Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 14-03-2022 5:37pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Minh Phượng, IVFMD Tân Bình
 
Hiện nay, hơn 8000 bệnh đơn gen đã được xác nhận, chúng gây ảnh hưởng hoặc tử vong nếu không kịp thời điều trị và quản lý hiệu quả ở nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó tác động đến huyết học, hệ miễn dịch và hệ thống chuyển hóa (ví dụ: thiếu máu Fanconi, bệnh mucopolysaccharidosis và u hạt) của bệnh nhân, phương pháp cấy ghép tế bào gốc tạo máu dị hợp (allogeneic hematopoietic stem cells transplantation-allo - HSCT) có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhóm bệnh nhân này. Tỷ lệ thành công của phương pháp này phụ thuộc vào tính tương đồng của kháng nguyên bạch cầu người (human leukocyte antigen-HLA) giữa người cho và người nhận. Đây là một phiên bản phức hợp phù hợp mô chính (major histocompatibility complex – MHC) ở người nằm tại vị trí trên nhiễm sắc thể (NST) số 6 có vai trò mã hóa gen trình diện kháng nguyên bề mặt cho quá trình miễn dịch và đào thải. Vùng gen HLA có kích thước lớn (3,6 kb) và có tính đa hình cao. Theo lí thuyết, hai người anh/chị em ruột chỉ có 25% cơ hội có HLA tương đồng, do đó có rất ít cơ hội để hai người có tương hợp HLA ở tất cả các locus khiến bệnh nhân bỏ lỡ cơ hội điều trị.
 
Với sự phát triển của sinh học phân tử cùng với công nghệ hỗ trợ sinh sản, việc kết hợp kỹ thuật chuẩn đoán di truyền (preimplantation genetic diagnosis-PGD) và phân tích HLA (PGD-HLA) giúp mang lại cơ cho các gia đình mắc bệnh lý đơn gen có những đứa con khỏe mạnh. Đứa trẻ sinh ra từ các phôi được lựa chọn tương hợp với anh/chị để cung cấp nguồn tế bào gốc cho liệu pháp HSCT. Phương pháp này vấp phải sự tranh luận về vấn đề đạo đức, tuy nhiên đã dần được lắng xuống khi ứng dụng thành công của HSCT. Để xác định loại HLA, người ta thường sử dụng các trình tự lặp lại ngắn (short tandem repeat-STR), tuy nhiên vẫn có những hạn chế như xác định sự tái tổ hợp của cụm gen HLA trong một số trường hợp hay sự loại bỏ alen khi phân tích (allele dropout). Vì vậy, các hướng dẫn hiện nay đề xuất một số cụm số lượng đoạn STR và vùng HLA phải được bao gồm như HLA-A, HLA-B, HLA- C, HLA-DR và HLA-DQ. Do những điểm này, nhóm nghiên cứu đề xuất một chiến lược mới, dựa trên công nghệ giải trình tự thế hệ mới (next generation sequencing-NGS), sử dụng tính đa hình đơn nucleotide (single nucleotide polymorphism-SNP) để chẩn đoán các bệnh lý đơn gen kết hợp tương hợp HLA.
 
Nghiên cứu này được thực hiện tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) từ năm 2017 đến năm 2019. Năm cặp vợ chồng đã đăng ký vào chương trình PGD-HLA: Cặp thứ nhất có con 2 tuổi mắc bệnh mucopolysaccharidosis (di truyền lặn trên NST thường), cặp thứ 2 và 3 có con trai 5 tuổi, con gái 9 tuổi mắc bệnh thiếu máu Fanconi (di truyền lặn trên NST thường), cặp vợ chồng thứ tư có con trai 4 tuổi bị bệnh u hạt mãn tính (di truyền lặn liên kết X), cặp cuối cùng có con trai 3 tuổi bị ảnh hưởng bởi hội chứng Shwachman-Diamond (lặn trên NST thường). Tất cả các cặp vợ chồng này đều thực hiện ICSI, sau đó phôi được nuôi tới ngày 5 hoặc ngày 6 để sinh thiết thực hiện PGD-HLA.
 
Một số kết quả thu nhận được:
  • Trong tổng số 11 chu kỳ IVF-ICSI có 8 chu kỳ có phôi thực để thực hiện phân tích di truyền. Tỷ lệ thụ tinh 70,41% và tỷ lệ hình thành phôi nang 20,40%.
  • 15 phôi thực hiện PGD-HLA: 46,67% không bị ảnh hưởng bởi họ gen rối loạn và không có các bản sao biến thể bất thường (CNV), 33,33% có sự tương đồng về HLA. Tóm lại, có 26,67%  phôi không mang rối loạn di truyền như bố mẹ và phù hợp với HLA của các anh/chị trong gia đình.
  • Sau phân tích có 2 chu kỳ chuyển phôi, kết quả sinh được hai em bé khỏe mạnh. Nguồn HSC từ cuống rốn của em bé thứ nhất được thu nhận và thực hiện HSCT thành công. Tương tự với em bé thứ hai, nguồn HSC từ cuống rốn được lưu trữ và chuẩn bị cho điều trị sau này.
  • SNP cung cấp đủ thông tin để xác định loại HLA.
 
Nghiên cứu này cho thấy SNP có thể cung cấp thông tin để xác định mức độ tương đồng của HLA, một phương pháp hạn chế được những hạn chế do tính đa hình của tổ hợp HLA. Từ đó làm tăng tỷ lệ thành công cho phương pháp HSCT.
 
Nguồn: Wang, Y., Qin, M., Yan, Z., Guan, S., Kuo, Y., Kong, S., ... & Yan, L. (2020). A strategy using SNP linkage analysis for monogenic diseases PGD combined with HLA typing. Clinical Genetics98(2), 138-146.

Các tin khác cùng chuyên mục:
Lão hóa và sự sinh tinh - Ngày đăng: 09-03-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK