Tin tức
on Friday 25-02-2022 9:03am
Danh mục: Tin quốc tế
CNXN. Nguyễn Thị Thuỷ Tiên – IVF Buôn Ma Thuột
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có các bất thường trong tuyến giáp và xuất hiện các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp. Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp (TC) đang ngày càng gia tăng và thường gặp ở phụ nữ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ mắc TC cao hơn ở phụ nữ hiếm muộn. Một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện ở Đài Loan tổng cộng có 13.356 phụ nữ bình thường và 53.424 phụ nữ hiếm muộn trong độ tuổi từ 20 đến 50 cho thấy tỷ lệ mắc TC ở phụ nữ hiếm muộn cao hơn gần gấp hai lần so với phụ nữ bình thường. Nguyên nhân có thể do phẫu thuật cắt tuyến giáp dẫn đến suy giáp hoặc cường giáp do thay thế hormone có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone tuyến giáp và làm tăng nguy cơ bất lợi thai kỳ. Công nghệ hỗ trợ sinh sản là một trong những kỹ thuật quan trọng dành cho bệnh nhân vô sinh do ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại rất ít các nghiên cứu đánh giá tác động của ung thư tuyến giáp đối với kết quả thụ tinh trong ống nghiệm/ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (IVF / ICSI) ở phụ nữ bị vô sinh.
Do đó nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này để phân tích ảnh hưởng của TC trong các chu kỳ điều trị IVF/ICSI từ khi noãn thụ tinh cho đến khi phôi làm tổ và trong suốt thai kỳ. Mục đích của nghiên cứu hồi cứu này là đánh giá phụ nữ có tiền sử bị TC có ảnh hưởng đến kết quả IVF/ICSI và làm tăng nguy cơ kết quả thai kỳ bất lợi hay không?
Tổng cộng 137.698 bệnh nhân hiếm muộn thực hiện TTTON và chuyển phôi (IVF- ET) từ năm 2010 đến năm 2019. Nghiên cứu này đã xác định 76 bệnh nhân bị vô sinh có tiền sử phẫu thuật cắt tuyến giáp và trải qua đợt điều trị IVF/ICSI chu kỳ đầu tiên. Trong đó 64 phụ nữ thực hiện chuyển phôi có tiền sử ung thư tuyến giáp được xếp vào nhóm TC và nhóm đối chứng gồm 320 phụ nữ đủ tiêu chuẩn nhận trong số 85.272 phụ nữ không có các bệnh về tuyến giáp. Các yếu tố đo lường nhóm TC bao gồm: độ tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), các yếu tố vô sinh, ngày thực hiện IVF/ICSI đầu tiên, quy trình kích thích buồng trứng và quy trình chuyển phôi. Kết quả IVF/ICSI bao gồm: số lượng tế bào noãn thu được và phôi chất lượng tốt, tỷ lệ thai lâm sàng, sẩy thai, sinh non, tỷ lệ sinh sống, và nguy cơ sản khoa bất lợi được phân tích đánh giá.
Kết quả: Nhóm TC có nồng độ hormone tuyến giáp cao hơn đáng kể và nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) thấp hơn so với nhóm chứng. Mặc dù liều lượng điều trị gonadotropin tương tự ở cả 2 nhóm, tuy nhiên nhóm TC có số lượng tế bào noãn thu được và phôi chất lượng tốt thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ thụ tinh chu kỳ ICSI ở nhóm đối chứng cao hơn so với nhóm TC (56,3% so với 69,7%, P = 0,036). Không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về tỷ lệ thai lâm sàng (35,9% so với 34,7%, P = 0,848), sẩy thai (4,3% so với 10,8%, P = 0,466), sinh non (9,1% so với 10,1%, P > 0,999), sinh sống (34,4% so với 30,9 %, P = 0,589) và các kết quả sản khoa bất lợi bao gồm đa thai, sinh non, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, nhẹ cân và trẻ lớn so với tuổi thai.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng tiền sử ung thư tuyến giáp (TC) không ảnh hưởng đến kết quả mang thai và không làm tăng nguy cơ mắc các kết cục sản khoa bất lợi, tuy nhiên nó làm giảm số lượng tế bào noãn thu được và phôi chất lượng tốt ở nhóm bệnh nhân này. Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng có giá trị cho các chiến lược lâm sàng ở bệnh nhân vô sinh mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, do số lượng phụ nữ có tiền sử TC điều trị IVF / ICSI còn hạn chế, do đó cần được khẳng định thêm trong các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn.
Nguồn: Huang, N., Zeng, L., Yan, J., Chi, H., & Qiao, J. (2021). Analysis of in vitro fertilization/intracytoplasmic sperm injection outcomes in infertile women with a history of thyroid cancer: a retrospective study. Reproductive biology and endocrinology: RB&E, 19(1), 82. https://doi.org/10.1186/s12958-021-00763-8
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có các bất thường trong tuyến giáp và xuất hiện các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp. Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp (TC) đang ngày càng gia tăng và thường gặp ở phụ nữ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ mắc TC cao hơn ở phụ nữ hiếm muộn. Một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện ở Đài Loan tổng cộng có 13.356 phụ nữ bình thường và 53.424 phụ nữ hiếm muộn trong độ tuổi từ 20 đến 50 cho thấy tỷ lệ mắc TC ở phụ nữ hiếm muộn cao hơn gần gấp hai lần so với phụ nữ bình thường. Nguyên nhân có thể do phẫu thuật cắt tuyến giáp dẫn đến suy giáp hoặc cường giáp do thay thế hormone có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone tuyến giáp và làm tăng nguy cơ bất lợi thai kỳ. Công nghệ hỗ trợ sinh sản là một trong những kỹ thuật quan trọng dành cho bệnh nhân vô sinh do ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại rất ít các nghiên cứu đánh giá tác động của ung thư tuyến giáp đối với kết quả thụ tinh trong ống nghiệm/ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (IVF / ICSI) ở phụ nữ bị vô sinh.
Do đó nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này để phân tích ảnh hưởng của TC trong các chu kỳ điều trị IVF/ICSI từ khi noãn thụ tinh cho đến khi phôi làm tổ và trong suốt thai kỳ. Mục đích của nghiên cứu hồi cứu này là đánh giá phụ nữ có tiền sử bị TC có ảnh hưởng đến kết quả IVF/ICSI và làm tăng nguy cơ kết quả thai kỳ bất lợi hay không?
Tổng cộng 137.698 bệnh nhân hiếm muộn thực hiện TTTON và chuyển phôi (IVF- ET) từ năm 2010 đến năm 2019. Nghiên cứu này đã xác định 76 bệnh nhân bị vô sinh có tiền sử phẫu thuật cắt tuyến giáp và trải qua đợt điều trị IVF/ICSI chu kỳ đầu tiên. Trong đó 64 phụ nữ thực hiện chuyển phôi có tiền sử ung thư tuyến giáp được xếp vào nhóm TC và nhóm đối chứng gồm 320 phụ nữ đủ tiêu chuẩn nhận trong số 85.272 phụ nữ không có các bệnh về tuyến giáp. Các yếu tố đo lường nhóm TC bao gồm: độ tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), các yếu tố vô sinh, ngày thực hiện IVF/ICSI đầu tiên, quy trình kích thích buồng trứng và quy trình chuyển phôi. Kết quả IVF/ICSI bao gồm: số lượng tế bào noãn thu được và phôi chất lượng tốt, tỷ lệ thai lâm sàng, sẩy thai, sinh non, tỷ lệ sinh sống, và nguy cơ sản khoa bất lợi được phân tích đánh giá.
Kết quả: Nhóm TC có nồng độ hormone tuyến giáp cao hơn đáng kể và nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) thấp hơn so với nhóm chứng. Mặc dù liều lượng điều trị gonadotropin tương tự ở cả 2 nhóm, tuy nhiên nhóm TC có số lượng tế bào noãn thu được và phôi chất lượng tốt thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ thụ tinh chu kỳ ICSI ở nhóm đối chứng cao hơn so với nhóm TC (56,3% so với 69,7%, P = 0,036). Không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về tỷ lệ thai lâm sàng (35,9% so với 34,7%, P = 0,848), sẩy thai (4,3% so với 10,8%, P = 0,466), sinh non (9,1% so với 10,1%, P > 0,999), sinh sống (34,4% so với 30,9 %, P = 0,589) và các kết quả sản khoa bất lợi bao gồm đa thai, sinh non, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, nhẹ cân và trẻ lớn so với tuổi thai.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng tiền sử ung thư tuyến giáp (TC) không ảnh hưởng đến kết quả mang thai và không làm tăng nguy cơ mắc các kết cục sản khoa bất lợi, tuy nhiên nó làm giảm số lượng tế bào noãn thu được và phôi chất lượng tốt ở nhóm bệnh nhân này. Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng có giá trị cho các chiến lược lâm sàng ở bệnh nhân vô sinh mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, do số lượng phụ nữ có tiền sử TC điều trị IVF / ICSI còn hạn chế, do đó cần được khẳng định thêm trong các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn.
Nguồn: Huang, N., Zeng, L., Yan, J., Chi, H., & Qiao, J. (2021). Analysis of in vitro fertilization/intracytoplasmic sperm injection outcomes in infertile women with a history of thyroid cancer: a retrospective study. Reproductive biology and endocrinology: RB&E, 19(1), 82. https://doi.org/10.1186/s12958-021-00763-8
Từ khóa: Nghiên cứu hồi cứu: phân tích kết quả IVF/ICSI ở phụ nữ hiếm muộn có tiền sử ung thư tuyến giáp
Các tin khác cùng chuyên mục:
TỔNG QUAN CÁC KHÍA CẠNH VỀ ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY, YẾU TỐ ĐI ĐẾN QUYẾT ĐỊNH, THÁI ĐỘ VÀ TRẢI NGHIỆM CỦA BỆNH NHÂN KHI THỰC HIỆN PGT - Ngày đăng: 25-02-2022
Hiệu quả và độ an toàn của papaverine trong việc tăng cường khả năng di động của tinh trùng người - Ngày đăng: 25-02-2022
Kết quả lâm sàng các trường hợp rescue ICSI tại các thời điểm khác nhau sau khi thực hiện IVF cổ điển - Ngày đăng: 25-02-2022
Bổ trợ công cụ đánh giá hình thái phôi truyền thống bằng phần mềm EEVATM giúp cải thiện kết quả ở các chu kì ttton chuyển phôi giai đoạn ngày 3: một phân tích hồi cứu - Ngày đăng: 15-02-2022
Nuôi phôi dài ngày có phải là chiến lược hiệu quả cho nhóm phụ nữ lớn tuổi? - Ngày đăng: 15-02-2022
Tổng quan các phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản ở nam giới - Ngày đăng: 15-02-2022
Mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân điều trị hiếm muộn trong đại dịch COVID-19 - Ngày đăng: 15-02-2022
Trẻ ra đời từ bảo tồn sinh sản bằng phương pháp đông lạnh mô buồng trứng kết hợp với IVM - Ngày đăng: 13-02-2022
Tính đồng nhất về kết quả phân tích nhiễm sắc thể giữa phôi nang chỉ sinh thiết các tế bào lá nuôi phôi (TE) so với thực hiện sinh thiết toàn bộ phôi nang - Ngày đăng: 13-02-2022
TỈ LỆ THÀNH CÔNG TRONG CHU KỲ IVF KÍCH TRỨNG TỐI THIỂU (MINI-IVF) CHỈ VỚI CLOMIPHENE CITRATE - Ngày đăng: 13-02-2022
Biến chứng ở mẹ và trẻ sơ sinh sau khi chuyển phôi nang đông lạnh ở phác đồ sử dụng liệu pháp hormone thay thế so với chu kỳ tự nhiên - Ngày đăng: 13-02-2022
Giá trị tiên lượng của chất lượng noãn trong kết cục của ART: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 13-02-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK