Tin tức
on Wednesday 29-12-2021 7:36pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương
Sinh thiết phôi đã có nhiều sự thay đổi trong hơn một thập kỉ kể từ công bố đầu tiên về sự thành công của kỹ thuật này. Một trong những sự thay đổi lớn là sinh thiết lớp tế bào lá nuôi (Trophectoderm-TE) của phôi giai đoạn phôi nang thay cho sinh thiết thể cực hoặc sinh thiết phôi bào ở giai đoạn phôi phân chia. Các phôi sau sinh thiết thường được đông lạnh để có đủ thời gian cho việc phân tích di truyền, tuy nhiên khoảng thời gian giữa các lần sinh thiết và thời điểm thủy tinh hóa hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Có báo cáo cho rằng khoảng thời gian tối ưu để đông lạnh phôi là 3 giờ sau sinh thiết, một số báo cáo khác cho rằng khoảng thời gian này trong vòng 30 phút có xu hướng tăng tỉ lệ trẻ sinh sống nhưng không có ý nghĩa thống kê. Theo khuyến cáo của Hiệp hội sinh sản người và phôi học Châu Âu - ESHRE, phôi nên được đông lạnh càng sớm càng tốt trước khi tái nở rộng, tuy nhiên khuyến cáo này lại chưa cung cấp được ngưỡng thời gian cụ thể để thực hiện. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá các kết quả lâm sàng ở các thời điểm đông lạnh phôi khác nhau sau sinh thiết.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu đơn trung tâm được thực hiện từ tháng 1- 2015 đến tháng 12-2019 trên 297 chu kì PGT-FET chuyển đơn phôi, trong đó có 218 chu kì được chỉ định PGT-SR và 79 chu kì được chỉ định PGT-A. Các chu kì được chia thành 3 nhóm với các mốc thời gian từ lúc sinh thiết đến khi đông lạnh phôi là < 1 giờ, 1-2 giờ và ≥2 h. Các kết quả về tỉ lệ phôi sống sau rã, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ sẩy thai và tỉ lệ thai diễn tiến được so sánh ở 3 nhóm thời gian.
Kết quả cho thấy:
- Trong các chu kì PGT - SR:
+ Tỉ lệ phôi sống sau rã ở nhóm ≥2 giờ (96,72%) thấp hơn đáng kể so với nhóm <1 giờ (100%), p= 0,047. Tương tự, tỉ lệ thai lâm sàng ở nhóm ≥2 giờ cũng thấp hơn đáng kể so với ở nhóm < 1 giờ, tương ứng 55,93% so với 74,26%, p = 0,017.
+ Tỉ lệ thai diễn tiến ở nhóm 1–2 giờ và nhóm ≥2 giờ lần lượt là 48,28% và 47,46%, thấp hơn đáng kể so với nhóm <1 giờ (67,33%), p <0,05.
+ Tỉ lệ sẩy thai ở nhóm 1–2 giờ là 18,42%, cao hơn đáng kể so với nhóm <1 giờ (5,33%), p=0,027.
- Trong chu kì PGT - A:
+ Tỉ lệ phôi sống sau rã không có sự khác biệt đáng kể giữa 3 nhóm.
+ Tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ thai diễn tiến ở nhóm <1 giờ lần lượt là 67,44% và 53,49%, cao hơn so với nhóm 1–2 giờ (52,94%, 47,06%) và nhóm ≥2 giờ (52,63%, 36,84%), nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Như vậy, các kết quả từ nghiên cứu cho thấy đông lạnh phôi giai đoạn phôi nang nên được thực hiện trong vòng 1 giờ sau sinh thiết. Thời điểm đông lạnh phôi sau sinh thiết kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của phôi và các kết quả lâm sàng trong các chu kì PGT-FET.
Tài liệu tham khảo
Xiong S., Liu J. X., Liu D. Y và cộng sự. Prolonged interval time between blastocyst biopsy and vitrification compromised the outcomes in preimplantation genetic testing. Zygote. 2021. 1-6.
Sinh thiết phôi đã có nhiều sự thay đổi trong hơn một thập kỉ kể từ công bố đầu tiên về sự thành công của kỹ thuật này. Một trong những sự thay đổi lớn là sinh thiết lớp tế bào lá nuôi (Trophectoderm-TE) của phôi giai đoạn phôi nang thay cho sinh thiết thể cực hoặc sinh thiết phôi bào ở giai đoạn phôi phân chia. Các phôi sau sinh thiết thường được đông lạnh để có đủ thời gian cho việc phân tích di truyền, tuy nhiên khoảng thời gian giữa các lần sinh thiết và thời điểm thủy tinh hóa hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Có báo cáo cho rằng khoảng thời gian tối ưu để đông lạnh phôi là 3 giờ sau sinh thiết, một số báo cáo khác cho rằng khoảng thời gian này trong vòng 30 phút có xu hướng tăng tỉ lệ trẻ sinh sống nhưng không có ý nghĩa thống kê. Theo khuyến cáo của Hiệp hội sinh sản người và phôi học Châu Âu - ESHRE, phôi nên được đông lạnh càng sớm càng tốt trước khi tái nở rộng, tuy nhiên khuyến cáo này lại chưa cung cấp được ngưỡng thời gian cụ thể để thực hiện. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá các kết quả lâm sàng ở các thời điểm đông lạnh phôi khác nhau sau sinh thiết.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu đơn trung tâm được thực hiện từ tháng 1- 2015 đến tháng 12-2019 trên 297 chu kì PGT-FET chuyển đơn phôi, trong đó có 218 chu kì được chỉ định PGT-SR và 79 chu kì được chỉ định PGT-A. Các chu kì được chia thành 3 nhóm với các mốc thời gian từ lúc sinh thiết đến khi đông lạnh phôi là < 1 giờ, 1-2 giờ và ≥2 h. Các kết quả về tỉ lệ phôi sống sau rã, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ sẩy thai và tỉ lệ thai diễn tiến được so sánh ở 3 nhóm thời gian.
Kết quả cho thấy:
- Trong các chu kì PGT - SR:
+ Tỉ lệ phôi sống sau rã ở nhóm ≥2 giờ (96,72%) thấp hơn đáng kể so với nhóm <1 giờ (100%), p= 0,047. Tương tự, tỉ lệ thai lâm sàng ở nhóm ≥2 giờ cũng thấp hơn đáng kể so với ở nhóm < 1 giờ, tương ứng 55,93% so với 74,26%, p = 0,017.
+ Tỉ lệ thai diễn tiến ở nhóm 1–2 giờ và nhóm ≥2 giờ lần lượt là 48,28% và 47,46%, thấp hơn đáng kể so với nhóm <1 giờ (67,33%), p <0,05.
+ Tỉ lệ sẩy thai ở nhóm 1–2 giờ là 18,42%, cao hơn đáng kể so với nhóm <1 giờ (5,33%), p=0,027.
- Trong chu kì PGT - A:
+ Tỉ lệ phôi sống sau rã không có sự khác biệt đáng kể giữa 3 nhóm.
+ Tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ thai diễn tiến ở nhóm <1 giờ lần lượt là 67,44% và 53,49%, cao hơn so với nhóm 1–2 giờ (52,94%, 47,06%) và nhóm ≥2 giờ (52,63%, 36,84%), nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Như vậy, các kết quả từ nghiên cứu cho thấy đông lạnh phôi giai đoạn phôi nang nên được thực hiện trong vòng 1 giờ sau sinh thiết. Thời điểm đông lạnh phôi sau sinh thiết kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của phôi và các kết quả lâm sàng trong các chu kì PGT-FET.
Tài liệu tham khảo
Xiong S., Liu J. X., Liu D. Y và cộng sự. Prolonged interval time between blastocyst biopsy and vitrification compromised the outcomes in preimplantation genetic testing. Zygote. 2021. 1-6.
Các tin khác cùng chuyên mục:
So sánh tinh trùng xuất tinh tươi và đông lạnh trong chu kỳ chia đôi noãn hiến tặng - Ngày đăng: 29-12-2021
Ứng dụng lâm sàng của các phương pháp giải trình tự nhằm thực hiện song song xét nghiệm di truyền giúp phát hiện lệch bội và các bệnh lý liên quan đến DNA ti thể trên phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 24-12-2021
Hoạt hoá stress ở lưới nội chất qua trung gian apoptosis gây bởi stress oxi hóa của các tế bào hạt trên buồng trứng bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạc nội mạc tử cung buồng trứng - Ngày đăng: 24-12-2021
Điều trị vô sinh nguyên phát trên bệnh nhân mắc hội chứng Mccune-albright: báo cáo một ca điều trị thụ tinh trong ống nghiệm thành công - Ngày đăng: 21-12-2021
Liệu có thể sử dụng một phác đồ rã đông duy nhất cho tất cả phôi nang đã đông lạnh bằng phương pháp thuỷ tinh hoá sử dụng các hệ môi trường đông lạnh khác nhau hay không? - Ngày đăng: 20-12-2021
Mối tương quan giữa BMI bất thường và kết quả chuyển phôi đông lạnh: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 20-12-2021
ZEB2, nhân tố điều hoà chính của quá trình chuyển dạng biểu mô – trung mô, một quá trình trung gian cho sự biệt hoá của tế bào lá nuôi phôi - Ngày đăng: 18-12-2021
Sự tăng cường biểu hiện của tace góp phần làm tăng nồng độ sVCAM-I ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 15-12-2021
Chất lượng phôi nang và kết cục chu sinh ở những phụ nữ thực hiện chuyển đơn phôi nang trong chu kỳ đông lạnh - Ngày đăng: 15-12-2021
Phương pháp sử dụng oxy hai pha (5–2%) cải thiện đáng kể tỷ lệ phôi nang hữu dụng và tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn trong thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 15-12-2021
Phác đồ kích thích buồng trứng ppos sử dụng corifollitropin alfa ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang có hiệu quả ngăn chặn tăng LH sớm và giảm số mũi tiêm so với phác đồ GnRH đối vận - Ngày đăng: 15-12-2021
Kỹ thuật đông lạnh noãn có làm gia tăng tỷ lệ phôi lệch bội? - Ngày đăng: 13-12-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK