Tin tức
on Thursday 06-01-2022 8:54pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Hồ Thị Kỳ Duyên – IVFMD Tân Bình
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hiện là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Quy trình IVF bao gồm kích thích buồng trứng, thu nhận noãn bằng phương pháp chọc hút noãn qua ngả âm đạo, thụ tinh trong phòng thí nghiệm và cuối cùng là chuyển phôi trở lại tử cung. Thu nhận noãn từ nang noãn bằng cách chọc hút bằng kim dưới hướng dẫn của siêu âm ngả âm đạo đòi hỏi bệnh nhân phải được gây mê hoặc giảm đau trong quá trình làm thủ thuật. Mặc dù thủ thuật chọc hút noãn là một thủ thuật ít xâm lấn nhưng quá trình gây mê và chọc xuyên qua niêm mạc âm đạo bằng kim khiến bệnh nhân lo lắng về độ an toàn của thuốc gây mê cũng như khả năng phục hồi sau đó. Các phương pháp gây mê khác nhau được sử dụng cho bệnh nhân như gây mê toàn thân, giảm đau an thần và gây tê vùng có sự khác biệt giữa các trung tâm hỗ trợ sinh sản và không có sự thống nhất về thuốc gây mê để sử dụng cho chọc hút. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc gây mê có thể xâm nhập vào dịch nang của bệnh nhân. Do đó các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đang nghiên cứu rộng rãi về tác dụng của thuốc gây mê lên dịch nang và tác động tiêu cực đến tỷ lệ thụ tinh và sự phát triển của phôi khi gây mê toàn thân.
Hiện nay, propofol là một chất gây mê tác dụng nhanh với thời gian có tác dụng và hồi phục ngắn nên được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình chọc hút. Đường sử dụng chủ yếu của propofol là tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng propofol có liên quan đến giảm tỷ lệ thụ tinh và ức chế sự phát triển phôi bào ở phôi nang.
Dexmedetomidine là một chất đồng vận thụ thể α-2 tác dụng trên trung ương thần kinh với các đặc tính an thần và giảm đau nhưng không có tác dụng ức chế hô hấp. Việc sử dụng dexmedetomidine vẫn còn bị hạn chế do làm tăng tần suất hạ huyết áp và chậm nhịp tim và khả năng đạt được an thần sâu chưa được kiểm chứng. Vẫn chưa có nhiều dữ liệu về việc sử dụng dexmedetomidine trong chọc hút noãn.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của hai chất gây mê (propofol và dexmedetomidine) được sử dụng trong gây mê trong các thời gian khác nhau đối với kết quả điều trị IVF.
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện trên 24 cá thể chuột được kích thích buồng trứng bằng gonadotropin từ huyết thanh ngựa. Sau 48h các cá thể chuột được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm 1 được tiêm propofol tĩnh mạch (Propofol 1%) với liều 100 mg/kg. Chuột nhóm 1 được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm con khác nhau và quá trình chọc hút noãn được thực hiện trong vòng 15 phút đối với Nhóm Pro15 phút (n = 4), trong vòng 16–30 phút đối với Nhóm Pro30 phút (n = 4) và trong vòng 31–60 phút đối với Nhóm Pro60 phút (n=4).
- Nhóm 2 được tiêm màng bụng 25 µg/kg dexmedetomidine. Chuột nhóm 2 cũng được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm con khác nhau và quy trình thu thập ống dẫn trứng được hoàn thành trong vòng 0–15 phút đối với Nhóm Dex15 phút (n = 4), trong vòng 16–30 phút đối với Nhóm Dex30 phút (n = 4) và trong vòng 31–60 phút cho Nhóm Dex60 phút (n = 4).
Sau khi chọc hút, quá trình nuôi cấy noãn, thu nhận tinh trùng, tạo phôi, trữ phôi và chuyển phôi tương tự nhau ở cả 2 nhóm.
Kết quả nghiên cứu:
Đối với nhóm 1 sử dụng Propofol: tổng cộng có 58 noãn (50 noãn MII, 4 noãn MI và 4 noãn GV) - trong đó 44 noãn thụ tinh – thu nhận từ nhóm Pro15 phút. Nhóm Pro30 phút thu nhận được 57 noãn (49 MII, 5 MI, 3 GV) và 25 noãn được thụ tinh. 56 noãn (49 MII, 3 MI, 4 GV) được lấy từ phân nhóm Pro60 phút và 11 noãn được thụ tinh.
Sau thụ tinh có tổng cộng 31 phôi (22 phôi loại 1) từ phân nhóm Pro15 phút tạo thành 18 cá thể chuột. Đối với phân nhóm Pro30 phút có 14 phôi (9 phôi loại 1) tạo thành 6 cá thể chuột. 11 phôi (2 phôi loại 1) từ phân nhóm Pro60 phút tạo thành 4 cá thể chuột con mới. Khi so sánh các phân nhóm propofol, có sự khác biệt có ý nghĩa về số noãn thụ tinh giữa nhóm Pro15 phút, nhóm 30 phút và 60 phút (lần lượt P = 0.017 và 0.015).
Ở nhóm 2 sử dụng dexmedetomidine có tổng số 60 noãn (51 MII, 5 MI, 4 GV) được thu thập trong phân nhóm Dex15 phút và 46 noãn được thụ tinh. Đối với phân nhóm Dex30 phút, người ta thu được 57 noãn (51 MII, 2 MI, 4 GV). 57 noãn (47 MII, 6 MI, 4 GV) được tạo ra bởi phân nhóm Dex60 phút và 11 trong số chúng đã được thụ tinh. Sau cùng có 34 phôi (23 phôi loại 1) từ phân nhóm Dex15 phút tạo thành 19 chuột con. Phân nhóm Dex30 phút có 33 SDE (25 phôi loại 1) và 19 chuột con được tạo thành. 31 phôi (23 phôi loại 1) từ nhóm Dex60 phút và thu được 19 chuột con. Nhóm tác giả không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số lượng trung bình của MII, MI, GV và tổng số noãn giữa các phân nhóm (P> 0,05).
Kết quả này cho thấy thời gian tiếp xúc với propofol dài trong quá trình chọc hút làm giảm số lượng phôi, chất lượng phôi và số lượng chuột con thu được sau chuyển phôi. Ghi nhận này không được quan sát thấy khi sử dụng dexmedetomidine do đó việc sử dụng dexmedetomidine không có ảnh hưởng xấu đến số lượng phôi, chất lượng phôi và số lượng cá thể đời con tạo thành. Từ đây, nhóm tác giả đề nghị quy trình sử dụng propofol trong thủ thuật chọc hút nên hoàn thành càng sớm càng tốt để giảm thời gian phơi nhiễm nhằm tránh các tác động tiêu cực có thể xảy ra lên số lượng, chất lượng noãn ở người.
Bên cạnh các kết quả ghi nhận được, nghiên cứu vẫn tồn tại nhiều hạn chế như cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ (4 cá thể chuột cho mỗi phân nhóm); chưa có sự đánh giá chất lượng noãn giữa 2 nhóm và chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của 2 nhóm thuốc lên cá thể đời sau. Do đó, nhóm nghiên cứu khuyến cáo các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng cỡ mẫu đồng thời đánh giá sâu hơn chất lượng noãn và phôi thu nhận được.
Tài liệu tham khảo:
Özcan Budak, Mehmet Sühha Bostancı, AyçaTaş Tuna và cộng sự. The effect of Propofol versus Dexmedetomidine as anesthetic agents for oocyte pick-up on in vitro fertilization (IVF) outcomes. Scientific Reports volume 11, Article number: 23922 (2021).
Kết quả nghiên cứu:
Đối với nhóm 1 sử dụng Propofol: tổng cộng có 58 noãn (50 noãn MII, 4 noãn MI và 4 noãn GV) - trong đó 44 noãn thụ tinh – thu nhận từ nhóm Pro15 phút. Nhóm Pro30 phút thu nhận được 57 noãn (49 MII, 5 MI, 3 GV) và 25 noãn được thụ tinh. 56 noãn (49 MII, 3 MI, 4 GV) được lấy từ phân nhóm Pro60 phút và 11 noãn được thụ tinh.
Sau thụ tinh có tổng cộng 31 phôi (22 phôi loại 1) từ phân nhóm Pro15 phút tạo thành 18 cá thể chuột. Đối với phân nhóm Pro30 phút có 14 phôi (9 phôi loại 1) tạo thành 6 cá thể chuột. 11 phôi (2 phôi loại 1) từ phân nhóm Pro60 phút tạo thành 4 cá thể chuột con mới. Khi so sánh các phân nhóm propofol, có sự khác biệt có ý nghĩa về số noãn thụ tinh giữa nhóm Pro15 phút, nhóm 30 phút và 60 phút (lần lượt P = 0.017 và 0.015).
Ở nhóm 2 sử dụng dexmedetomidine có tổng số 60 noãn (51 MII, 5 MI, 4 GV) được thu thập trong phân nhóm Dex15 phút và 46 noãn được thụ tinh. Đối với phân nhóm Dex30 phút, người ta thu được 57 noãn (51 MII, 2 MI, 4 GV). 57 noãn (47 MII, 6 MI, 4 GV) được tạo ra bởi phân nhóm Dex60 phút và 11 trong số chúng đã được thụ tinh. Sau cùng có 34 phôi (23 phôi loại 1) từ phân nhóm Dex15 phút tạo thành 19 chuột con. Phân nhóm Dex30 phút có 33 SDE (25 phôi loại 1) và 19 chuột con được tạo thành. 31 phôi (23 phôi loại 1) từ nhóm Dex60 phút và thu được 19 chuột con. Nhóm tác giả không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số lượng trung bình của MII, MI, GV và tổng số noãn giữa các phân nhóm (P> 0,05).
Kết quả này cho thấy thời gian tiếp xúc với propofol dài trong quá trình chọc hút làm giảm số lượng phôi, chất lượng phôi và số lượng chuột con thu được sau chuyển phôi. Ghi nhận này không được quan sát thấy khi sử dụng dexmedetomidine do đó việc sử dụng dexmedetomidine không có ảnh hưởng xấu đến số lượng phôi, chất lượng phôi và số lượng cá thể đời con tạo thành. Từ đây, nhóm tác giả đề nghị quy trình sử dụng propofol trong thủ thuật chọc hút nên hoàn thành càng sớm càng tốt để giảm thời gian phơi nhiễm nhằm tránh các tác động tiêu cực có thể xảy ra lên số lượng, chất lượng noãn ở người.
Bên cạnh các kết quả ghi nhận được, nghiên cứu vẫn tồn tại nhiều hạn chế như cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ (4 cá thể chuột cho mỗi phân nhóm); chưa có sự đánh giá chất lượng noãn giữa 2 nhóm và chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của 2 nhóm thuốc lên cá thể đời sau. Do đó, nhóm nghiên cứu khuyến cáo các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng cỡ mẫu đồng thời đánh giá sâu hơn chất lượng noãn và phôi thu nhận được.
Tài liệu tham khảo:
Özcan Budak, Mehmet Sühha Bostancı, AyçaTaş Tuna và cộng sự. The effect of Propofol versus Dexmedetomidine as anesthetic agents for oocyte pick-up on in vitro fertilization (IVF) outcomes. Scientific Reports volume 11, Article number: 23922 (2021).
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sống sau chu kỳ chuyển phôi tươi ở phụ nữ hiếm muộn sau phẫu thuật bóc u nội mạc tử cung - Ngày đăng: 06-01-2022
Lạc nội mạc tử cung ở bệnh nhân thất bại làm tổ liên tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sống tích lũy ở chu kỳ IVF/ICSI - Ngày đăng: 06-01-2022
Thời gian kiêng xuất tinh ngắn ở nam giới bình thường (Normozoospermic) có liên quan đến tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn ở các cặp vợ chồng hiếm muộn được thực hiện ICSI: Phân tích hồi cứu 1691 chu kỳ - Ngày đăng: 02-01-2022
Kiêng xuất tinh trong thời gian rất ngắn có cải thiện kết quả của công nghệ hỗ trợ sinh sản ở bệnh nhân vô sinh Oligo-Asthenozoospermia nặng không? - Ngày đăng: 02-01-2022
Tác động tổng hợp của chỉ số khối cơ thể ở cả vợ và chồng đối với kết quả mang thai tích lũy sau lần kích thích buồng trứng đầu tiên - Ngày đăng: 02-01-2022
Hiệu quả của hoạt hóa noãn nhân tạo ở những bệnh nhân có vấn đề về khả năng phát triển của phôi: một nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 29-12-2021
Khoảng thời gian từ lúc sinh thiết đến khi đông lạnh phôi kéo dài ảnh hưởng không tốt đến kết quả lâm sàng trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 29-12-2021
So sánh tinh trùng xuất tinh tươi và đông lạnh trong chu kỳ chia đôi noãn hiến tặng - Ngày đăng: 29-12-2021
Ứng dụng lâm sàng của các phương pháp giải trình tự nhằm thực hiện song song xét nghiệm di truyền giúp phát hiện lệch bội và các bệnh lý liên quan đến DNA ti thể trên phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 24-12-2021
Hoạt hoá stress ở lưới nội chất qua trung gian apoptosis gây bởi stress oxi hóa của các tế bào hạt trên buồng trứng bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạc nội mạc tử cung buồng trứng - Ngày đăng: 24-12-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK