Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 01-04-2022 6:12pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Trần Thị Thuỳ An
 
Năm 1994, Gosden và cộng sự đã báo cáo về việc cấy ghép mô buồng trứng bảo quản lạnh thành công ở cừu. Năm 2005, trường hợp cấy ghép thành công đầu tiên ở người được báo cáo. Người phụ nữ mang thai tự nhiên và sinh con khoẻ mạnh.
 
Việc bảo tồn khả năng sinh sản cho những bệnh nhân ung thư được quan tâm nhiều hơn. Hiện nay, đã có vài trăm trẻ sơ sinh được sinh ra từ cấy ghép mô buồng trứng và chưa có báo cáo về việc lây truyền ung thư.
Báo cáo này, cập nhật các kết quả nghiên cứu của tác giả tại Mỹ và những kiến thức từ thực hiện kỹ thuật IVM. Mục tiêu của báo cáo bao gồm:
  • Kết quả của quá trình đông lạnh mô buồng trứng bằng phương pháp thuỷ tinh hoá và đông lạnh chậm.
  • Sự ra đời của 6 em bé sơ sinh khoẻ mạnh từ 3 người mẹ mắc ung thư máu.
  • Kết hợp kỹ thuật IVM trong trữ mô buồng trứng
  • Tỷ lệ thành công từ một trung tâm sử dụng kỹ thuật tương tự
 
Phương pháp nghiên cứu
Trong thời gian 1997 - 2020 (24 năm), quần thể nghiên cứu gồm 119 bệnh nhân nữ, từ 2-35 tuổi, có trữ mô buồng trứng, đông lạnh noãn sau khi trải qua IVM.
 
Trong số 119 người, 85 người bị ung thư, 8 người suy buồng trứng sớm, 13 người trữ vì lý do xã hội và 13 người mắc các bệnh khác như hội chứng Turner, đa xơ cứng, lạc nội mạc tử cung, thiếu máu bất sản, không có buồng trứng bẩm sinh, u quái buồng trứng.
 
Sau hậu phẫu, tất cả phụ nữ được theo dõi hormone hàng tháng và ghi nhận chu kỳ kinh nguyệt. Sau 22 năm, 17 bệnh nhân quay lại, cấy ghép lại mô buồng trứng của mình.
 
Kết quả
Sau 5 tháng kể từ khi cấy ghép, tất cả buồng trứng của bệnh nhân đều thực hiện được chức năng của chúng. Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện trở lại. Nồng độ FSH bình thường. Nồng độ AMH tăng lên nồng độ cao, sau đó giảm xuống mức rất thấp sau 4-8 tháng. Mô buồng trứng hoạt động từ 2 đến 8 năm sau khi cấy ghép.
 
Trong số 17 người, có 13 người (76%) mang thai khi giao hợp ít nhất 1 lần. Tất cả phụ nữ đều mang thai tự nhiên, không qua các biện pháp hỗ trợ TTTON. Tổng cộng có 22 ca mang thai, trong đó có 3 ca sẩy thai trước 3 tháng (14%).
 
Cả ba phụ nữ ung thư máu đều còn chức năng buồng trứng. Buồng trứng được đông lạnh ngay sau khi bệnh nhân thuyên giảm sau lần điều trị đầu tiên, trước khi cấy ghép tủy xương, các tế bào ung thư sót lại âm tính. Có 19 em bé sinh sống khoẻ mạnh ra đời. Trong đó, có 6 bé được sinh ra từ 3 người mẹ bị ung thư máu.
 
Sự trưởng thành từ GV lên noãn MII từ 24-48h sau khi nuôi cấy trong môi trường chứa hCG. Tỷ lệ trưởng thành noãn MII dao động từ 19% đến 56% (trung bình là 35%). Có nhiều loại môi trường và các nồng độ khác nhau được sử dụng để thử nghiệm. Điều ngạc nhiên là, sự thành công IVM không liên quan đến môi trường nuôi cấy hay nồng độ gonadotrophine trong môi trường. Sự thành công IVM liên quan đến sự tồn tại của các cụm cumulus xung quanh từng noãn GV. Noãn GV đã hoàn thành quá trình giảm phân trong in vivo chỉ với 8 gen chủ yếu (core genes). 8 gen chủ yếu này có thể chiêu mộ các tế bào gốc hay IPS (induced pluripotent stem cell) tạo ra noãn MII. Vì vậy, chỉ cần 1-2 ngày tiếp xúc với LH hoặc hCG, các noãn GV hoàn toàn có thể phát triển thành noãn MII trưởng thành.
 
Kết luận
Bảo quản lạnh mô buồng trứng là phương pháp hiệu quả để bảo tồn sinh sản kể cả ở những bệnh nhân ung thư máu (leukaemia), không cần trì hoãn việc điều trị ung thư.
 
Bên cạnh đó, có thể thu nhận được nhiều noãn trưởng thành được nuôi cấy trong môi trường đơn giản, thu nhận từ mô buồng trứng và không cần kích thích buồng trứng.
 
Kích thích buồng trứng chỉ cần thiết khi tách và thu nhận noãn khỏi buồng trứng. Có thể thực hiện bằng cách bóc tách trực tiếp các noãn trưởng thành tại thời điểm đông lạnh mô buồng trứng.
Áp lực mô vỏ buồng trứng và 8 gen cốt lõi (liên quan đến sự tuần hoàn nang noãn nguyên thuỷ) được phát hiện là yếu tố chính trong việc kiểm soát, chiêu mộ và kéo dài tuổi thọ buồng trứng ở người.
 
Nguồn: Sherman J. Silber, Sierra Goldsmith, Leilani Castleman, Kellie Hurlbut, Yuting Fan, Jeffrey Melnick, Katsuhiko Hayashi. In-vitro maturation and transplantation of cryopreserved ovary tissue: understanding ovarian longevity. https://doi.org/10.1016/j.rbmo.2021.11.015.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK