Tin tức
on Monday 24-01-2022 7:14am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Duy Tùng – IVFMD
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (HTSS) đã có những đóng góp to lớn cho sức khoẻ cộng đồng khi giúp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có con và số lượng trẻ ra đời nhờ các kỹ thuật HTSS như thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF) và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection – ICSI) ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến những lo ngại về ảnh hưởng của HTSS đến cấu trúc dân số. Một số nghiên cứu cho rằng công nghệ HTSS sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ SSR (secondary sex ratio) vốn được định nghĩa bằng tỷ lệ bé trai sinh ra trên số trẻ sinh sống. Trong nghiên cứu của Dean và cộng sự vào năm 2006 về tỷ lệ SSR, nhóm nhận thấy việc sử dụng kỹ thuật ICSI làm giảm tỷ lệ này. Giả thuyết cho việc tỷ lệ bé gái sinh ra nhiều hơn là do ICSI được chỉ định cho các trường hợp vô sinh nam. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân đến từ quá trình điều trị nhiều hơn, do tỷ lệ tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và Y là tương đương nhau ở các bệnh nhân được chỉ định ICSI.
Trong nhiều nghiên cứu về tỷ lệ giới tính trẻ sinh sống trong HTSS, việc chuyển phôi nang làm tăng tỷ lệ bé trai. Nguyên nhân được cho là do việc lựa chọn phôi dựa trên chất lượng về hình dạng và di truyền đã khiến tỷ lệ chuyển phôi bé trai cao hơn, như trong nghiên cứu của Eaton và cộng sự (2011) thấy phôi nang bé trai có chất lượng lớp tế bào lá nuôi phôi (trophectoderm – TE) loại A cao hơn 2,53 lần so với phôi bé gái dù cỡ mẫu không lớn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của HTSS đến SSR vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi.
Trong nghiên cứu này (2022), nhóm nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của kỹ thuật ICSI và chuyển phôi nang lên tỷ lệ SSR. Dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy phôi nang bé trai có nhiều tế bào hơn so với phôi bé gái khi thực hiện ICSI, điều tương tự không xảy ra với kỹ thuật IVF.
Nghiên cứu hồi cứu thực hiện trên các chu kỳ IVF/ICSI thực hiện chuyển đơn phôi nang từ 2015 đến 2019, những yếu tố được phân tích bao gồm tuổi mẹ, nguyên nhân vô sinh, trình độ học vấn, loại tinh trùng sử dụng (xuất tinh hoặc phẫu thuật), phương pháp thụ tinh (IVF/ICSI), thời điểm chuyển phôi (phôi phân chia hoặc phôi nang), chu kỳ phôi tươi hoặc phôi trữ. Những yếu tố này sau đó được phân tích với SSR để tìm mối liên hệ. Qua phân tích 14.892 chu kỳ chuyển đơn phôi với 6.922 chu kỳ có trẻ sinh sống, trong đó có 140 chu kỳ sinh đôi cùng trứng. SSR chung là 54,8% (3793/6922). Nhóm nghiên cứu thu được các kết quả như sau:
Nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của việc chuyển phôi nang đến tỷ lệ giới tính trẻ sinh ra phụ thuộc vào phương pháp thực hiện thụ tinh. Việc chuyển phôi nang từ kỹ thuật ICSI làm gia tăng tỷ lệ SSR khi so với việc chuyển phôi phân chia từ ICSI hoặc phôi từ IVF. Việc lựa chọn phôi nang dựa trên đánh giá hình thái có thể ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ SSR do phôi nang có chất lượng TE loại A có tỷ lệ là phôi bé trai cao hơn đáng kể. Các kết quả này có thể là tiền đề cho các nghiên cứu khác về ảnh hưởng của ICSI lên tỷ lệ giới tính, chẳng hạn như hình dạng và độ di động của tinh trùng trong ICSI. Hoặc có thể ứng dụng bằng việc đưa ra những chính sách nhằm giảm sự mất cân bằng về giới tính của trẻ sinh ra bằng các kỹ thuật HTSS.
Nguồn: Cai H, Ren W, Wang H, Shi J. Sex ratio imbalance following blastocyst transfer is associated with ICSI but not with IVF: an analysis of 14,892 single embryo transfer cycles [published online ahead of print, 2022 Jan 6]. J Assist Reprod Genet. 2022;10.1007/s10815-021-02387-8. doi:10.1007/s10815-021-02387-8
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (HTSS) đã có những đóng góp to lớn cho sức khoẻ cộng đồng khi giúp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có con và số lượng trẻ ra đời nhờ các kỹ thuật HTSS như thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF) và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection – ICSI) ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến những lo ngại về ảnh hưởng của HTSS đến cấu trúc dân số. Một số nghiên cứu cho rằng công nghệ HTSS sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ SSR (secondary sex ratio) vốn được định nghĩa bằng tỷ lệ bé trai sinh ra trên số trẻ sinh sống. Trong nghiên cứu của Dean và cộng sự vào năm 2006 về tỷ lệ SSR, nhóm nhận thấy việc sử dụng kỹ thuật ICSI làm giảm tỷ lệ này. Giả thuyết cho việc tỷ lệ bé gái sinh ra nhiều hơn là do ICSI được chỉ định cho các trường hợp vô sinh nam. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân đến từ quá trình điều trị nhiều hơn, do tỷ lệ tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và Y là tương đương nhau ở các bệnh nhân được chỉ định ICSI.
Trong nhiều nghiên cứu về tỷ lệ giới tính trẻ sinh sống trong HTSS, việc chuyển phôi nang làm tăng tỷ lệ bé trai. Nguyên nhân được cho là do việc lựa chọn phôi dựa trên chất lượng về hình dạng và di truyền đã khiến tỷ lệ chuyển phôi bé trai cao hơn, như trong nghiên cứu của Eaton và cộng sự (2011) thấy phôi nang bé trai có chất lượng lớp tế bào lá nuôi phôi (trophectoderm – TE) loại A cao hơn 2,53 lần so với phôi bé gái dù cỡ mẫu không lớn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của HTSS đến SSR vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi.
Trong nghiên cứu này (2022), nhóm nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của kỹ thuật ICSI và chuyển phôi nang lên tỷ lệ SSR. Dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy phôi nang bé trai có nhiều tế bào hơn so với phôi bé gái khi thực hiện ICSI, điều tương tự không xảy ra với kỹ thuật IVF.
Nghiên cứu hồi cứu thực hiện trên các chu kỳ IVF/ICSI thực hiện chuyển đơn phôi nang từ 2015 đến 2019, những yếu tố được phân tích bao gồm tuổi mẹ, nguyên nhân vô sinh, trình độ học vấn, loại tinh trùng sử dụng (xuất tinh hoặc phẫu thuật), phương pháp thụ tinh (IVF/ICSI), thời điểm chuyển phôi (phôi phân chia hoặc phôi nang), chu kỳ phôi tươi hoặc phôi trữ. Những yếu tố này sau đó được phân tích với SSR để tìm mối liên hệ. Qua phân tích 14.892 chu kỳ chuyển đơn phôi với 6.922 chu kỳ có trẻ sinh sống, trong đó có 140 chu kỳ sinh đôi cùng trứng. SSR chung là 54,8% (3793/6922). Nhóm nghiên cứu thu được các kết quả như sau:
- Những yếu tố về tuổi mẹ, trình độ học vấn, thời gian thực hiện HTSS, nguyên nhân vô sinh và loại tinh trùng sử dụng không có mối tương quan đến tỷ lệ giới tính của trẻ sinh ra.
-
Những yếu tố tương quan đến SSR bao gồm:
- SSR cao hơn khi thực hiện thụ tinh bằng kỹ thuật IVF so với ICSI (55,8% so với 51,9%, p=0,004).
- SSR cao hơn ở nhóm chuyển đơn phôi nang so với nhóm chuyển phôi phân chia (55,6% so với 51,2%, p=0,005)
- SSR cao hơn ở nhóm có chất lượng phôi chuyển cao so với phôi chất lượng trung bình (56,1% so với 52,3%, p=0,003)
- SSR ở nhóm chuyển phôi tươi cao hơn nhóm chuyển phôi trữ (56,0% so với 53,3%, p=0,023). Mặc dù vậy, kết luận này không còn có ý nghĩa thống kê khi thực hiện hiệu chuẩn đa biến.
- Phân tích sâu hơn về giai đoạn chuyển phôi giữa phôi từ IVF và ICSI, nhóm nhận thấy việc chuyển phôi nang từ ICSI làm tăng SSR so với chuyển phôi phân chia và điều này không xảy ra ở nhóm IVF.
- Phân tích về chất lượng phôi, nhóm nhận thấy phôi nang có TE chất lượng cao (loại A) có tỷ lệ phát triển thành bé trai cao hơn nhiều so với khi TE có chất lượng thấp hơn. Các yếu tố về độ nở rộng khoang phôi và chất lượng ICM không có mối tương quan tương tự.
Nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của việc chuyển phôi nang đến tỷ lệ giới tính trẻ sinh ra phụ thuộc vào phương pháp thực hiện thụ tinh. Việc chuyển phôi nang từ kỹ thuật ICSI làm gia tăng tỷ lệ SSR khi so với việc chuyển phôi phân chia từ ICSI hoặc phôi từ IVF. Việc lựa chọn phôi nang dựa trên đánh giá hình thái có thể ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ SSR do phôi nang có chất lượng TE loại A có tỷ lệ là phôi bé trai cao hơn đáng kể. Các kết quả này có thể là tiền đề cho các nghiên cứu khác về ảnh hưởng của ICSI lên tỷ lệ giới tính, chẳng hạn như hình dạng và độ di động của tinh trùng trong ICSI. Hoặc có thể ứng dụng bằng việc đưa ra những chính sách nhằm giảm sự mất cân bằng về giới tính của trẻ sinh ra bằng các kỹ thuật HTSS.
Nguồn: Cai H, Ren W, Wang H, Shi J. Sex ratio imbalance following blastocyst transfer is associated with ICSI but not with IVF: an analysis of 14,892 single embryo transfer cycles [published online ahead of print, 2022 Jan 6]. J Assist Reprod Genet. 2022;10.1007/s10815-021-02387-8. doi:10.1007/s10815-021-02387-8
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hiệu quả của sự kết hợp các phương pháp bảo tồn sinh sản đến kết quả thai lâm sàng - Ngày đăng: 17-01-2022
Chuyển phôi nang giúp làm tăng tỷ lệ sinh sống tích luỹ, giảm thời gian và chi phí điều trị khi so sánh với chuyển phôi phân chia ở những chu kì xin noãn: Một nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên - Ngày đăng: 14-01-2022
Tiêu thụ thực phẩm giàu protein liên quan đến kết quả điều trị vô sinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 12-01-2022
Tác dụng của vacxin mRNA chống COVID-19 đối với nồng độ AMH huyết thanh ở phụ nữ - Ngày đăng: 12-01-2022
Kết quả bảo tồn sinh sản ở phụ nữ lạc nội mạc tử cung: so sánh giữa phác đồ kích thích buồng trứng có mồi progestin so với phác đồ đối vận - Ngày đăng: 12-01-2022
Dự đoán số lượng phôi nang có thể dùng để chuyển trong những trường hợp dự định thực hiện PGT-A - Ngày đăng: 10-01-2022
THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VÀ RỐI LOẠN DI TRUYỀN: 4 HỘI CHỨNG IN DẤU DI TRUYỀN CÓ LIÊN QUAN - Ngày đăng: 08-01-2022
Tác động tiêu cực của sự hiện diện vi-rút HPV và sự tăng phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả điều trị IUI - Ngày đăng: 07-01-2022
Tiến bộ trong khoa học sinh sản cấy ghép: cấy ghép mô tinh hoàn và nuôi cấy tinh trùng trong ống nghiệm - Ngày đăng: 07-01-2022
So sánh hiệu quả điều trị của việc chuyển đơn phôi nang chất lượng tốt giữa bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh nhân có chức năng phóng noãn bình thường - Ngày đăng: 06-01-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK