Tin tức
on Friday 01-04-2022 6:10pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Quỳnh Như- IVFMD Buôn Ma Thuột
Trong thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xác nhận vai trò của các chất dinh dưỡng khác nhau trong quá trình thụ tinh, trong đó các nhà khoa học đã tìm thấy vitamin D có tác động đến sinh lý và bệnh lý của con người thông qua thụ thể của vitamin (vitamin D receptor – VDR) . Các nghiên cứu cho thấy rằng khi VDR được kích hoạt, chúng có thể điều hòa trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự biểu hiện gen. Vấn đề đáng lo ngại là hiện nay, tình trạng thiếu hụt vitamin D ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Trong khi đó, thiếu hụt vitamin D cũng được chứng minh là có liên quan đến tiền sản giật, hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung và sẩy thai. Trong nghiên cứu của Aleyasin và cộng sự (2011) thực hiện trên động vật đã phát hiện ra rằng sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến việc giảm khả năng mang thai, tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, thiểu sản tử cung và vô sinh. Trong thử nghiệm lâm sàng, Zhao và cộng sự (2018) đã chứng minh rằng những phụ nữ có lượng dự trữ vitamin D thích hợp có tỷ lệ thành công trong chu kỳ thực hiện thụ tinh ống nghiệm cao hơn. Trong khi đó, các nghiên cứu đánh giá khác cho thấy phụ nữ thiếu hoặc không đủ vitamin D có cơ hội thành công IVF thấp hơn, tuy nhiên việc bổ sung vitamin D có thể cải thiện kết quả IVF hay không vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi. Đáng chú ý, một số thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) đã được thực hiện để chứng minh vai trò của vitamin D trong sinh sản. Tuy nhiên, hầu hết các thử nghiệm này có cỡ mẫu nhỏ và không đủ bằng chứng để đưa ra kết luận chính xác. Do đó, nghiên cứu phân tích tổng hợp này được thực hiện nhằm để làm rõ tính hiệu quả của việc bổ sung vitamin D đối với kết quả thụ tinh ống nghiệm. Tiêu chí lựa chọn là các nghiên cứu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: (a) phụ nữ vô sinh được xác nhận là thiếu vitamin D, nồng độ trong huyết thanh dưới 30 ng / ml; (b) nhóm nghiên cứu gồm các bệnh nhân bổ sung vitamin D và nhóm chứng không bổ sung vitamin D; (c) RCT báo cáo kết quả IVF, cụ thể tỷ lệ phôi tốt, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ thai sinh hóa và thai lâm sàng, thai diễn tiến và sẩy thai. Hai tiêu chí loại trừ như sau: (a) thiết kế nghiên cứu không đủ điều kiện, chẳng hạn như tổng quan tài liệu, báo cáo trường hợp, (b) các báo cáo lặp lại từ cùng một nhóm nghiên cứu và không đầy đủ dữ liệu.
Trong số 5 nghiên cứu đạt đủ điều kiện, 3 nghiên cứu được thực hiện ở Iran và 2 nghiên cứu khác ở Ý trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2021. Nhóm bệnh nhân nghiên cứu được bổ sung vitamin D thông qua đường uống gồm vitamin D dạng viên nang, vitamin D3 và Calcitriol. Kết quả phân tích tổng hợp cho thấy rằng nhóm điều trị bổ sung vitamin D tăng đáng kể tỷ lệ có thai sinh hóa so với nhóm đối chứng (RR = 1,53, KTC 95% = 1,06 - 2,20, P = 0,02). Tuy nhiên, phân tích gộp không phát hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ có thai lâm sàng giữa cả hai nhóm (RR = 1,34, KTC 95% = 0,81-2,24, P = 0,25). Ngoài ra, các kết quả phụ khác bao gồm tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi tốt, thai diễn tiến, sẩy thai đều ghi nhận không có sự khác biệt giữa hai nhóm.
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin D có thể không có lợi cho thai kỳ lâm sàng ở những phụ nữ vô sinh bị thiếu vitamin D. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định điều này do những hạn chế về mặt dữ liệu. Hơn nữa, cần phải xác định dạng Vitamin D nào là tối ưu trong chu kỳ IVF vì chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để làm rõ sự khác biệt giữa các dạng Vitamin D khác nhau.
Nguồn: Zhou, X., Wu, X., Luo, X., Shao, J., Guo, D., Deng, B., & Wu, Z. Effect of vitamin D supplementation on in vitro fertilization outcomes: a trial sequential meta-analysis of 5 randomized controlled trials. Frontiers in Endocrinology, 327.
Trong thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xác nhận vai trò của các chất dinh dưỡng khác nhau trong quá trình thụ tinh, trong đó các nhà khoa học đã tìm thấy vitamin D có tác động đến sinh lý và bệnh lý của con người thông qua thụ thể của vitamin (vitamin D receptor – VDR) . Các nghiên cứu cho thấy rằng khi VDR được kích hoạt, chúng có thể điều hòa trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự biểu hiện gen. Vấn đề đáng lo ngại là hiện nay, tình trạng thiếu hụt vitamin D ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Trong khi đó, thiếu hụt vitamin D cũng được chứng minh là có liên quan đến tiền sản giật, hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung và sẩy thai. Trong nghiên cứu của Aleyasin và cộng sự (2011) thực hiện trên động vật đã phát hiện ra rằng sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến việc giảm khả năng mang thai, tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, thiểu sản tử cung và vô sinh. Trong thử nghiệm lâm sàng, Zhao và cộng sự (2018) đã chứng minh rằng những phụ nữ có lượng dự trữ vitamin D thích hợp có tỷ lệ thành công trong chu kỳ thực hiện thụ tinh ống nghiệm cao hơn. Trong khi đó, các nghiên cứu đánh giá khác cho thấy phụ nữ thiếu hoặc không đủ vitamin D có cơ hội thành công IVF thấp hơn, tuy nhiên việc bổ sung vitamin D có thể cải thiện kết quả IVF hay không vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi. Đáng chú ý, một số thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) đã được thực hiện để chứng minh vai trò của vitamin D trong sinh sản. Tuy nhiên, hầu hết các thử nghiệm này có cỡ mẫu nhỏ và không đủ bằng chứng để đưa ra kết luận chính xác. Do đó, nghiên cứu phân tích tổng hợp này được thực hiện nhằm để làm rõ tính hiệu quả của việc bổ sung vitamin D đối với kết quả thụ tinh ống nghiệm. Tiêu chí lựa chọn là các nghiên cứu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: (a) phụ nữ vô sinh được xác nhận là thiếu vitamin D, nồng độ trong huyết thanh dưới 30 ng / ml; (b) nhóm nghiên cứu gồm các bệnh nhân bổ sung vitamin D và nhóm chứng không bổ sung vitamin D; (c) RCT báo cáo kết quả IVF, cụ thể tỷ lệ phôi tốt, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ thai sinh hóa và thai lâm sàng, thai diễn tiến và sẩy thai. Hai tiêu chí loại trừ như sau: (a) thiết kế nghiên cứu không đủ điều kiện, chẳng hạn như tổng quan tài liệu, báo cáo trường hợp, (b) các báo cáo lặp lại từ cùng một nhóm nghiên cứu và không đầy đủ dữ liệu.
Trong số 5 nghiên cứu đạt đủ điều kiện, 3 nghiên cứu được thực hiện ở Iran và 2 nghiên cứu khác ở Ý trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2021. Nhóm bệnh nhân nghiên cứu được bổ sung vitamin D thông qua đường uống gồm vitamin D dạng viên nang, vitamin D3 và Calcitriol. Kết quả phân tích tổng hợp cho thấy rằng nhóm điều trị bổ sung vitamin D tăng đáng kể tỷ lệ có thai sinh hóa so với nhóm đối chứng (RR = 1,53, KTC 95% = 1,06 - 2,20, P = 0,02). Tuy nhiên, phân tích gộp không phát hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ có thai lâm sàng giữa cả hai nhóm (RR = 1,34, KTC 95% = 0,81-2,24, P = 0,25). Ngoài ra, các kết quả phụ khác bao gồm tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi tốt, thai diễn tiến, sẩy thai đều ghi nhận không có sự khác biệt giữa hai nhóm.
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin D có thể không có lợi cho thai kỳ lâm sàng ở những phụ nữ vô sinh bị thiếu vitamin D. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định điều này do những hạn chế về mặt dữ liệu. Hơn nữa, cần phải xác định dạng Vitamin D nào là tối ưu trong chu kỳ IVF vì chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để làm rõ sự khác biệt giữa các dạng Vitamin D khác nhau.
Nguồn: Zhou, X., Wu, X., Luo, X., Shao, J., Guo, D., Deng, B., & Wu, Z. Effect of vitamin D supplementation on in vitro fertilization outcomes: a trial sequential meta-analysis of 5 randomized controlled trials. Frontiers in Endocrinology, 327.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối tương quan của việc tiêm chủng vaccine BNT162b2 ngừa COVID-19 trong thai kỳ đối với kết quả sơ sinh - Ngày đăng: 01-04-2022
Sự lão hóa sinh sản ở nữ và tiềm năng điều trị bằng liệu pháp senotherapy - Ngày đăng: 01-04-2022
Vaccine BNT162b2 mRNA ngừa COVID-19 không làm ảnh hưởng đến các thông số tinh dịch đồ - Ngày đăng: 26-03-2022
Mức độ tương đồng giữa các bất thường nhiễm sắc thể giữa các phần khác nhau của phôi và giá trị của việc sinh thiết lại ở phôi mang bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể - Ngày đăng: 26-03-2022
Mối tương quan giữa chỉ số khối cơ thể mẹ với sự tăng tỷ lệ lệch bội do dòng mẹ ở phôi nang - Ngày đăng: 25-03-2022
Vai trò các chỉ số máu trong dự đoán kết quả bảo tồn sinh sản ở bệnh nhân ung thư vú - Ngày đăng: 24-03-2022
Căng thẳng tâm lý và sự thay đổi đặc điểm kinh nguyệt trong đại dịch COVID-19 - Ngày đăng: 24-03-2022
Điều trị và ngăn ngừa sự xuất hiện viêm âm đạo do vi khuẩn - Ngày đăng: 24-03-2022
Hàm lượng DNA ti thể (mtDNA) có liên quan đến hiện tượng phôi nang phát triển chậm - Ngày đăng: 22-03-2022
Mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và kết quả điều trị IVF/ICSI: một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 22-03-2022
Tổng quan trữ lạnh noãn: các kết quả trữ lạnh noãn vì lý do y tế và trữ lạnh noãn chủ động - Ngày đăng: 22-03-2022
Lựa chọn giới tính trong hỗ trợ sinh sản không vì lý do y tế: nên hay không? - Ngày đăng: 22-03-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Chiều thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025 và Chủ ...
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK