này (2020) mô tả các quy trình bảo tồn sinh sản khác nhau (ở cả sự can thiệp riêng lẻ hoặc kết hợp), đồng thời đưa ra kết quả sinh sản của những bệnh nhân này.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu, quan sát trên 207 bệnh nhân được chỉ định bảo tồn sinh sản khẩn cấp từ 01/2012 đến 12/2018. Phần lớn bệnh nhân là đối tượng mắc bệnh ung thư và một số ít bệnh nhân không bị u ác tính nhưng có dùng thuốc điều trị làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Các phương pháp bảo tồn sinh sản được chọn dựa vào loại và giai đoạn ung thư của mỗi bệnh nhân cũng như các thông số dự trữ buồng trứng và mong muốn cá nhân.
-Phương pháp COS đối với noãn/phôi sử dụng hai phác đồ dài GnRH đồng vận và đối vận được áp dụng cho 96 bệnh nhân có nhiều thời gian như đối tượng mắc bệnh ung thư vú, sau đó tiến hành tiêm hCG khi có từ 2-3 nang lớn hơn 18mm và chọc hút thu noãn rồi bảo quản lạnh bằng thủy tinh hóa. Trong 116 chu kỳ COS thì có 67,2% là kích thích từ pha nang sớm và 20,7% là từ pha hoàng thể.
-Phương pháp chọc hút nuôi cấy trưởng thành noãn (OPU-IVM) cho 17 bệnh nhân ung thư có ít nhất 10 AFC, từ chối COS hoặc thời gian hạn chế và chọc hút thu cụm noãn chưa trưởng thành kích thích từ 82% pha nang sớm và 18% pha hoàng thể rồi nuôi cấy IVM trong 30 giờ.
-Phương pháp OTC được chỉ định cho người bị hạn chế thời gian do sự tiến triển của khối u hoặc tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tối thiểu là những đối tượng nhỏ hơn 36 tuổi. 34 trường hợp (9 trước dậy thì và 25 sau dậy thì) là OTC kết hợp làm IVM sau chọc hút (OTC+ OTO-IVM). Các mô buồng trứng thu được sau phẫu tích có kích thước 8x5mm được đông lạnh chậm.
-Ngoài ra, một số phương pháp bảo tồn sinh sản kết hợp như là OPU-IVM + OTC + OTO-IVM và OTC + OTO-IVM + COS được áp dụng lần lượt trên 17 và 13 bệnh nhân. 30 trường hợp còn lại là các các thủ thuật kết hợp khác.
-Đối với bệnh nhân trước và sau dậy thì được phân biệt dựa trên một số yếu tố, cụ thể là các đặc điểm của 194 bệnh nhân sau dậy thì bao gồm tuổi (28,9±6,1 tuổi, P=0,008), BMI (22,9±4,9 kg/m2, P=0,32), AMH (3,1±3,8 ng/ml, P<0,001) và AFC (19,7±16,9 nang, P<0,001) nhưng đối với 13 bệnh nhân trước tuổi dậy thì sẽ chỉ xem xét qua tuổi (5,2±4,6 tuổi, P=0,89) và BMI (16,1±2,2 kg/m2, P=0,89).
-Đối với bệnh nhân sống sót sau ung thư và quay lại điều trị vô sinh sẽ phải xét nghiệm dự trữ buồng trứng (AMH, FSH, estradiol và AFC) để đưa ra lựa chọn dùng noãn tươi hay noãn đông lạnh trước đó để thụ tinh, ICSI và chuyển phôi.
Kết quả cho thấy số noãn trưởng thành thu được khi sử dụng các phương pháp bảo tồn sinh sản khác nhau và tỷ lệ sinh sống được đánh giá ở những bệnh nhân quay lại điều trị sinh sản, cụ thể là:
-Số noãn MII thu được ở COS là 10,8±7,1 và ở OPU-IVM là 9,2± 10,1 nhưng cả 2 phương pháp đều thu được nhiều nhất là ở giai đoạn nang sớm lần lượt là 10,6±6,4 và 10,1±11,2 noãn. Vì vậy, tỷ lệ trưởng thành ở cả 2 nhóm là tương đương nhau (49,2% và 55,0%, P=0,8). Bên cạnh đó, sự kết hợp của OTC + OTO-IVM lại cho ra tỷ lệ noãn trưởng thành sau IVM là 34,8%, mật độ nang sơ cấp của mô buồng trứng trữ là 15,4±21,2 nang/mm2 và số noãn thủy tinh hóa là 3,7±5,7. Mặt khác, đối với sự kết hợp của OTC + OTO-IVM + COS thì cho thấy tỷ lệ trưởng thành của noãn thu được từ COS là 74,3±14,3% và 41,4±22,7% sau OTO-IVM (P<0,001), còn mật độ nang sơ cấp là 13,1±13,2/mm2. Ngoài ra, các phương pháp bảo tồn sinh sản khác lại thể hiện số noãn MII là 9,1±7,5 và mật độ nang sơ cấp là 60,2±79.4/mm2. Một điều đặc biệt là bài nghiên cứu cũng so sánh số noãn MII thu được từ các phương pháp bảo tồn sinh sản kết hợp ở những bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú, ung thư huyết học và ung thư phụ khoa nhưng không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm ung thư này.
-Trong 31 bệnh nhân (15%) quay lại sau điều trị ung thư, tỷ lệ trẻ sinh ra ở 12 bệnh nhân dùng noãn tươi là 75% cao hơn ở 17 bệnh nhân sử dụng noãn thủy tinh hóa là 47,1% chủ yếu ở hai phương pháp COS và OTO-IVM và không có trẻ được sinh ra ở 2 bệnh nhân cấy ghép mô buồng trứng sau OTC. Chẳng những vậy trường hợp mang thai tự nhiên đã được ghi nhận ở 5 bệnh nhân, kết quả là 3 trẻ sinh ra và 2 thai diễn tiến.
Theo số liệu phân tích được từ bài nghiên cứu cho thấy COS là lựa chọn ưu tiên ở đa số các bệnh nhân sau dậy thì mà tình trạng của họ chưa phải bắt đầu hóa trị ngay. Đông lạnh noãn ngược với OTC không yêu cầu phẫu thuật có thể là một yếu tố quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định của bệnh nhân ung thư.
Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu mô tả với số bệnh nhân còn hạn chế và tính không đồng nhất giữa các bệnh nhân. Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng noãn bảo quản lạnh ở những bệnh nhân sống sót sau ung thư chỉ dưới 10% cũng như các báo cáo về kết quả thai lâm sàng của những trường hợp này vẫn còn khan hiếm. Hơn nữa, việc lựa chọn và kết hợp các phương pháp bảo tồn sinh sản đã phát triển theo thời gian. Do đó, các dữ liệu này chưa thể là kết luận chính xác và cần xác nhận thêm trong các nghiên cứu khác có cỡ mẫu lớn hơn bao gồm cả việc theo dõi những người sống sót sau ung thư và quay lại sử dụng noãn/mô bảo quản lạnh của họ.
Tóm lại, việc thảo luận về bảo tồn sinh sản ở bệnh nhân ung thư trẻ tuổi là cần thiết và đã trở thành một phần chính của chăm sóc sức khỏe ung thư định kỳ. OTC là một lựa chọn thay thế và không còn là thử nghiệm đánh giá. COS trước khi bảo quản noãn bằng phương pháp thủy tinh hóa là chiến lược được chọn ở đa số các bệnh nhân sau dậy thì đang trong tình trạng chưa phải bắt đầu hóa trị ngay.
Nguồn: Delattre S, Segers I, Van Moer E và cộng sự. Combining fertility preservation procedures to spread the eggs across different baskets: a feasibility study. European Society of Human Reproduction and Embryology. 2020 Sep 20.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chuyển phôi nang giúp làm tăng tỷ lệ sinh sống tích luỹ, giảm thời gian và chi phí điều trị khi so sánh với chuyển phôi phân chia ở những chu kì xin noãn: Một nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên - Ngày đăng: 14-01-2022
Tiêu thụ thực phẩm giàu protein liên quan đến kết quả điều trị vô sinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 12-01-2022
Tác dụng của vacxin mRNA chống COVID-19 đối với nồng độ AMH huyết thanh ở phụ nữ - Ngày đăng: 12-01-2022
Kết quả bảo tồn sinh sản ở phụ nữ lạc nội mạc tử cung: so sánh giữa phác đồ kích thích buồng trứng có mồi progestin so với phác đồ đối vận - Ngày đăng: 12-01-2022
Dự đoán số lượng phôi nang có thể dùng để chuyển trong những trường hợp dự định thực hiện PGT-A - Ngày đăng: 10-01-2022
THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VÀ RỐI LOẠN DI TRUYỀN: 4 HỘI CHỨNG IN DẤU DI TRUYỀN CÓ LIÊN QUAN - Ngày đăng: 08-01-2022
Tác động tiêu cực của sự hiện diện vi-rút HPV và sự tăng phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả điều trị IUI - Ngày đăng: 07-01-2022
Tiến bộ trong khoa học sinh sản cấy ghép: cấy ghép mô tinh hoàn và nuôi cấy tinh trùng trong ống nghiệm - Ngày đăng: 07-01-2022
So sánh hiệu quả điều trị của việc chuyển đơn phôi nang chất lượng tốt giữa bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh nhân có chức năng phóng noãn bình thường - Ngày đăng: 06-01-2022
So sánh tác dụng của hai nhóm chất gây mê Propofol và Dexmedetomidine trong quá trình chọc hút noãn lên kết quả thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) - Ngày đăng: 06-01-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK