Tin tức
on Monday 14-03-2022 5:37pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Nguyễn Thị Minh Phượng, IVFMD Tân Bình
Theo nghiên cứu vẫn có khoảng 30% phôi nguyên bội không thể làm tổ trên tử cung. Một trong những nguyên nhân được đề cập đến là khả năng dung hợp miễn dịch ở người mẹ, cụ thể cần phải có sự ức chế miễn dịch để cho phôi có khả năng làm tổ và hình thành thai nhi. Trong quá trình phát triển, nguyên bào nuôi (trophoblast cells) đảm nhận vai trò kết nối giữa mẹ và thai nhi. Tế bào nuôi ngoài lông nhau (extravillous trophoblast - EVT) xâm nhập vào niêm mạc tử cung – màng rụng trong suốt quá trình phôi làm tổ và biến đổi nhau thai, cung cấp máu nuôi thai nhi. Vào thời điểm đầu của thai kỳ, các tế bào miễn dịch ưu thế trong màng rụng là tế bào tiêu diệt tự nhiên ở tử cung (uterine natural kill cells – uNK, CD56brightþCD16-), đây là các thụ thể có khả năng liên kết với các phối tử trên các tế bào EVT và thành viên của killer immunoglobulin-like receptor (KIR). Các tương tác giữa các tế bào uNK và phân tử kháng nguyên bạch cầu người lá nuôi (human leukocyte antigen-C, HLA-C) rất được quan tâm vì chúng có tính đa hình cao.
Gen KIR bao hồm hai kiểu đơn bội chính: A và B. Đối với nhóm KIR A bao gồm 7 gen cố định mã hóa KIR ức chế, trong khi các KIR B có số lượng gen bổ sung thay đổi chủ yếu mã hóa KIR hoạt động. Ở người châu Âu, sự trình diện của KIR B với sự hoạt động của thụ thể KIR2DS1 liên kết với HLA-C2 được nhận thấy có liên quan tới việc bảo vệ phụ nữ khỏi các rối loạn trong thai kỳ. Ngược lại, những phụ nữ có kiểu gen KIR AA (hai KIR A đơn bội) có nguy cơ bị tiền sản giật và có thể gặp một số rối loạn mang thai khác. Các giả thuyết cho thấy sự hoạt hóa uNK phải vừa đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm lấn của biến đổi của EVT, tuy nhiên các cơ chế cụ thể vẫn chưa được hiểu rõ. Các rối loạn thai kỳ như tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng trong tử cung (fetal growth restriction – FGR), sẩy thai liên tiếp (recurrent miscarriage – RM) có chung nguyên nhân là sự giống nhau của gen KIR của mẹ và HLA-C của thai nhi, ví dụ kiểu gen KIR A của mẹ (kiểu gen AA) kết hợp với HLA-C2 của thai nhi không phải của noãn (di truyền từ bố).
Các trường hợp mang thai bằng noãn hiến tặng trong hỗ trợ sinh sản (ART), bộ nhiễm sắc thể của phôi không có nguồn gốc từ mẹ và do đó phải đối mặt với hệ miễn dịch của người mẹ. Từ đây có thể thấy sử dụng noãn hiến tặng có thể là một mô hình khả quan trong nghiên cứu KIR / HLA-C của thai nhi.
Nghiên cứu này được thực hiện bao gồm 204 phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp (RM) hoặc thất bại làm tổ nhiều lần (RIF). Kiểu gen KIR và HLA-C của tất cả phụ nữ và HLA-C chồng của họ, người cho noãn, mô thai sẩy và thai nhi được phân tích. Các biến số lâm sàng (tỷ lệ mang thai, sẩy thai, trẻ sinh sống) được phân tích trên từng nhóm: KIR, nguồn noãn (tự thân hay hiến tặng), số lượng phôi chuyển (một hoặc hai phôi).
Một số kết quả thu nhận được:
Các kết quả này cho thấy việc chuyển đơn phôi có thể giúp cải thiện kết quả lâm sàng. Tải lượng HLA-C2 của phôi tăng có tác động tiêu cực đến LBR ở bệnh nhân KIR AA. Việc lựa chọn đối tượng cho noãn có HLA-C1 có thể giúp cải thiện kết quả ở nhóm bệnh nhân KIR AA.
Nguồn: Alecsandru, D., Barrio, A., Garrido, N., Aparicio, P., Pellicer, A., Moffett, A., & García-Velasco, J. A. (2020). Parental human leukocyte antigen-C allotypes are predictive of live birth rate and risk of poor placentation in assisted reproductive treatment. Fertility and Sterility, 114(4), 809-817.
Theo nghiên cứu vẫn có khoảng 30% phôi nguyên bội không thể làm tổ trên tử cung. Một trong những nguyên nhân được đề cập đến là khả năng dung hợp miễn dịch ở người mẹ, cụ thể cần phải có sự ức chế miễn dịch để cho phôi có khả năng làm tổ và hình thành thai nhi. Trong quá trình phát triển, nguyên bào nuôi (trophoblast cells) đảm nhận vai trò kết nối giữa mẹ và thai nhi. Tế bào nuôi ngoài lông nhau (extravillous trophoblast - EVT) xâm nhập vào niêm mạc tử cung – màng rụng trong suốt quá trình phôi làm tổ và biến đổi nhau thai, cung cấp máu nuôi thai nhi. Vào thời điểm đầu của thai kỳ, các tế bào miễn dịch ưu thế trong màng rụng là tế bào tiêu diệt tự nhiên ở tử cung (uterine natural kill cells – uNK, CD56brightþCD16-), đây là các thụ thể có khả năng liên kết với các phối tử trên các tế bào EVT và thành viên của killer immunoglobulin-like receptor (KIR). Các tương tác giữa các tế bào uNK và phân tử kháng nguyên bạch cầu người lá nuôi (human leukocyte antigen-C, HLA-C) rất được quan tâm vì chúng có tính đa hình cao.
Gen KIR bao hồm hai kiểu đơn bội chính: A và B. Đối với nhóm KIR A bao gồm 7 gen cố định mã hóa KIR ức chế, trong khi các KIR B có số lượng gen bổ sung thay đổi chủ yếu mã hóa KIR hoạt động. Ở người châu Âu, sự trình diện của KIR B với sự hoạt động của thụ thể KIR2DS1 liên kết với HLA-C2 được nhận thấy có liên quan tới việc bảo vệ phụ nữ khỏi các rối loạn trong thai kỳ. Ngược lại, những phụ nữ có kiểu gen KIR AA (hai KIR A đơn bội) có nguy cơ bị tiền sản giật và có thể gặp một số rối loạn mang thai khác. Các giả thuyết cho thấy sự hoạt hóa uNK phải vừa đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm lấn của biến đổi của EVT, tuy nhiên các cơ chế cụ thể vẫn chưa được hiểu rõ. Các rối loạn thai kỳ như tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng trong tử cung (fetal growth restriction – FGR), sẩy thai liên tiếp (recurrent miscarriage – RM) có chung nguyên nhân là sự giống nhau của gen KIR của mẹ và HLA-C của thai nhi, ví dụ kiểu gen KIR A của mẹ (kiểu gen AA) kết hợp với HLA-C2 của thai nhi không phải của noãn (di truyền từ bố).
Các trường hợp mang thai bằng noãn hiến tặng trong hỗ trợ sinh sản (ART), bộ nhiễm sắc thể của phôi không có nguồn gốc từ mẹ và do đó phải đối mặt với hệ miễn dịch của người mẹ. Từ đây có thể thấy sử dụng noãn hiến tặng có thể là một mô hình khả quan trong nghiên cứu KIR / HLA-C của thai nhi.
Nghiên cứu này được thực hiện bao gồm 204 phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp (RM) hoặc thất bại làm tổ nhiều lần (RIF). Kiểu gen KIR và HLA-C của tất cả phụ nữ và HLA-C chồng của họ, người cho noãn, mô thai sẩy và thai nhi được phân tích. Các biến số lâm sàng (tỷ lệ mang thai, sẩy thai, trẻ sinh sống) được phân tích trên từng nhóm: KIR, nguồn noãn (tự thân hay hiến tặng), số lượng phôi chuyển (một hoặc hai phôi).
Một số kết quả thu nhận được:
- Tỷ lệ sẩy thai cao hơn được quan sát thấy sau khi DETs (chuyển hai phôi) ở các bà mẹ KIR AA (noãn hiến tặng: 47,8% và noãn IVF: 37,5%) so với KIR AB (noãn hiến tặng: 10,5% hiến tặng và noãn IVF: 12,5%) hoặc KIR BB (noãn hiến tặng: 6,7% và noãn IVF: 0%).
- Tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) giảm đáng kể được quan sát thấy sau khi DETs với noãn hiến tặng ở bệnh nhân KIR AA (4,3%) so với KIR AB (26,3%) hoặc BB (46,7%).
- LBR giảm đáng kể khi tải trọng HLA-C2 của thai nhi tăng lên ở phụ nữ KIR AA.
Các kết quả này cho thấy việc chuyển đơn phôi có thể giúp cải thiện kết quả lâm sàng. Tải lượng HLA-C2 của phôi tăng có tác động tiêu cực đến LBR ở bệnh nhân KIR AA. Việc lựa chọn đối tượng cho noãn có HLA-C1 có thể giúp cải thiện kết quả ở nhóm bệnh nhân KIR AA.
Nguồn: Alecsandru, D., Barrio, A., Garrido, N., Aparicio, P., Pellicer, A., Moffett, A., & García-Velasco, J. A. (2020). Parental human leukocyte antigen-C allotypes are predictive of live birth rate and risk of poor placentation in assisted reproductive treatment. Fertility and Sterility, 114(4), 809-817.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động ức chế các con đường tích lũy năng lượng của COVID-19 trong các mẫu tinh dịch người - Ngày đăng: 14-03-2022
Kết quả lâm sàng của chuyển phôi nang ngày 7: Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp của các chu kỳ IVF đông lạnh-rã đông - Ngày đăng: 14-03-2022
Khoảng thời gian từ lúc tiêm hCG đến lúc chọc hút noãn: phân tích sự trưởng thành noãn, hình thái phôi, động học hình thái phôi và kết cục IVF - Ngày đăng: 14-03-2022
PGT-A:ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP NHẤT ĐỂ THỰC HIỆN- MỘT TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH GỘP CÁC NGHIÊN CỨU RCT - Ngày đăng: 14-03-2022
Tác động của hóa trị ung thư trước khi trữ lạnh mô vỏ buồng trứng đối với các trường hợp cấy ghép mô buồng trứng - Ngày đăng: 09-03-2022
RNA TINH TRÙNG - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT - Ngày đăng: 09-03-2022
Dược thực phẩm: một thách thức mới chống lại chấn thương tinh hoàn do cadmium - Ngày đăng: 09-03-2022
Lão hóa và sự sinh tinh - Ngày đăng: 09-03-2022
Dehydroepiandrosterone thay đổi quá trình chuyển hóa năng lượng để tăng cường hình thành ty thể trong khả năng sinh sản của phụ nữ lớn tuổi - Ngày đăng: 09-03-2022
Nhiễm khuẩn trong công nghệ hỗ trợ sinh sản: nguồn gốc, sự phổ biến và chi phí khắc phục - Ngày đăng: 09-03-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK