Tin tức
on Thursday 06-01-2022 8:51pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là sự xuất hiện của các tuyến NMTC và chất đệm ở các vị trí ngoài tử cung, bao gồm phúc mạc vùng chậu ngoài tử cung, buồng trứng và vách ngăn âm đạo. Nó ảnh hưởng đến gần 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và 30–50% phụ nữ bị đau vùng chậu mãn tính và/hoặc vô sinh. U lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng còn được gọi là u nội mạc tử cung thường có liên quan đến vô sinh và làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng liên quan đến LNMTC. Phẫu thuật nội soi hiện được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán vô sinh liên quan đến LNMTC, loại bỏ tổn thương, cải thiện cấu trúc khung chậu, đánh giá tình trạng ống dẫn trứng và buồng trứng, và cải thiện tình trạng sinh sản của những bệnh nhân này. LNMTC ở bệnh nhân hiếm muộn luôn là một thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng. Vậy có nên cắt bỏ u nội mạc tử cung trước khi điều trị hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology – ART) hay không? Các hướng dẫn hiện tại không có bằng chứng rõ ràng về lợi ích của việc cắt bỏ u nội mạc tử cung. Một số bằng chứng chỉ ra rằng thao tác phẫu thuật có thể làm giảm dự trữ buồng trứng, làm giảm đáp ứng của buồng trứng và có thể làm giảm tỷ lệ điều trị ART thành công. Một đánh giá tổng hợp có hệ thống của 13 nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc quản lý u nội mạc tử cung bằng phẫu thuật trước khi thực hiện ART mang lại tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống tương tự so với không phẫu thuật. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã gợi ý rằng phẫu thuật có thể có lợi. Vậy thì đối với những bệnh nhân LNMTC lựa chọn điều trị phẫu thuật thì những yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sống? Và cách quản lý nào có nhiều khả năng thành công hơn? Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ LNMTC và đã cắt nang trước đó có thể đáp ứng kém với kích thích gonadotropin, điều này có thể dẫn đến việc thu nhận noãn ít hơn và kết quả thai không tốt. LNMTC làm giảm tỷ lệ sinh sống tích lũy bằng cách giảm số lượng phôi có thể được chuyển thay vì chất lượng của chúng. Có ý kiến cho rằng tuổi <35 tuổi, thời gian vô sinh <5 năm, vô sinh thứ phát, điểm chỉ số sinh sản LNMTC (endometriosis fertility index - EFI) và việc sử dụng ART là những yếu tố dự báo thành công mang thai sau phẫu thuật. LNMTC tiến triển có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ thai lâm sàng tích lũy trên mỗi chu kỳ thu nhận noãn và AFC là một yếu tố dự đoán độc lập về điều này. Một nghiên cứu gần đây thực hiện trên 485 bệnh nhân ở các giai đoạn khác nhau của LNMTC trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (in-vitro fertilization - IVF) đầu tiên của họ đã kết luận rằng tuổi, AFC và số lượng phôi được chuyển là những yếu tố dự báo độc lập đáng kể về tỷ lệ sinh sống. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định các yếu tố dự báo ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng của các chu kỳ IVF/tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intra-cytoplasmic sperm injection - ICSI) – chuyển phôi tươi ở những phụ nữ vô sinh đã trải qua phẫu thuật cắt u nang buồng trứng dạng LNMTC. Bên cạnh đó, nghiên cứu điều tra xem liệu các phác đồ kích thích khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sống hay không. Điều này có thể giúp các chuyên gia sinh sản và bệnh nhân của họ xác định kỳ vọng của các chiến lược điều trị phù hợp cho u nội mạc tử cung trước khi bắt đầu điều trị ART.
Nghiên cứu thực hiện trên 513 phụ nữ hiếm muộn có tiền sử cắt u nang buồng trứng dạng LNMTC trải qua chu kỳ chuyển phôi tươi đầu tiên với các quy trình kích thích khác nhau theo chu kỳ IVF/ICSI tại một đơn vị hỗ trợ sinh sản từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2018. Một hoặc hai phôi được chuyển. Các thông số lâm sàng và phôi học có khả năng ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sống sau các chu kỳ chuyển phôi tươi đã được phân tích. Các phân tích đơn biến và đa biến được thực hiện để đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố dự báo và tỷ lệ sinh sống.
Kết quả cho thấy tỷ lệ sinh sống chung là 240/513 (46,8%). Mô hình hồi quy Poisson đa biến điều chỉnh cho thấy hai yếu tố làm giảm đáng kể tỉ lệ sinh sống là tuổi ≥ 35 (aOR 0,603; 95% KTC, 0,389 – 0,933; P = 0,023); BMI dao động 21–24,99 kg/m2 so với BMI < 21 kg/m2 (aOR 0,572; 95% KTC, 0,372 – 0,881, P = 0,011). Và hai yếu tố làm tăng đáng kể tỉ lệ sinh sống là AFC > 7 (aOR 1,591; 95% KTC, 1,075 – 2,353; P = 0,020); chuyển hai phôi (aOR 1,607; 95% KTC, 1,089 – 2,372; P = 0,017).
Nghiên cứu cho thấy đối với những phụ nữ vô sinh đã trải qua phẫu thuật cắt u nang buồng trứng dạng LNMTC, phụ nữ <35 tuổi, AFC> 7 và được chuyển hai phôi có thể đạt được kết quả lâm sàng của chu kỳ IVF/ICSI – chuyển phôi tươi tốt hơn. BMI < 21 kg/m2 hoặc ≥ 25 kg/m2 cũng có thể có tác động tích cực đến tỷ lệ sinh sống, nhưng các phác đồ kích thích buồng trứng khác nhau không có tác động đáng kể. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa với cỡ mẫu lớn hơn để nghiên cứu thêm về mối liên quan này.
Tài liệu tham khảo:
Wei Liu, Tongye Sha, Yuzhen Huang và cộng sự. Factors Influencing the Live Birth Rate Following Fresh Embryo Transfer Cycles in Infertile Women After Endometrioma Cystectomy. Frontiers in Medicine. 2021.
Từ khóa: tỷ lệ sinh sống, u nội mạc tử cung
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lạc nội mạc tử cung ở bệnh nhân thất bại làm tổ liên tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sống tích lũy ở chu kỳ IVF/ICSI - Ngày đăng: 06-01-2022
Thời gian kiêng xuất tinh ngắn ở nam giới bình thường (Normozoospermic) có liên quan đến tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn ở các cặp vợ chồng hiếm muộn được thực hiện ICSI: Phân tích hồi cứu 1691 chu kỳ - Ngày đăng: 02-01-2022
Kiêng xuất tinh trong thời gian rất ngắn có cải thiện kết quả của công nghệ hỗ trợ sinh sản ở bệnh nhân vô sinh Oligo-Asthenozoospermia nặng không? - Ngày đăng: 02-01-2022
Tác động tổng hợp của chỉ số khối cơ thể ở cả vợ và chồng đối với kết quả mang thai tích lũy sau lần kích thích buồng trứng đầu tiên - Ngày đăng: 02-01-2022
Hiệu quả của hoạt hóa noãn nhân tạo ở những bệnh nhân có vấn đề về khả năng phát triển của phôi: một nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 29-12-2021
Khoảng thời gian từ lúc sinh thiết đến khi đông lạnh phôi kéo dài ảnh hưởng không tốt đến kết quả lâm sàng trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 29-12-2021
So sánh tinh trùng xuất tinh tươi và đông lạnh trong chu kỳ chia đôi noãn hiến tặng - Ngày đăng: 29-12-2021
Ứng dụng lâm sàng của các phương pháp giải trình tự nhằm thực hiện song song xét nghiệm di truyền giúp phát hiện lệch bội và các bệnh lý liên quan đến DNA ti thể trên phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 24-12-2021
Hoạt hoá stress ở lưới nội chất qua trung gian apoptosis gây bởi stress oxi hóa của các tế bào hạt trên buồng trứng bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạc nội mạc tử cung buồng trứng - Ngày đăng: 24-12-2021
Điều trị vô sinh nguyên phát trên bệnh nhân mắc hội chứng Mccune-albright: báo cáo một ca điều trị thụ tinh trong ống nghiệm thành công - Ngày đăng: 21-12-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK