Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Sunday 30-01-2022 7:12pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD

Vô sinh do yếu tố tử cung (Absolute uterine factor infertility – AUFI) là những phụ nữ không thể thụ thai hoặc duy trì thai kỳ vì không có tử cung hoặc chỉ có một tử cung nhưng bị rối loạn chức năng giải phẫu hoặc sinh lý. AUFI cũng có thể biểu hiện như là rối loạn chức năng tử cung do xạ trị, u mạch máu, hội chứng Asherman hoặc dị dạng tử cung bẩm sinh do rối loạn trong quá trình hình thành khi còn là bào thai hoặc trong quá trình phát triển và hợp nhất của ống dẫn trứng. Trên thế giới có khoảng 1,5 triệu phụ nữ bị ảnh hưởng bởi AUFI dẫn đến phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH). Kể từ năm 2014, quy trình cải tiến về cấy ghép tử cung (uterus allotransplantation – UTx) cho phép phụ nữ bị AUFI khắc phục một phần các biến chứng, mang lại khả năng sinh con của chính họ. Quy trình UTx-IVF được áp dụng với mục đích chăm sóc điều trị chuyên sâu bằng việc phục hồi chức năng cơ quan và sinh con khỏe mạnh. Mặc dù UTx-IVF có những thành tựu ban đầu đầy hứa hẹn nhưng vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng với nhiều thử thách. Vì vậy, bài nghiên cứu muốn cung cấp dữ liệu sơ bộ về tính an toàn của UTx-IVF liên quan đến các biến chứng sau phẫu thuật và kết quả thai lâm sàng ở người nhận tử cung và đứa trẻ được sinh ra.

Trong 777 bài nghiên cứu ban đầu được nhận diện qua các công cụ tìm kiếm thì chỉ có 42 bài đủ điều kiện và đã chọn ra 22 bài bao gồm 8 trường hợp được báo cáo và 6 chuỗi có từ hai bệnh nhân được mô tả, 2 bài báo về kết quả theo dõi của một trường hợp và 6 bài đánh giá cùng với 3 thông cáo báo chí. Cuối cùng là tập hợp các báo cáo kết quả về tính an toàn và hiệu quả của UTx. Tất cả đối tượng nhận UTx đều trải qua ít nhất một chu kỳ IVF. Kết quả cho thấy 79% trường hợp UTx được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi và 21% bằng nội soi ổ bụng có robot hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ. Ngay tại thời điểm viết bài đã có 52 ca UTx được thực hiện ở các quốc gia khác nhau, trong đó có 43 ca là từ người hiến tặng còn sống (living donors – LDs) và 9 ca còn lại từ người hiến tặng đã qua đời (deceased donors – DDs). Chỉ có 34 ca UTx là từ các thử nghiệm lâm sàng. Sau UTx, độ ổn định và chức năng đạt được là 77% từ LDs cao hơn khi so với 55,5% từ DDs; tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng ở người nhận từ LDs thấp hơn so với DDs lần lượt là 23,1% và 44%. Đối với người nhận tử cung sau UTx thì có 23% trường hợp phải cắt bỏ tử cung do biến chứng mạch máu sau phẫu thuật. Hai trong 52 ca (4%) bị hủy bỏ UTx trước khi cấy ghép tử cung ở người nhận do sự tưới máu nội tạng và mạch không thành công sau khi phẫu thuật cho người hiến tặng.
Sau UTx, 29 người nhận tử cung đã thực hiện ít nhất 46 lần thử mang thai. Cụ thể là 27% người nhận tử cung có ít nhất một lần mang thai. Khi đánh giá trên tổng số bệnh nhân trải qua chu kỳ thay thế phôi đông lạnh thì tỷ lệ mang thai trên mỗi lần chuyển phôi là 35,5% tương ứng với 16 trường hợp mang thai lâm sàng được chia bởi 45 ca chuyển một phôi. Tất cả phụ nữ mang thai đều sinh con khỏe mạnh nghĩa là chiếm 30,8% tỷ lệ thai và 42,1% tỷ lệ trẻ sơ sinh trên tổng số ca UTx. Ngoài ra, các biến chứng ở mẹ xảy ra ở 37,5% các trường hợp mang thai UTx-IVF. Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ phải đối mặt nhiều nhất vì được báo cáo ở 19% trường hợp mang thai UTx-IVF. Tất cả các ca sinh đều được thực hiện bằng phương pháp mổ lấy thai giữa tuần 31 và 37. Theo đó, sinh non được báo cáo ở 62,5% ca sinh, là biến chứng sơ sinh tái phát nhiều nhất.

Trong thập kỷ qua, thủ thuật UTx-IVF đã thành công khi cho ra kết quả nhiều trẻ sinh sống và các kỹ thuật cấy ghép nội tạng lấy từ LDs và DDs cũng được cải thiện. Bài đánh giá đã thu thập dữ liệu trên 52 ca UTx-IVF và 16 trường hợp sinh con từ những nguồn khoa học uy tín. Hiệu quả của thủ thuật UTx-IVF được xác định dựa trên công thức số sinh sống chia cho số bệnh nhân điều trị thành công là 2,1. Bên cạnh đó, hơn 60 ca UTx được thực hiện trên toàn thế giới và 18 trẻ được sinh ra nhưng nửa số trường hợp này chưa được khoa học công bố.

Tuy nhiên, thủ thuật UTx vẫn nhiều thách thức với cả các chuyên gia đầu ngành nhất. Các nghiên cứu đã công bố chỉ đại diện cho một tỷ lệ nhỏ các trường hợp được thực hiện ngay thời điểm viết bài đánh giá gây ảnh hưởng đến độ chính xác của các ước tính về an toàn và hiệu quả ở người nhận UTx và trẻ em sinh ra. Phẫu thuật UTx ở người nhận rất phức tạp chủ yếu do suy giảm mạch máu và nhiễm trùng tử cung, gây tác động tiêu cực đến sự tồn tại và duy trì mảnh ghép, tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật dẫn đến cắt tử cung ở người nhận UTx ước tính là 23%. Do đó, các biến chứng UTx sau phẫu thuật cần được tìm hiểu sâu hơn để có thái độ tích cực đối với phương pháp điều trị vô sinh đầy hứa hẹn này.   

Tóm lại, các kết quả ngoại khoa, sản khoa và sơ sinh cho thấy rằng việc áp dụng UTx ở người như là một phương pháp điều trị vô sinh nhằm khắc phục các nguy cơ, biến chứng trong thời kỳ mang thai cho mẹ và con do AUFI gây ra. Bên cạnh đó, cổng đăng ký về UTx của Hiệp hội Quốc Tế được tạo ra với mục đích thu thập kết quả UTx. Cách tiếp cận này góp phần cải thiện nghiên cứu trong lĩnh vực tinh chỉnh phẫu thuật, kỹ thuật sinh học tử cung, lựa chọn và sàng lọc người hiến tặng, phương thức bảo quản nội tạng, giai đoạn ức chế miễn dịch, an toàn cho bệnh nhân và theo dõi lâu dài.
   
Nguồn: Jessica D, Stefano P, Simone P và cộng sự. Uterine transplantation and IVF for congenital or acquired uterine factor infertility: A systematic review of safety and efficacy outcomes in the first 52 recipients. PLoS ONE 15(4). 2020 Apr 29.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK