Tin tức
on Thursday 24-03-2022 4:47pm
Danh mục: Tin quốc tế
TKYK. Nguyễn Trần Anh Anh Thư, IVFMD Tân Bình
Đại dịch coronavirus năm 2019 (COVID-19) đã gây ra các yếu tố gây căng thẳng tâm lý xã hội cấp tính và dai dẳng cho nhiều cá nhân, đặc biệt với nhóm phụ nữ có thể ở nguy cơ cao hơn đối với sức khỏe tinh thần. Điều này có thể gây ra những hậu quả không mong muốn đối với sức khỏe chung và hạnh phúc của phụ nữ, bao gồm cả sự gián đoạn chức năng sinh sản do căng thẳng tăng cao thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Bài viết dưới đây góp phần giải đáp thắc mắc trên thông qua một báo cáo của tác giả Noelle Ozimek và cộng sự đăng trên tạp chí JOURNAL OF WOMEN’S HEALTH, cuốn 31, số 1, năm 2022.
Trong nghiên cứu này, Noelle Ozimek và cộng sự đã tiến hành khảo sát chu kỳ kinh nguyệt và mức độ căng thẳng của phụ nữ độ tuổi từ 18 đến 45 trong thời buổi đại dịch thông qua công cụ khảo sát trực tuyến từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2020 tại Mỹ. Nhóm tác giả đã ghi nhận các căng thẳng tâm lý bằng thang điểm đo lường mức độ căng thẳng PSS, đồng thời ghi nhận những thay đổi triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu loại trừ các yếu tố liên quan đến việc bệnh lý ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt cũng như khả năng sinh sản, như hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, u xơ cơ tử cung, có thai hoặc đang cho con bú trong vòng 12 tháng, tiền sử cắt tử cung, cắt ống dẫn trứng…
Kết quả của khảo sát cho thấy, trong số 210 đối tượng tham gia khảo sát, 82% cho biết có những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Các thay đổi này bao gồm độ dài chu kỳ kinh nguyệt (50%), thời gian hành kinh (34%) và thay đổi về triệu chứng tiền kinh (50%). Đối tượng có điểm PSS cao có nhiều khả năng có khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian hành kinh dài hơn (p<0,001) và lượng máu kinh nhiều hơn (p=0,020) so với với những người có điểm PSS mức độ trung bình. Điểm PSS trung bình ghi nhận trong nghiên cứu này cũng cao hơn điểm số được ghi nhận trong dân số chung trước đây, chứng minh sự hiện diện của căng thẳng về tâm lý trong quần thể những phụ nữ nhiễm COVID-19.
Về cơ chế, stress tâm lý có thể ảnh hưởng đến não bộ làm thay đổi các chất nội tiết trong cơ thể, hậu quả là làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Những kết quả này chứng minh rằng mức độ căng thẳng trong đại dịch cao hơn đáng kể so với trước đại dịch, góp phần vào những thay đổi trong các quá trình sinh lý sinh sản như kinh nguyệt. Những thay đổi này có thể đặc biệt khó chịu và có tác động đối với những phụ nữ đang cố gắng thụ thai và những người đang điều trị hiếm muộn.
Mặc dù phản ảnh một vấn đề thời sự trong thời điểm đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn thế giới, nghiên cứu của Noelle Ozimek và cộng sự tồn tại những nhược điểm về cỡ mẫu hạn chế. Ngoài ra, thiết kế nghiên cứu khảo sát, cắt ngang mô tả cũng có nhiều hạn chế nhất định. Nếu người dùng trả lời không trung thực, hoặc làm qua loa dẫn tới độ tin cậy của khảo sát không được kiểm chứng. Các yếu tố xã hội khác ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh cũng chưa được loại trừ trong nghiên cứu này.
Tóm lại, qua nghiên cứu trên, chúng ta thấy đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống và tâm lý của người bệnh, không chỉ dừng lại đơn thuần là một bệnh lý tại đường hô hấp. Cần có những lưu ý và chăm sóc sức khoẻ tinh thần nhiều hơn cho nhóm bệnh nhân nhiễm COVID-19, đặc biệt là những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có những tư vấn hợp lý liên quan đến sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trong thời gian đại dịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Ozimek N, Velez K, Anvari H, Butler L, Goldman KN, Woitowich NC. Impact of Stress on Menstrual Cyclicity During the Coronavirus Disease 2019 Pandemic: A Survey Study. J Womens Health (Larchmt). 2022 Jan;31(1):84-90. doi: 10.1089/jwh.2021.0158. Epub 2021 Sep 28. PMID: 34582731.
Đại dịch coronavirus năm 2019 (COVID-19) đã gây ra các yếu tố gây căng thẳng tâm lý xã hội cấp tính và dai dẳng cho nhiều cá nhân, đặc biệt với nhóm phụ nữ có thể ở nguy cơ cao hơn đối với sức khỏe tinh thần. Điều này có thể gây ra những hậu quả không mong muốn đối với sức khỏe chung và hạnh phúc của phụ nữ, bao gồm cả sự gián đoạn chức năng sinh sản do căng thẳng tăng cao thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Bài viết dưới đây góp phần giải đáp thắc mắc trên thông qua một báo cáo của tác giả Noelle Ozimek và cộng sự đăng trên tạp chí JOURNAL OF WOMEN’S HEALTH, cuốn 31, số 1, năm 2022.
Trong nghiên cứu này, Noelle Ozimek và cộng sự đã tiến hành khảo sát chu kỳ kinh nguyệt và mức độ căng thẳng của phụ nữ độ tuổi từ 18 đến 45 trong thời buổi đại dịch thông qua công cụ khảo sát trực tuyến từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2020 tại Mỹ. Nhóm tác giả đã ghi nhận các căng thẳng tâm lý bằng thang điểm đo lường mức độ căng thẳng PSS, đồng thời ghi nhận những thay đổi triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu loại trừ các yếu tố liên quan đến việc bệnh lý ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt cũng như khả năng sinh sản, như hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, u xơ cơ tử cung, có thai hoặc đang cho con bú trong vòng 12 tháng, tiền sử cắt tử cung, cắt ống dẫn trứng…
Kết quả của khảo sát cho thấy, trong số 210 đối tượng tham gia khảo sát, 82% cho biết có những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Các thay đổi này bao gồm độ dài chu kỳ kinh nguyệt (50%), thời gian hành kinh (34%) và thay đổi về triệu chứng tiền kinh (50%). Đối tượng có điểm PSS cao có nhiều khả năng có khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian hành kinh dài hơn (p<0,001) và lượng máu kinh nhiều hơn (p=0,020) so với với những người có điểm PSS mức độ trung bình. Điểm PSS trung bình ghi nhận trong nghiên cứu này cũng cao hơn điểm số được ghi nhận trong dân số chung trước đây, chứng minh sự hiện diện của căng thẳng về tâm lý trong quần thể những phụ nữ nhiễm COVID-19.
Về cơ chế, stress tâm lý có thể ảnh hưởng đến não bộ làm thay đổi các chất nội tiết trong cơ thể, hậu quả là làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Những kết quả này chứng minh rằng mức độ căng thẳng trong đại dịch cao hơn đáng kể so với trước đại dịch, góp phần vào những thay đổi trong các quá trình sinh lý sinh sản như kinh nguyệt. Những thay đổi này có thể đặc biệt khó chịu và có tác động đối với những phụ nữ đang cố gắng thụ thai và những người đang điều trị hiếm muộn.
Mặc dù phản ảnh một vấn đề thời sự trong thời điểm đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn thế giới, nghiên cứu của Noelle Ozimek và cộng sự tồn tại những nhược điểm về cỡ mẫu hạn chế. Ngoài ra, thiết kế nghiên cứu khảo sát, cắt ngang mô tả cũng có nhiều hạn chế nhất định. Nếu người dùng trả lời không trung thực, hoặc làm qua loa dẫn tới độ tin cậy của khảo sát không được kiểm chứng. Các yếu tố xã hội khác ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh cũng chưa được loại trừ trong nghiên cứu này.
Tóm lại, qua nghiên cứu trên, chúng ta thấy đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống và tâm lý của người bệnh, không chỉ dừng lại đơn thuần là một bệnh lý tại đường hô hấp. Cần có những lưu ý và chăm sóc sức khoẻ tinh thần nhiều hơn cho nhóm bệnh nhân nhiễm COVID-19, đặc biệt là những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có những tư vấn hợp lý liên quan đến sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trong thời gian đại dịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Ozimek N, Velez K, Anvari H, Butler L, Goldman KN, Woitowich NC. Impact of Stress on Menstrual Cyclicity During the Coronavirus Disease 2019 Pandemic: A Survey Study. J Womens Health (Larchmt). 2022 Jan;31(1):84-90. doi: 10.1089/jwh.2021.0158. Epub 2021 Sep 28. PMID: 34582731.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Điều trị và ngăn ngừa sự xuất hiện viêm âm đạo do vi khuẩn - Ngày đăng: 24-03-2022
Hàm lượng DNA ti thể (mtDNA) có liên quan đến hiện tượng phôi nang phát triển chậm - Ngày đăng: 22-03-2022
Mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và kết quả điều trị IVF/ICSI: một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 22-03-2022
Tổng quan trữ lạnh noãn: các kết quả trữ lạnh noãn vì lý do y tế và trữ lạnh noãn chủ động - Ngày đăng: 22-03-2022
Lựa chọn giới tính trong hỗ trợ sinh sản không vì lý do y tế: nên hay không? - Ngày đăng: 22-03-2022
Dự đoán chính xác hơn về kết quả mang thai trong tương lai ở các cặp vợ chồng sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân: dựa trên đặc điểm của cả vợ và chồng - Ngày đăng: 22-03-2022
Tỉ lệ có thai và tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi thực hiện IVF/ICSI ở phụ nữ cắt bỏ một bên buồng trứng - một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 22-03-2022
Độ dày nội mạc tử cung tối ưu trong IVF từ chu kỳ chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh: phân tích tỷ lệ trẻ sinh sống từ 96.000 ca chuyển phôi tự thân - Ngày đăng: 22-03-2022
Tính linh hoạt của phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 15-03-2022
Ảnh hưởng của các phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung lên cân nặng lúc sinh của trẻ trong chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 15-03-2022
Cách tiếp cận nhóm bệnh nhân đáp ứng kém thực hiện IVF - Ngày đăng: 17-03-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK