Tin tức
on Friday 25-02-2022 9:04am
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Lê Thị Minh Thương – IVFMD Tân Bình
Hiện nay, tỷ lệ béo phì ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Trong đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị béo phì lên tới 34%. Béo phì có thể dẫn đến các kết cục bất lợi nghiêm trọng trong quá trình mang thai như: tiền sản giật, sinh non, … Không những thế, béo phì ở mẹ cũng làm tăng tỷ lệ béo phì ở con, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch sau này. Một số giải pháp thông dụng điều trị béo phì là giảm cân bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, các giải pháp trên có thể không hiệu quả trong những trường hợp người bệnh không tuân thủ điều trị trong thời gian dài. Thay vào đó, phẫu thuật giảm béo hiện được xem là giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề này. Vậy phương pháp này có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ khi mang thai?
Phẫu thuật giảm béo đã được áp dụng từ những năm 1950 để điều trị bệnh béo phì, và được coi là phương pháp hiệu quả nhất và có tác dụng dài hạn cho bệnh béo phì. Trên thế giới, tiêu chuẩn phẫu thuật giảm béo bao gồm: bệnh nhân phải có BMI > 40 kg/m2 hoặc BMI > 35 kg/m2 với ít nhất một bệnh đi kèm liên quan đến béo phì chẳng hạn như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường. Một số phương pháp phẫu thuật giảm béo được sử dụng là: phẫu thuật cắt bán phần dạ dày, phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột non, phẫu thuật nối tắt dạ dày, … Trong đó, phương pháp cắt bán phần dạ dày và nối tắt dạ dày là 2 phương pháp thường dược sử dụng nhất trên lâm sàng.
Tác giả đã phân tích 51 nghiên cứu từ các cơ sở dữ liệu Medline, Embase, PubMed, Web of Science, Google Scholar và Cochrane đến ngày 1 tháng 11 năm 2020. Kết quả thu được là sau khi phẫu thuật giảm béo, các trục nội tiết được bình thường hóa và chu kỳ kinh nguyệt được phục hồi đều đặn, dẫn đến khả năng sinh sản được cải thiện. Nhìn chung, không có rủi ro ngắn hạn nào đối với kết quả sinh sản như tăng nguy cơ sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, nguy cơ thiếu hụt vitamin nói chung tăng lên sau phẫu thuật giảm béo. Nguyên nhân là do giảm hấp thu vitamin từ việc cắt bỏ các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột non. Thể tích dạ dày giảm kết hợp với cắt bỏ ruột non cũng dẫn đến việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu sắt dưới mức tối ưu. Mặt khác, một phân tích gộp của 20 nghiên cứu cho thấy phẫu thuật giảm béo giúp giảm đáng kể nguy cơ vô sinh (hiệu số nguy cơ (RD) 0,24, khoảng tin cậy 95% (CI) 0,42, 0,05) và rối loạn kinh nguyệt (RD 0,24, KTC 95% 0,34, 0,15) mà không có sự khác biệt về tỷ lệ sẩy thai (RD 0,00, KTC 95% 0,09, 0,10) và dị tật bẩm sinh (RD 0,01, KTC 95% 0,02, 0,03).
Từ kết quả trên, ta nhận thấy giảm cân nói chung có thể làm giảm nguy cơ vô sinh liên quan đến béo phì và các kết quả bất lợi cho người mẹ trong quá trình mang thai và sinh nở. Mặt khác, sức khỏe của người mẹ trong giai đoạn thai nghén là rất quan trọng cho sự phát triển của thai. Mặc dù phẫu thuật giảm béo cải thiện một số kết quả mang thai, nhưng nó cũng có thể làm tăng tỷ lệ biến chứng thai kỳ do giảm hấp thu sắt, vitamin, rối loạn cân bằng nội môi chuyển hóa và nội tiết. Vì vậy, cần khuyến cáo trì hoãn mang thai cho đến khi giảm cân ổn định, đồng thời thường xuyên theo dõi tình trạng vitamin và bổ sung vitamin nếu thiếu hụt. Nên có thêm các nghiên cứu theo dõi dài hạn đối với những phụ nữ sau phẫu thuật giảm béo trong giai đoạn thai nghén và sự phát triển con của họ để cải thiện hơn nữa việc chăm sóc sức khoẻ cho những bà mẹ và trẻ em này.
Nguồn: Katinka M Snoek, Régine P M Steegers-Theunissen, Eric J Hazebroek, Sten P Willemsen, Sander Galjaard, Joop S E Laven, Sam Schoenmakers, The effects of bariatric surgery on periconception maternal health: a systematic review and meta-analysis, Human Reproduction Update, Volume 27, Issue 6, November-December 2021, Pages 1030–1055, https://doi.org/10.1093/humupd/dmab022
Hiện nay, tỷ lệ béo phì ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Trong đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị béo phì lên tới 34%. Béo phì có thể dẫn đến các kết cục bất lợi nghiêm trọng trong quá trình mang thai như: tiền sản giật, sinh non, … Không những thế, béo phì ở mẹ cũng làm tăng tỷ lệ béo phì ở con, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch sau này. Một số giải pháp thông dụng điều trị béo phì là giảm cân bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, các giải pháp trên có thể không hiệu quả trong những trường hợp người bệnh không tuân thủ điều trị trong thời gian dài. Thay vào đó, phẫu thuật giảm béo hiện được xem là giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề này. Vậy phương pháp này có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ khi mang thai?
Phẫu thuật giảm béo đã được áp dụng từ những năm 1950 để điều trị bệnh béo phì, và được coi là phương pháp hiệu quả nhất và có tác dụng dài hạn cho bệnh béo phì. Trên thế giới, tiêu chuẩn phẫu thuật giảm béo bao gồm: bệnh nhân phải có BMI > 40 kg/m2 hoặc BMI > 35 kg/m2 với ít nhất một bệnh đi kèm liên quan đến béo phì chẳng hạn như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường. Một số phương pháp phẫu thuật giảm béo được sử dụng là: phẫu thuật cắt bán phần dạ dày, phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột non, phẫu thuật nối tắt dạ dày, … Trong đó, phương pháp cắt bán phần dạ dày và nối tắt dạ dày là 2 phương pháp thường dược sử dụng nhất trên lâm sàng.
Tác giả đã phân tích 51 nghiên cứu từ các cơ sở dữ liệu Medline, Embase, PubMed, Web of Science, Google Scholar và Cochrane đến ngày 1 tháng 11 năm 2020. Kết quả thu được là sau khi phẫu thuật giảm béo, các trục nội tiết được bình thường hóa và chu kỳ kinh nguyệt được phục hồi đều đặn, dẫn đến khả năng sinh sản được cải thiện. Nhìn chung, không có rủi ro ngắn hạn nào đối với kết quả sinh sản như tăng nguy cơ sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, nguy cơ thiếu hụt vitamin nói chung tăng lên sau phẫu thuật giảm béo. Nguyên nhân là do giảm hấp thu vitamin từ việc cắt bỏ các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột non. Thể tích dạ dày giảm kết hợp với cắt bỏ ruột non cũng dẫn đến việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu sắt dưới mức tối ưu. Mặt khác, một phân tích gộp của 20 nghiên cứu cho thấy phẫu thuật giảm béo giúp giảm đáng kể nguy cơ vô sinh (hiệu số nguy cơ (RD) 0,24, khoảng tin cậy 95% (CI) 0,42, 0,05) và rối loạn kinh nguyệt (RD 0,24, KTC 95% 0,34, 0,15) mà không có sự khác biệt về tỷ lệ sẩy thai (RD 0,00, KTC 95% 0,09, 0,10) và dị tật bẩm sinh (RD 0,01, KTC 95% 0,02, 0,03).
Từ kết quả trên, ta nhận thấy giảm cân nói chung có thể làm giảm nguy cơ vô sinh liên quan đến béo phì và các kết quả bất lợi cho người mẹ trong quá trình mang thai và sinh nở. Mặt khác, sức khỏe của người mẹ trong giai đoạn thai nghén là rất quan trọng cho sự phát triển của thai. Mặc dù phẫu thuật giảm béo cải thiện một số kết quả mang thai, nhưng nó cũng có thể làm tăng tỷ lệ biến chứng thai kỳ do giảm hấp thu sắt, vitamin, rối loạn cân bằng nội môi chuyển hóa và nội tiết. Vì vậy, cần khuyến cáo trì hoãn mang thai cho đến khi giảm cân ổn định, đồng thời thường xuyên theo dõi tình trạng vitamin và bổ sung vitamin nếu thiếu hụt. Nên có thêm các nghiên cứu theo dõi dài hạn đối với những phụ nữ sau phẫu thuật giảm béo trong giai đoạn thai nghén và sự phát triển con của họ để cải thiện hơn nữa việc chăm sóc sức khoẻ cho những bà mẹ và trẻ em này.
Nguồn: Katinka M Snoek, Régine P M Steegers-Theunissen, Eric J Hazebroek, Sten P Willemsen, Sander Galjaard, Joop S E Laven, Sam Schoenmakers, The effects of bariatric surgery on periconception maternal health: a systematic review and meta-analysis, Human Reproduction Update, Volume 27, Issue 6, November-December 2021, Pages 1030–1055, https://doi.org/10.1093/humupd/dmab022
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nghiên cứu hồi cứu: phân tích kết quả IVF/ICSI ở phụ nữ hiếm muộn có tiền sử ung thư tuyến giáp - Ngày đăng: 25-02-2022
TỔNG QUAN CÁC KHÍA CẠNH VỀ ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY, YẾU TỐ ĐI ĐẾN QUYẾT ĐỊNH, THÁI ĐỘ VÀ TRẢI NGHIỆM CỦA BỆNH NHÂN KHI THỰC HIỆN PGT - Ngày đăng: 25-02-2022
Hiệu quả và độ an toàn của papaverine trong việc tăng cường khả năng di động của tinh trùng người - Ngày đăng: 25-02-2022
Kết quả lâm sàng các trường hợp rescue ICSI tại các thời điểm khác nhau sau khi thực hiện IVF cổ điển - Ngày đăng: 25-02-2022
Bổ trợ công cụ đánh giá hình thái phôi truyền thống bằng phần mềm EEVATM giúp cải thiện kết quả ở các chu kì ttton chuyển phôi giai đoạn ngày 3: một phân tích hồi cứu - Ngày đăng: 15-02-2022
Nuôi phôi dài ngày có phải là chiến lược hiệu quả cho nhóm phụ nữ lớn tuổi? - Ngày đăng: 15-02-2022
Tổng quan các phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản ở nam giới - Ngày đăng: 15-02-2022
Mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân điều trị hiếm muộn trong đại dịch COVID-19 - Ngày đăng: 15-02-2022
Trẻ ra đời từ bảo tồn sinh sản bằng phương pháp đông lạnh mô buồng trứng kết hợp với IVM - Ngày đăng: 13-02-2022
Tính đồng nhất về kết quả phân tích nhiễm sắc thể giữa phôi nang chỉ sinh thiết các tế bào lá nuôi phôi (TE) so với thực hiện sinh thiết toàn bộ phôi nang - Ngày đăng: 13-02-2022
TỈ LỆ THÀNH CÔNG TRONG CHU KỲ IVF KÍCH TRỨNG TỐI THIỂU (MINI-IVF) CHỈ VỚI CLOMIPHENE CITRATE - Ngày đăng: 13-02-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK