Tin tức
on Sunday 02-01-2022 12:22am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Trong những thập kỷ gần đây, công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology - ART) đã phổ biến trên toàn thế giới để hỗ trợ các cặp vợ chồng hiếm muộn có thai. Yếu tố nữ thường được coi là yếu tố chính gây ra sự thất bại của các chu kỳ điều trị ART. Tuy nhiên, yếu tố nam giới là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở các cặp vợ chồng trong khoảng một nửa số trường hợp. Một bước đột phá trong vấn đề này là sự phát triển của phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI) cho những bệnh nhân vô sinh mắc oligoasthenoteratozoospermia (OAT) nghiêm trọng. Chất lượng tinh trùng tốt hơn sẽ nâng cao tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi theo ICSI. Trên thực tế, sự suy giảm các thông số của tinh trùng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, phân chia và chất lượng của phôi. Hơn nữa, nó có thể liên quan đến tỷ lệ dị bội cao hơn và tỷ lệ sẩy thai. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn điều trị ART, một số nghiên cứu đã tập trung vào việc xác định các yếu tố có thể cải thiện kết quả của các kỹ thuật này. Trong số các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, thời gian kiêng xuất tinh thường bị bỏ qua, mặc dù thời gian kiêng xuất tinh đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến các thông số của tinh trùng. Tổ chức Y tế Thế giới (The World Health Organization - WHO) khuyến cáo rằng nên lấy tinh dịch để phân tích sau tối thiểu 2 ngày và tối đa là 7 ngày kiêng xuất tinh; tuy nhiên, Hiệp hội Phôi thai và Sinh sản Châu Âu (European Society of Human Reproduction and Embryology - ESHRE) khuyên thời gian kiêng chỉ từ 3–4 ngày. Cơ sở cho những khuyến nghị này là không rõ ràng và các chỉ dẫn hiện tại về thời gian kiêng xuất tinh nên được xem xét lại. Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu ảnh hưởng của thời gian kiêng xuất tinh đến các chỉ số của tinh trùng, mặc dù kết quả còn nhiều tranh cãi. Trên thực tế, thời gian kiêng xuất tinh dài hơn dường như cải thiện thể tích tinh dịch và số lượng tinh trùng trong khi các tác động lên độ di động, hình dạng và sự phân mảnh DNA lại trái ngược nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu này rất khác nhau đối với các đặc điểm của nam giới và thời gian kiêng xuất tinh. Ngày càng có nhiều nghiên cứu tập trung vào khả năng sử dụng lần xuất tinh thứ hai được thu thập sau một thời gian kiêng xuất tinh rất ngắn ở những người đàn ông vô sinh, đặc biệt là những bệnh nhân tinh trùng ít yếu (oligo-asthenozoospermia – OA). Trước đây, đã có nghiên cứu báo cáo rằng lần xuất tinh thứ hai liên tiếp (được thu thập trong vòng 1 giờ kể từ lần đầu tiên) dẫn đến các thông số tinh trùng thông thường tốt hơn (độ di động và hình dạng) và tỷ lệ tinh trùng có DNA phân mảnh thấp hơn ở nam giới của các cặp vợ chồng hiếm muộn và thậm chí ở những bệnh nhân OAT. Tuy nhiên, thời gian kiêng xuất tinh tối ưu cho các cặp vợ chồng đang điều trị ART vẫn còn đang tranh cãi. Việc kiêng xuât tinh ngắn ngày hoặc vài giờ đã cải thiện tỷ lệ có thai bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (intrauterine insemination – IUI). Một phân tích tổng hợp gần đây đã mô tả rằng thời gian kiêng xuất tinh ngắn (dưới 4 ngày) có liên quan đến tỷ lệ làm tổ (p = 0,0001) và tỷ lệ thai lâm sàng (p = 0,0006) cao hơn so với thời gian kiêng 4-7 ngày trong điều trị ART. Rất ít nghiên cứu đã đánh giá tác động của một thời gian kiêng rất ngắn đối với kết quả điều trị ART. Sugyam và cộng sự (2008) đã báo cáo rằng tỷ lệ thụ tinh sử dụng tinh trùng thu được sau 30-60 phút (53,3%) cao hơn có ý nghĩa so với lần đầu tiên (28,9%, p < 0,05). Một nghiên cứu gần đây đã đánh giá ảnh hưởng của thời gian kiêng 2 giờ đối với các chỉ số tinh trùng và kết quả ART ở bệnh nhân OAT nặng. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng một thời gian kiêng xuất tinh rất ngắn ở bệnh nhân OAT nặng cho phép thu được tinh trùng với chất lượng tốt hơn, đặc biệt là về độ di động và do đó, đạt được xác suất có thai tương tự so với bệnh nhân tinh trùng bình thường. Hơn nữa, sự gia tăng của các phôi nang lưỡng bội đã được báo cáo khi sử dụng tinh trùng thu nhận sau thời gian kiêng xuất tinh rất ngắn (1 giờ). Trên cơ sở đó, Federica Barbagallo và cộng sự (2021) tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời gian kiêng xuất tinh rất ngắn (1 giờ) đối với kết quả ICSI ở những bệnh nhân vô sinh bị OA nặng.
Nghiên cứu hồi cứu trên 313 chu kỳ ICSI, trong đó các cặp vợ chồng được chia thành hai nhóm khác nhau dựa trên các thông số tinh trùng của nam giới. Nhóm 1 bao gồm nam giới bình thường hoặc bị OA nhẹ (n = 223). Nhóm 2 bao gồm nam giới bị OA nặng (n = 90). Họ được yêu cầu cung cấp lần xuất tinh thứ hai sau lần xuất tinh đầu tiên 1 giờ. Lần xuất tinh tốt nhất được sử dụng để thực hiện ICSI.
Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng đáng kể về tổng số tinh trùng di động (p < 0,001) và độ di động tiến tới ( p < 0,001) trong lần xuất tinh thứ hai của bệnh nhân ở nhóm 2 so với lần xuất tinh đầu tiên. Tinh trùng của lần xuất tinh thứ hai được chọn để sử dụng trong ICSI cho tất cả bệnh nhân trong nhóm 2. Ngoài ra, nghiên cứu nhận thấy có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thai lâm sàng (p = 0,001) và chất lượng phôi (p = 0,003) ở các cặp vợ chồng ở nhóm 2 so với nhóm 1. Bên cạnh đó, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thụ tinh, làm tổ, trẻ sinh sống và sẩy thai giữa hai nhóm. Do đó, mẫu tinh dịch thứ hai được thu thập sau một khoảng thời gian rất ngắn ở bệnh nhân OA nặng cho phép nghiên cứu thu được tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn đáng kể với chất lượng phôi được cải thiện so với nam giới bình thường hoặc bệnh nhân OA nhẹ. Tỷ lệ thụ tinh, làm tổ, trẻ sinh sống và sẩy thai giữa hai nhóm là tương đương nhau.
Nghiên cứu cho thấy rằng lần xuất tinh thứ hai thu được sau một thời gian rất ngắn so với lần đầu tiên có thể đại diện cho một chiến lược đơn giản và hữu ích để thu được tinh trùng với các thông số tốt hơn và cải thiện kết quả điều trị ART ở bệnh nhân có thông số tinh trùng bất thường và đặc biệt là ở những người bị OA nặng. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh sống là một chỉ số đa yếu tố và các yếu tố quan trọng khác phải được xem xét để có được kết quả cuối cùng, bao gồm chất lượng noãn và khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung. Tuy nhiên, việc tối ưu hóa thời gian kiêng xuất tinh cùng với quá trình chẩn đoán và điều trị đầy đủ cũng như chuẩn bị thích hợp cho các cặp vợ chồng hiếm muộn trước khi điều trị ART có thể góp phần làm tăng tỷ lệ điều trị ART thành công. Cá nhân hóa quy trình ART nên được coi là tiêu chuẩn vàng để tối ưu hóa, không để giải pháp cho yếu tố nam nặng trong vô sinh chỉ đơn giản là kỹ thuật ICSI. Cuối cùng, các nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để điều tra các cơ chế phân tử cơ bản và vai trò của các sửa đổi thượng di truyền trong việc cải thiện chất lượng tinh trùng sau một thời gian kiêng xuất tinh rất ngắn.
Tài liệu tham khảo: Federica Barbagallo, Aldo E. Calogero, Rosita A. Condorelli và cộng sự. Does a Very Short Length of Abstinence Improve Assisted Reproductive Technique Outcomes in Infertile Patients with Severe Oligo-Asthenozoospermia?. J. Clin. Med. 2021.
Trong những thập kỷ gần đây, công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology - ART) đã phổ biến trên toàn thế giới để hỗ trợ các cặp vợ chồng hiếm muộn có thai. Yếu tố nữ thường được coi là yếu tố chính gây ra sự thất bại của các chu kỳ điều trị ART. Tuy nhiên, yếu tố nam giới là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở các cặp vợ chồng trong khoảng một nửa số trường hợp. Một bước đột phá trong vấn đề này là sự phát triển của phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI) cho những bệnh nhân vô sinh mắc oligoasthenoteratozoospermia (OAT) nghiêm trọng. Chất lượng tinh trùng tốt hơn sẽ nâng cao tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi theo ICSI. Trên thực tế, sự suy giảm các thông số của tinh trùng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, phân chia và chất lượng của phôi. Hơn nữa, nó có thể liên quan đến tỷ lệ dị bội cao hơn và tỷ lệ sẩy thai. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn điều trị ART, một số nghiên cứu đã tập trung vào việc xác định các yếu tố có thể cải thiện kết quả của các kỹ thuật này. Trong số các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, thời gian kiêng xuất tinh thường bị bỏ qua, mặc dù thời gian kiêng xuất tinh đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến các thông số của tinh trùng. Tổ chức Y tế Thế giới (The World Health Organization - WHO) khuyến cáo rằng nên lấy tinh dịch để phân tích sau tối thiểu 2 ngày và tối đa là 7 ngày kiêng xuất tinh; tuy nhiên, Hiệp hội Phôi thai và Sinh sản Châu Âu (European Society of Human Reproduction and Embryology - ESHRE) khuyên thời gian kiêng chỉ từ 3–4 ngày. Cơ sở cho những khuyến nghị này là không rõ ràng và các chỉ dẫn hiện tại về thời gian kiêng xuất tinh nên được xem xét lại. Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu ảnh hưởng của thời gian kiêng xuất tinh đến các chỉ số của tinh trùng, mặc dù kết quả còn nhiều tranh cãi. Trên thực tế, thời gian kiêng xuất tinh dài hơn dường như cải thiện thể tích tinh dịch và số lượng tinh trùng trong khi các tác động lên độ di động, hình dạng và sự phân mảnh DNA lại trái ngược nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu này rất khác nhau đối với các đặc điểm của nam giới và thời gian kiêng xuất tinh. Ngày càng có nhiều nghiên cứu tập trung vào khả năng sử dụng lần xuất tinh thứ hai được thu thập sau một thời gian kiêng xuất tinh rất ngắn ở những người đàn ông vô sinh, đặc biệt là những bệnh nhân tinh trùng ít yếu (oligo-asthenozoospermia – OA). Trước đây, đã có nghiên cứu báo cáo rằng lần xuất tinh thứ hai liên tiếp (được thu thập trong vòng 1 giờ kể từ lần đầu tiên) dẫn đến các thông số tinh trùng thông thường tốt hơn (độ di động và hình dạng) và tỷ lệ tinh trùng có DNA phân mảnh thấp hơn ở nam giới của các cặp vợ chồng hiếm muộn và thậm chí ở những bệnh nhân OAT. Tuy nhiên, thời gian kiêng xuất tinh tối ưu cho các cặp vợ chồng đang điều trị ART vẫn còn đang tranh cãi. Việc kiêng xuât tinh ngắn ngày hoặc vài giờ đã cải thiện tỷ lệ có thai bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (intrauterine insemination – IUI). Một phân tích tổng hợp gần đây đã mô tả rằng thời gian kiêng xuất tinh ngắn (dưới 4 ngày) có liên quan đến tỷ lệ làm tổ (p = 0,0001) và tỷ lệ thai lâm sàng (p = 0,0006) cao hơn so với thời gian kiêng 4-7 ngày trong điều trị ART. Rất ít nghiên cứu đã đánh giá tác động của một thời gian kiêng rất ngắn đối với kết quả điều trị ART. Sugyam và cộng sự (2008) đã báo cáo rằng tỷ lệ thụ tinh sử dụng tinh trùng thu được sau 30-60 phút (53,3%) cao hơn có ý nghĩa so với lần đầu tiên (28,9%, p < 0,05). Một nghiên cứu gần đây đã đánh giá ảnh hưởng của thời gian kiêng 2 giờ đối với các chỉ số tinh trùng và kết quả ART ở bệnh nhân OAT nặng. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng một thời gian kiêng xuất tinh rất ngắn ở bệnh nhân OAT nặng cho phép thu được tinh trùng với chất lượng tốt hơn, đặc biệt là về độ di động và do đó, đạt được xác suất có thai tương tự so với bệnh nhân tinh trùng bình thường. Hơn nữa, sự gia tăng của các phôi nang lưỡng bội đã được báo cáo khi sử dụng tinh trùng thu nhận sau thời gian kiêng xuất tinh rất ngắn (1 giờ). Trên cơ sở đó, Federica Barbagallo và cộng sự (2021) tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời gian kiêng xuất tinh rất ngắn (1 giờ) đối với kết quả ICSI ở những bệnh nhân vô sinh bị OA nặng.
Nghiên cứu hồi cứu trên 313 chu kỳ ICSI, trong đó các cặp vợ chồng được chia thành hai nhóm khác nhau dựa trên các thông số tinh trùng của nam giới. Nhóm 1 bao gồm nam giới bình thường hoặc bị OA nhẹ (n = 223). Nhóm 2 bao gồm nam giới bị OA nặng (n = 90). Họ được yêu cầu cung cấp lần xuất tinh thứ hai sau lần xuất tinh đầu tiên 1 giờ. Lần xuất tinh tốt nhất được sử dụng để thực hiện ICSI.
Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng đáng kể về tổng số tinh trùng di động (p < 0,001) và độ di động tiến tới ( p < 0,001) trong lần xuất tinh thứ hai của bệnh nhân ở nhóm 2 so với lần xuất tinh đầu tiên. Tinh trùng của lần xuất tinh thứ hai được chọn để sử dụng trong ICSI cho tất cả bệnh nhân trong nhóm 2. Ngoài ra, nghiên cứu nhận thấy có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thai lâm sàng (p = 0,001) và chất lượng phôi (p = 0,003) ở các cặp vợ chồng ở nhóm 2 so với nhóm 1. Bên cạnh đó, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thụ tinh, làm tổ, trẻ sinh sống và sẩy thai giữa hai nhóm. Do đó, mẫu tinh dịch thứ hai được thu thập sau một khoảng thời gian rất ngắn ở bệnh nhân OA nặng cho phép nghiên cứu thu được tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn đáng kể với chất lượng phôi được cải thiện so với nam giới bình thường hoặc bệnh nhân OA nhẹ. Tỷ lệ thụ tinh, làm tổ, trẻ sinh sống và sẩy thai giữa hai nhóm là tương đương nhau.
Nghiên cứu cho thấy rằng lần xuất tinh thứ hai thu được sau một thời gian rất ngắn so với lần đầu tiên có thể đại diện cho một chiến lược đơn giản và hữu ích để thu được tinh trùng với các thông số tốt hơn và cải thiện kết quả điều trị ART ở bệnh nhân có thông số tinh trùng bất thường và đặc biệt là ở những người bị OA nặng. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh sống là một chỉ số đa yếu tố và các yếu tố quan trọng khác phải được xem xét để có được kết quả cuối cùng, bao gồm chất lượng noãn và khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung. Tuy nhiên, việc tối ưu hóa thời gian kiêng xuất tinh cùng với quá trình chẩn đoán và điều trị đầy đủ cũng như chuẩn bị thích hợp cho các cặp vợ chồng hiếm muộn trước khi điều trị ART có thể góp phần làm tăng tỷ lệ điều trị ART thành công. Cá nhân hóa quy trình ART nên được coi là tiêu chuẩn vàng để tối ưu hóa, không để giải pháp cho yếu tố nam nặng trong vô sinh chỉ đơn giản là kỹ thuật ICSI. Cuối cùng, các nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để điều tra các cơ chế phân tử cơ bản và vai trò của các sửa đổi thượng di truyền trong việc cải thiện chất lượng tinh trùng sau một thời gian kiêng xuất tinh rất ngắn.
Tài liệu tham khảo: Federica Barbagallo, Aldo E. Calogero, Rosita A. Condorelli và cộng sự. Does a Very Short Length of Abstinence Improve Assisted Reproductive Technique Outcomes in Infertile Patients with Severe Oligo-Asthenozoospermia?. J. Clin. Med. 2021.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động tổng hợp của chỉ số khối cơ thể ở cả vợ và chồng đối với kết quả mang thai tích lũy sau lần kích thích buồng trứng đầu tiên - Ngày đăng: 02-01-2022
Hiệu quả của hoạt hóa noãn nhân tạo ở những bệnh nhân có vấn đề về khả năng phát triển của phôi: một nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 29-12-2021
Khoảng thời gian từ lúc sinh thiết đến khi đông lạnh phôi kéo dài ảnh hưởng không tốt đến kết quả lâm sàng trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 29-12-2021
So sánh tinh trùng xuất tinh tươi và đông lạnh trong chu kỳ chia đôi noãn hiến tặng - Ngày đăng: 29-12-2021
Ứng dụng lâm sàng của các phương pháp giải trình tự nhằm thực hiện song song xét nghiệm di truyền giúp phát hiện lệch bội và các bệnh lý liên quan đến DNA ti thể trên phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 24-12-2021
Hoạt hoá stress ở lưới nội chất qua trung gian apoptosis gây bởi stress oxi hóa của các tế bào hạt trên buồng trứng bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạc nội mạc tử cung buồng trứng - Ngày đăng: 24-12-2021
Điều trị vô sinh nguyên phát trên bệnh nhân mắc hội chứng Mccune-albright: báo cáo một ca điều trị thụ tinh trong ống nghiệm thành công - Ngày đăng: 21-12-2021
Liệu có thể sử dụng một phác đồ rã đông duy nhất cho tất cả phôi nang đã đông lạnh bằng phương pháp thuỷ tinh hoá sử dụng các hệ môi trường đông lạnh khác nhau hay không? - Ngày đăng: 20-12-2021
Mối tương quan giữa BMI bất thường và kết quả chuyển phôi đông lạnh: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 20-12-2021
ZEB2, nhân tố điều hoà chính của quá trình chuyển dạng biểu mô – trung mô, một quá trình trung gian cho sự biệt hoá của tế bào lá nuôi phôi - Ngày đăng: 18-12-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK