Tin tức
on Wednesday 06-04-2022 4:54pm
Danh mục: Tin quốc tế
Ths. Lê Thị Bích Phượng- IVFMD Phú Nhuận- Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Đặt vấn đề
Những năm gần đây, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ngày càng được cải thiện về mức độ hiệu quả và an toàn. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chuyển phôi đông lạnh (FET) cho kết quả tốt hơn hoặc tương tự như chuyển phôi tươi trên những dân số vô sinh khác nhau. Trong những nghiên cứu ngẫu nhiên đối chứng gần đây, các nghiên cứu này cho rằng FET giúp tăng đáng kể tỉ lệ sinh sống so với chuyển phôi tươi. Trong một số trường hợp, FET được khuyến nghị thực hiện cho những bệnh nhân có nội mạc tử cung mỏng, quá kích buồng trứng, sẩy thai và thất bại làm tổ nhiều lần. Hướng tiếp cận này giúp tăng kết quả thai đáng kể so với chuyển phôi tươi. Kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên tại Bỉ, kỹ thuật ICSI đã giúp cải thiện đáng kể kết quả thai và trở thành kỹ thuật được chỉ định phổ biến cho những cặp đôi vô sinh do yếu tố vợ và chồng. Mặc dù kỹ thuật ICSI là lựa chọn đầu tiên trong điều trị vô sinh nam nhưng vẫn còn một số hạn chế trong thực hành lâm sàng. Nam giới vô sinh do bất thường tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng (oligoasthenoteratozoospermia – OAT) hoặc không có tinh trùng không do tắc (non-obstructive azoospermia – NOA) ngày càng phổ biến trong dân số vô sinh, hiếm muộn. Hầu hết những nam giới này đều khoẻ mạnh cũng như không xác định được nguyên nhân làm giảm khả năng sinh tinh. Đã có nhiều báo cáo về việc thực hiện kỹ thuật ICSI thành công trên những nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch. Vô sinh do yếu tố nam giới như OAT được báo cáo rằng có tương quan với giảm tỉ lệ thụ tinh, giảm chất lượng phôi và có kết quả thai kém. Ngược lại, một số báo cáo cho thấy kết quả phôi học (tỉ lệ thụ tinh, chất lượng phôi) và kết quả lâm sàng (tỉ lệ thai, tỉ lệ làm tổ) trong những chu kỳ ICSI với tinh trùng chất lượng kém như không có tinh trùng trong tinh dịch không do tắc (NOA) hay OAT không bị ảnh hưởng. Với những kết quả chưa được đồng nhất như trên, Bulat Aytek Sik và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả thai sau chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ trên nhóm nam giới vô sinh do yếu tố nam nặng như NOA và OAT.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 01/06/2014 đến ngày 31/06/2018. Tổng cộng có 801 chu kỳ chuyển phôi, trong đó có 423 chu kỳ chuyển phôi tươi và 378 chu kỳ chuyển phôi trữ ở những bệnh nhân thực hiện chu kỳ ICSI đầu tiên với chỉ định NOA và OAT. Nam giới có chỉ định NOA và OAT có vợ từ 28-38 tuổi không có bất thường về tử cung, nội mạc tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn được nhận vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại của nghiên cứu bao gồm những cặp đôi có chỉ định bất thường tử cung, nội mạc tử cung, độ dày nội mạc tử cung < 7mm, rối loạn chức năng buồng trứng và nam giới vô sinh do các yếu tố khác, hội chứng Klinefelter, vi mất đoạn nhiễm sắc thể Y hoặc có các thông số tinh dịch đồ bình thường. Trong nghiên cứu này, có 801 chu kỳ ICSI được thực hiện trong đó có 360 nam giới NOA sử dụng tinh trùng từ TESE và 441 nam giới OAT sử dụng tinh trùng từ xuất tinh. Tinh dịch được phân tích dựa theo tiêu chuẩn của WHO 2010 với OAT được định nghĩa là mẫu tinh dịch có mật độ <5 triệu tinh trùng/ml, hình dạng tinh trùng bình thường < 4%, khả năng di động của tinh trùng giảm.
Kết quả
Tổng cộng có 801 chu kỳ chuyển phôi với 423 chu kỳ chuyển phôi tươi và 378 chu kỳ chuyển phôi trữ. Trong 423 chu kỳ chuyển phôi tươi, có 126 nam giới NOA và 297 nam giới OAT. Trong nhóm chuyển phôi trữ có 234 nam giới NOA và 144 nam giới OAT. Không có sự khác biệt nào được quan sát thấy giữa nhóm chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ về tỉ lệ β-hCG (41,84% với 41,54%), tỉ lệ thai sinh hoá (7,32% với 4,23%), tỉ lệ thai lâm sàng (51,3% với 53,7%), tỉ lệ sinh sống (42,54% so với 50%) và tỉ lệ sẩy thai (8,74% so với 3,7%), P>0,05. Nghiên cứu cũng thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm NOA và OAT thực hiện chuyển phôi tươi và phôi trữ về các tỉ lệ β-hCG, tỉ lệ thai sinh hoá, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ sinh sống và tỉ lệ sẩy thai (P>0,05).
Bàn luận
Ngày nay, kỹ thuật ICSI đã trở nên phổ biến trong điều trị vô sinh hiếm muộn cho những cặp đôi vô sinh do yếu tố nam giới. Bên cạnh việc hỗ trợ cho những nam giới có ít tinh trùng trong tinh dịch thì kỹ thuật ICSI còn mang đến cơ hội cho những nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch có thể có con của chính họ. Khả năng sinh tinh bị suy giảm sẽ làm giảm số lượng tinh trùng cũng như gia tăng nguy cơ ảnh hưởng của bất thường hình dạng tinh trùng đến khả năng thụ tinh với noãn, sự phát triển và làm tổ của phôi, cũng như làm tăng nguy cơ bất thường di truyền cho thế hệ tiếp theo. Vài nhóm tác giả báo cáo rằng tình trạng phân mảnh DNA tinh trùng ở những nam giới OAT và NOA cao hơn đáng kể so với nhóm chứng. Phân mảnh DNA tinh trùng cao được báo cáo có ảnh hưởng đến sự thụ tinh, từ đó làm giảm tỉ lệ thai. Ảnh hưởng của tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn và từ mẫu tinh dịch xuất tinh lên kết quả ICSI cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Một số báo cáo cho rằng tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ làm tổ sau FET không có sự khác biệt ở các chu kỳ ICSI sử dụng tinh trùng thu nhận từ mào tinh/ tinh hoàn so với từ mẫu tinh dịch sau xuất tinh. Trong một số nghiên cứu khác, kết quả cho thấy tỉ lệ thụ tinh thấp hơn ở nhóm tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn nhưng không có sự khác biệt về chất lượng phôi và tỉ lệ làm tổ so với nhóm sử dụng tinh trùng sau xuất tinh. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm NOA và OAT về tỉ lệ β-hCG, tỉ lệ thai sinh hoá, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ sinh sống và tỉ lệ sẩy thai trong chu kỳ chuyển phôi tươi so với chuyển phôi trữ.
Nguồn: Bulat Aytek Sik và cộng sự, 2021. Pregnancy results after intracytoplasmic sperm injection-embryo transfer in patients with infertility due to non-obstructıve azoospermia and oligoasthenoteratozoospermia. Afr J Reprod Health. 10.29063/ajrh2021/v25i1.14
Đặt vấn đề
Những năm gần đây, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ngày càng được cải thiện về mức độ hiệu quả và an toàn. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chuyển phôi đông lạnh (FET) cho kết quả tốt hơn hoặc tương tự như chuyển phôi tươi trên những dân số vô sinh khác nhau. Trong những nghiên cứu ngẫu nhiên đối chứng gần đây, các nghiên cứu này cho rằng FET giúp tăng đáng kể tỉ lệ sinh sống so với chuyển phôi tươi. Trong một số trường hợp, FET được khuyến nghị thực hiện cho những bệnh nhân có nội mạc tử cung mỏng, quá kích buồng trứng, sẩy thai và thất bại làm tổ nhiều lần. Hướng tiếp cận này giúp tăng kết quả thai đáng kể so với chuyển phôi tươi. Kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên tại Bỉ, kỹ thuật ICSI đã giúp cải thiện đáng kể kết quả thai và trở thành kỹ thuật được chỉ định phổ biến cho những cặp đôi vô sinh do yếu tố vợ và chồng. Mặc dù kỹ thuật ICSI là lựa chọn đầu tiên trong điều trị vô sinh nam nhưng vẫn còn một số hạn chế trong thực hành lâm sàng. Nam giới vô sinh do bất thường tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng (oligoasthenoteratozoospermia – OAT) hoặc không có tinh trùng không do tắc (non-obstructive azoospermia – NOA) ngày càng phổ biến trong dân số vô sinh, hiếm muộn. Hầu hết những nam giới này đều khoẻ mạnh cũng như không xác định được nguyên nhân làm giảm khả năng sinh tinh. Đã có nhiều báo cáo về việc thực hiện kỹ thuật ICSI thành công trên những nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch. Vô sinh do yếu tố nam giới như OAT được báo cáo rằng có tương quan với giảm tỉ lệ thụ tinh, giảm chất lượng phôi và có kết quả thai kém. Ngược lại, một số báo cáo cho thấy kết quả phôi học (tỉ lệ thụ tinh, chất lượng phôi) và kết quả lâm sàng (tỉ lệ thai, tỉ lệ làm tổ) trong những chu kỳ ICSI với tinh trùng chất lượng kém như không có tinh trùng trong tinh dịch không do tắc (NOA) hay OAT không bị ảnh hưởng. Với những kết quả chưa được đồng nhất như trên, Bulat Aytek Sik và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả thai sau chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ trên nhóm nam giới vô sinh do yếu tố nam nặng như NOA và OAT.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 01/06/2014 đến ngày 31/06/2018. Tổng cộng có 801 chu kỳ chuyển phôi, trong đó có 423 chu kỳ chuyển phôi tươi và 378 chu kỳ chuyển phôi trữ ở những bệnh nhân thực hiện chu kỳ ICSI đầu tiên với chỉ định NOA và OAT. Nam giới có chỉ định NOA và OAT có vợ từ 28-38 tuổi không có bất thường về tử cung, nội mạc tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn được nhận vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại của nghiên cứu bao gồm những cặp đôi có chỉ định bất thường tử cung, nội mạc tử cung, độ dày nội mạc tử cung < 7mm, rối loạn chức năng buồng trứng và nam giới vô sinh do các yếu tố khác, hội chứng Klinefelter, vi mất đoạn nhiễm sắc thể Y hoặc có các thông số tinh dịch đồ bình thường. Trong nghiên cứu này, có 801 chu kỳ ICSI được thực hiện trong đó có 360 nam giới NOA sử dụng tinh trùng từ TESE và 441 nam giới OAT sử dụng tinh trùng từ xuất tinh. Tinh dịch được phân tích dựa theo tiêu chuẩn của WHO 2010 với OAT được định nghĩa là mẫu tinh dịch có mật độ <5 triệu tinh trùng/ml, hình dạng tinh trùng bình thường < 4%, khả năng di động của tinh trùng giảm.
Kết quả
Tổng cộng có 801 chu kỳ chuyển phôi với 423 chu kỳ chuyển phôi tươi và 378 chu kỳ chuyển phôi trữ. Trong 423 chu kỳ chuyển phôi tươi, có 126 nam giới NOA và 297 nam giới OAT. Trong nhóm chuyển phôi trữ có 234 nam giới NOA và 144 nam giới OAT. Không có sự khác biệt nào được quan sát thấy giữa nhóm chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ về tỉ lệ β-hCG (41,84% với 41,54%), tỉ lệ thai sinh hoá (7,32% với 4,23%), tỉ lệ thai lâm sàng (51,3% với 53,7%), tỉ lệ sinh sống (42,54% so với 50%) và tỉ lệ sẩy thai (8,74% so với 3,7%), P>0,05. Nghiên cứu cũng thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm NOA và OAT thực hiện chuyển phôi tươi và phôi trữ về các tỉ lệ β-hCG, tỉ lệ thai sinh hoá, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ sinh sống và tỉ lệ sẩy thai (P>0,05).
Bàn luận
Ngày nay, kỹ thuật ICSI đã trở nên phổ biến trong điều trị vô sinh hiếm muộn cho những cặp đôi vô sinh do yếu tố nam giới. Bên cạnh việc hỗ trợ cho những nam giới có ít tinh trùng trong tinh dịch thì kỹ thuật ICSI còn mang đến cơ hội cho những nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch có thể có con của chính họ. Khả năng sinh tinh bị suy giảm sẽ làm giảm số lượng tinh trùng cũng như gia tăng nguy cơ ảnh hưởng của bất thường hình dạng tinh trùng đến khả năng thụ tinh với noãn, sự phát triển và làm tổ của phôi, cũng như làm tăng nguy cơ bất thường di truyền cho thế hệ tiếp theo. Vài nhóm tác giả báo cáo rằng tình trạng phân mảnh DNA tinh trùng ở những nam giới OAT và NOA cao hơn đáng kể so với nhóm chứng. Phân mảnh DNA tinh trùng cao được báo cáo có ảnh hưởng đến sự thụ tinh, từ đó làm giảm tỉ lệ thai. Ảnh hưởng của tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn và từ mẫu tinh dịch xuất tinh lên kết quả ICSI cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Một số báo cáo cho rằng tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ làm tổ sau FET không có sự khác biệt ở các chu kỳ ICSI sử dụng tinh trùng thu nhận từ mào tinh/ tinh hoàn so với từ mẫu tinh dịch sau xuất tinh. Trong một số nghiên cứu khác, kết quả cho thấy tỉ lệ thụ tinh thấp hơn ở nhóm tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn nhưng không có sự khác biệt về chất lượng phôi và tỉ lệ làm tổ so với nhóm sử dụng tinh trùng sau xuất tinh. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm NOA và OAT về tỉ lệ β-hCG, tỉ lệ thai sinh hoá, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ sinh sống và tỉ lệ sẩy thai trong chu kỳ chuyển phôi tươi so với chuyển phôi trữ.
Nguồn: Bulat Aytek Sik và cộng sự, 2021. Pregnancy results after intracytoplasmic sperm injection-embryo transfer in patients with infertility due to non-obstructıve azoospermia and oligoasthenoteratozoospermia. Afr J Reprod Health. 10.29063/ajrh2021/v25i1.14
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chuẩn bị tinh trùng bằng kỹ thuật Microfluidic so với phương pháp ly tâm thang nồng độ ở bệnh nhân nam có tinh trùng di động kém, hình dạng bất thường - Ngày đăng: 06-04-2022
Lịch sử chi tiết 30 năm của cuộc cách mạng sinh thiết phôi: hiện tại và tương lai (Phần 2) - Ngày đăng: 06-04-2022
Lịch sử chi tiết 30 năm của cuộc cách mạng sinh thiết phôi: quá khứ (Phần 1) - Ngày đăng: 06-04-2022
Tiên lượng khả năng phát triển thành phôi nang từ phôi ngày 3 bằng cách sử dụng thuật toán học máy - Ngày đăng: 05-04-2022
So sánh lợi ích và nguy cơ giữa chuyển đơn phôi so với chuyển hai phôi: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 05-04-2022
Thời gian tiếp xúc kéo dài với polyvinylpyrrolidone làm ảnh hưởng đến các đặc tính sinh học của tinh trùng - Ngày đăng: 05-04-2022
Nuôi trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (IVM) và cấy ghép mô buồng trứng được bảo quản lạnh: hiểu biết về tuổi thọ của buồng trứng - Ngày đăng: 01-04-2022
Tác động của tuổi mẹ lên trọng lượng trẻ sơ sinh trong chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 01-04-2022
Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin D đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm : Một nghiên cứu phân tích tổng hợp tuần tự 5 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 01-04-2022
Mối tương quan của việc tiêm chủng vaccine BNT162b2 ngừa COVID-19 trong thai kỳ đối với kết quả sơ sinh - Ngày đăng: 01-04-2022
Sự lão hóa sinh sản ở nữ và tiềm năng điều trị bằng liệu pháp senotherapy - Ngày đăng: 01-04-2022
Vaccine BNT162b2 mRNA ngừa COVID-19 không làm ảnh hưởng đến các thông số tinh dịch đồ - Ngày đăng: 26-03-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK