Tin tức
on Wednesday 12-01-2022 11:36pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Hồ Thị Kỳ Duyên – IVFMD Tân Bình
Kể từ khi xuất hiện, đại dịch Covid-19 đã gây áp lực rất lớn buộc các nhà khoa học trên thế giới phát triển vacxin an toàn và hiệu quả. Các loại vacxin thế hệ mới hiện nay chứa một hoặc nhiều kháng nguyên đặc hiệu của mầm bệnh (mRNA, vector, ...) thay vì toàn bộ mầm bệnh như trước, giúp cải thiện tính an toàn trong quá trình tiêm chủng. Hội chứng suy hô hấp cấp tính gây nên bởi Corona virus 2 (SARS-CoV-2) có bốn protein cấu trúc chính trong đó có protein gai (S) nằm ở bề mặt ngoài của virus có ái lực liên kết mạnh mẽ với thụ thể enzyme bề mặt chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2) trên người. Sự tương tác giữa thụ thể virus và hạt protein S trong vacxin lên các enzyme là nguyên nhân chính gây nên đáp ứng miễn dịch lên hệ thống miễn dịch tự động trong cơ thể. Bên cạnh đó, vì lý do các phân tử mRNA có hiệu quả chuyển nạp thấp nên các hạt nano lipid (LNPs) thường được kết hợp các phân tử mRNA cho mục đích chuyển nạp trong việc tạo dòng vacxin.
Và để ngăn chặn đại dịch Covid-19 đang lây lan mạnh mẽ, nhiều quốc gia trên thế giới đã thúc đẩy các chương trình tiêm chủng nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Các chương trình này gây nên nhiều tranh cãi về sự an toàn đặc biệt là mối lo ngại liệu vacxin SARS-CoV-2 mRNA có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản trong tương lai hay không hay có sự tương quan nào giữa vacxin SARS-CoV-2 mRNA với khả năng sinh sản được thể hiện thông qua dự trữ buồng trứng không?
Biểu hiện cao của thụ thể ACE2 trong các tế bào tinh hoàn, tử cung, nhau thai và tinh trùng cho thấy sự nguy hiểm của việc nhiễm SARS-CoV-2 đối với cơ quan sinh sản của con người. Cụ thể, các thụ thể ACE2 được biểu hiện trong buồng trứng và angiotensin được định lượng trong dịch nang chứng minh tác động của virus SARS-CoV-2 hoặc từ vacxin tiêm chủng.
Hormone anti Müllerian (AMH) là một glycoprotein được sản xuất từ các tế bào hạt của nang tiền hốc và nang có hốc nhỏ ở phụ nữ. Theo đó, AMH chỉ có mặt trong buồng trứng cho đến khi mãn kinh và nồng độ lưu thông của AMH được xem như một yếu tố tiên lượng mức độ đáp ứng của buồng trứng đối với kích thích buồng trứng, đồng thời chỉ số AMH cũng là giá trị tham khảo phản ánh dự trữ buồng trứng do nồng độ AMH không bị ảnh hưởng bởi tình trạng của chu kỳ kinh nguyệt như các hormone sinh sản khác.
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá ảnh hưởng của mRNA SARS-CoV-2 có trong vacxin ngừa hội chứng suy hô hấp cấp tính lên dự trữ buồng trứng đo lường bằng thay đổi nồng độ AMH trước và ba tháng sau lần tiêm chủng đầu tiên. Nghiên cứu được thực hiện tại Israel là quốc gia đầu tiên tiêm chủng rộng rãi bằng vacxin mRNA (Vacxin Covid-19 Pfizer-BioNTech).
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại một trung tâm y tế đại học liên kết các trường đại học với đối tượng nghiên cứu bao gồm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (18 - 42 tuổi) chuẩn bị tiêm vacxin liều đầu tiên bằng Covid-19 Pfizer-BioNTech từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2021. Phụ nữ bị suy buồng trứng, đang điều trị vô sinh, đang mang thai hoặc đã từng nhiễm Covid-19 bị loại khỏi nghiên cứu.
Các mẫu máu định lượng nồng độ AMH trong huyết tương được thu nhận trước khi tiến hành tiêm vacxin. Liều vacxin thứ 2 được tiêm 21 ngày sau mũi đầu tiên và giá trị AMH cùng với định lượng kháng thể chống Covid-19 được thu nhận sau 3 tháng kể từ mũi tiêm đầu. Ngoài ra, người tham gia phải hoàn thành một bảng câu hỏi về các tác dụng phụ tại vị trí tiêm hoặc toàn thân và bất kỳ việc sử dụng thuốc hạ sốt hay thuốc giảm đau nào trong vòng 7 ngày sau mỗi liều vacxin.
Nồng độ AMH trong huyết tương được xác định trong các mẫu máu sau ly tâm và huyết thanh được bảo quản ở -30°C. Các mẫu huyết tương được phân tích bằng bộ kit ELISA Beckman Gen II với giá trị phạm vi bình thường là 0,3-10,8 (μg/L).
Kết quả nghiên cứu:
Tổng cộng có 163 phụ nữ tham gia vào nghiên cứu và có 132/163 (81,0%) hoàn tất theo dõi sau tiêm chủng. Phân tích cuối cùng được thực hiện cho 129 người tham gia (sau khi loại trừ những trường hợp không thể định lượng AMH hoặc giá trị AMH trên giới hạn thông thường).
Phân tích cho thấy mức AMH trung bình là 5,30 (±SD 4,29) μg/L và 5,30 (±SD 4,50) μg/L trước và sau khi tiêm ba tháng (p = 0,11). Phân tích AMH được chia thành 3 nhóm tuổi: < 30, 30-35 và > 35. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về sự thay đổi nồng độ AMH trước và sau tiêm vaccine ở cả 3 nhóm tuổi (p = 0,29).
Như vậy, không có thay đổi đáng kể của các cá nhân về nồng độ AMH trong huyết tương sau ba tháng kể từ hai lần tiêm vacxin mRNA SARS-CoV-2. Đồng thời, nồng độ AMH vẫn không thay đổi sau khi tiêm chủng sau khi phân tích ở các nhóm tuổi khác nhau. Kết quả phân tích thêm về mức độ kháng thể cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ kháng thể trung bình ba tháng sau khi tiêm chủng giữa các nhóm tuổi và nồng độ kháng thể cũng như không liên quan đến nồng độ AMH.
Vì đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá ảnh hưởng tiềm năng của vắc-xin SARS-CoV-2 mRNA đối với dự trữ buồng trứng theo một thông số khách quan (mức AMH) trên nhóm đoàn hệ lớn nên nghiên cứu vẫn tồn tại nhiều hạn chế như không thể thiết kế nhóm đối chứng (nhóm chưa được tiêm chủng) vì lý do đạo đức để so sánh mối tương quan giữa hai nhóm. Thêm vào đó, nghiên cứu này đã kiểm tra nồng độ AMH trong huyết tương sau ba tháng sau lần tiêm chủng đầu tiên do đó những thay đổi về buồng trứng và nồng độ AMH theo thời gian cần những nghiên cứu dài hạn hơn để đánh giá.
Nguồn tham khảo:
A Mohr-Sasson, J Haas, S Abuhasira và cộng sự. The effect of Covid-19 mRNA vaccine on serum anti-Müllerian hormone levels. Human Reproduction, deab282 (22 December 2021).
Kể từ khi xuất hiện, đại dịch Covid-19 đã gây áp lực rất lớn buộc các nhà khoa học trên thế giới phát triển vacxin an toàn và hiệu quả. Các loại vacxin thế hệ mới hiện nay chứa một hoặc nhiều kháng nguyên đặc hiệu của mầm bệnh (mRNA, vector, ...) thay vì toàn bộ mầm bệnh như trước, giúp cải thiện tính an toàn trong quá trình tiêm chủng. Hội chứng suy hô hấp cấp tính gây nên bởi Corona virus 2 (SARS-CoV-2) có bốn protein cấu trúc chính trong đó có protein gai (S) nằm ở bề mặt ngoài của virus có ái lực liên kết mạnh mẽ với thụ thể enzyme bề mặt chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2) trên người. Sự tương tác giữa thụ thể virus và hạt protein S trong vacxin lên các enzyme là nguyên nhân chính gây nên đáp ứng miễn dịch lên hệ thống miễn dịch tự động trong cơ thể. Bên cạnh đó, vì lý do các phân tử mRNA có hiệu quả chuyển nạp thấp nên các hạt nano lipid (LNPs) thường được kết hợp các phân tử mRNA cho mục đích chuyển nạp trong việc tạo dòng vacxin.
Và để ngăn chặn đại dịch Covid-19 đang lây lan mạnh mẽ, nhiều quốc gia trên thế giới đã thúc đẩy các chương trình tiêm chủng nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Các chương trình này gây nên nhiều tranh cãi về sự an toàn đặc biệt là mối lo ngại liệu vacxin SARS-CoV-2 mRNA có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản trong tương lai hay không hay có sự tương quan nào giữa vacxin SARS-CoV-2 mRNA với khả năng sinh sản được thể hiện thông qua dự trữ buồng trứng không?
Biểu hiện cao của thụ thể ACE2 trong các tế bào tinh hoàn, tử cung, nhau thai và tinh trùng cho thấy sự nguy hiểm của việc nhiễm SARS-CoV-2 đối với cơ quan sinh sản của con người. Cụ thể, các thụ thể ACE2 được biểu hiện trong buồng trứng và angiotensin được định lượng trong dịch nang chứng minh tác động của virus SARS-CoV-2 hoặc từ vacxin tiêm chủng.
Hormone anti Müllerian (AMH) là một glycoprotein được sản xuất từ các tế bào hạt của nang tiền hốc và nang có hốc nhỏ ở phụ nữ. Theo đó, AMH chỉ có mặt trong buồng trứng cho đến khi mãn kinh và nồng độ lưu thông của AMH được xem như một yếu tố tiên lượng mức độ đáp ứng của buồng trứng đối với kích thích buồng trứng, đồng thời chỉ số AMH cũng là giá trị tham khảo phản ánh dự trữ buồng trứng do nồng độ AMH không bị ảnh hưởng bởi tình trạng của chu kỳ kinh nguyệt như các hormone sinh sản khác.
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá ảnh hưởng của mRNA SARS-CoV-2 có trong vacxin ngừa hội chứng suy hô hấp cấp tính lên dự trữ buồng trứng đo lường bằng thay đổi nồng độ AMH trước và ba tháng sau lần tiêm chủng đầu tiên. Nghiên cứu được thực hiện tại Israel là quốc gia đầu tiên tiêm chủng rộng rãi bằng vacxin mRNA (Vacxin Covid-19 Pfizer-BioNTech).
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại một trung tâm y tế đại học liên kết các trường đại học với đối tượng nghiên cứu bao gồm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (18 - 42 tuổi) chuẩn bị tiêm vacxin liều đầu tiên bằng Covid-19 Pfizer-BioNTech từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2021. Phụ nữ bị suy buồng trứng, đang điều trị vô sinh, đang mang thai hoặc đã từng nhiễm Covid-19 bị loại khỏi nghiên cứu.
Các mẫu máu định lượng nồng độ AMH trong huyết tương được thu nhận trước khi tiến hành tiêm vacxin. Liều vacxin thứ 2 được tiêm 21 ngày sau mũi đầu tiên và giá trị AMH cùng với định lượng kháng thể chống Covid-19 được thu nhận sau 3 tháng kể từ mũi tiêm đầu. Ngoài ra, người tham gia phải hoàn thành một bảng câu hỏi về các tác dụng phụ tại vị trí tiêm hoặc toàn thân và bất kỳ việc sử dụng thuốc hạ sốt hay thuốc giảm đau nào trong vòng 7 ngày sau mỗi liều vacxin.
Nồng độ AMH trong huyết tương được xác định trong các mẫu máu sau ly tâm và huyết thanh được bảo quản ở -30°C. Các mẫu huyết tương được phân tích bằng bộ kit ELISA Beckman Gen II với giá trị phạm vi bình thường là 0,3-10,8 (μg/L).
Kết quả nghiên cứu:
Tổng cộng có 163 phụ nữ tham gia vào nghiên cứu và có 132/163 (81,0%) hoàn tất theo dõi sau tiêm chủng. Phân tích cuối cùng được thực hiện cho 129 người tham gia (sau khi loại trừ những trường hợp không thể định lượng AMH hoặc giá trị AMH trên giới hạn thông thường).
Phân tích cho thấy mức AMH trung bình là 5,30 (±SD 4,29) μg/L và 5,30 (±SD 4,50) μg/L trước và sau khi tiêm ba tháng (p = 0,11). Phân tích AMH được chia thành 3 nhóm tuổi: < 30, 30-35 và > 35. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về sự thay đổi nồng độ AMH trước và sau tiêm vaccine ở cả 3 nhóm tuổi (p = 0,29).
Như vậy, không có thay đổi đáng kể của các cá nhân về nồng độ AMH trong huyết tương sau ba tháng kể từ hai lần tiêm vacxin mRNA SARS-CoV-2. Đồng thời, nồng độ AMH vẫn không thay đổi sau khi tiêm chủng sau khi phân tích ở các nhóm tuổi khác nhau. Kết quả phân tích thêm về mức độ kháng thể cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ kháng thể trung bình ba tháng sau khi tiêm chủng giữa các nhóm tuổi và nồng độ kháng thể cũng như không liên quan đến nồng độ AMH.
Vì đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá ảnh hưởng tiềm năng của vắc-xin SARS-CoV-2 mRNA đối với dự trữ buồng trứng theo một thông số khách quan (mức AMH) trên nhóm đoàn hệ lớn nên nghiên cứu vẫn tồn tại nhiều hạn chế như không thể thiết kế nhóm đối chứng (nhóm chưa được tiêm chủng) vì lý do đạo đức để so sánh mối tương quan giữa hai nhóm. Thêm vào đó, nghiên cứu này đã kiểm tra nồng độ AMH trong huyết tương sau ba tháng sau lần tiêm chủng đầu tiên do đó những thay đổi về buồng trứng và nồng độ AMH theo thời gian cần những nghiên cứu dài hạn hơn để đánh giá.
Nguồn tham khảo:
A Mohr-Sasson, J Haas, S Abuhasira và cộng sự. The effect of Covid-19 mRNA vaccine on serum anti-Müllerian hormone levels. Human Reproduction, deab282 (22 December 2021).
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết quả bảo tồn sinh sản ở phụ nữ lạc nội mạc tử cung: so sánh giữa phác đồ kích thích buồng trứng có mồi progestin so với phác đồ đối vận - Ngày đăng: 12-01-2022
Dự đoán số lượng phôi nang có thể dùng để chuyển trong những trường hợp dự định thực hiện PGT-A - Ngày đăng: 10-01-2022
THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VÀ RỐI LOẠN DI TRUYỀN: 4 HỘI CHỨNG IN DẤU DI TRUYỀN CÓ LIÊN QUAN - Ngày đăng: 08-01-2022
Tác động tiêu cực của sự hiện diện vi-rút HPV và sự tăng phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả điều trị IUI - Ngày đăng: 07-01-2022
Tiến bộ trong khoa học sinh sản cấy ghép: cấy ghép mô tinh hoàn và nuôi cấy tinh trùng trong ống nghiệm - Ngày đăng: 07-01-2022
So sánh hiệu quả điều trị của việc chuyển đơn phôi nang chất lượng tốt giữa bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh nhân có chức năng phóng noãn bình thường - Ngày đăng: 06-01-2022
So sánh tác dụng của hai nhóm chất gây mê Propofol và Dexmedetomidine trong quá trình chọc hút noãn lên kết quả thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) - Ngày đăng: 06-01-2022
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sống sau chu kỳ chuyển phôi tươi ở phụ nữ hiếm muộn sau phẫu thuật bóc u nội mạc tử cung - Ngày đăng: 06-01-2022
Lạc nội mạc tử cung ở bệnh nhân thất bại làm tổ liên tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sống tích lũy ở chu kỳ IVF/ICSI - Ngày đăng: 06-01-2022
Thời gian kiêng xuất tinh ngắn ở nam giới bình thường (Normozoospermic) có liên quan đến tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn ở các cặp vợ chồng hiếm muộn được thực hiện ICSI: Phân tích hồi cứu 1691 chu kỳ - Ngày đăng: 02-01-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK