Tin tức
on Tuesday 05-04-2022 8:08am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Trần Hà Lan Thanh -IVFMD Phú Nhuận
Chiến lược chuyển đơn phôi (single embryo transfer - SET) đã được khuyến nghị đầu tiên vào năm 2004 bởi Hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kỳ (ASRM) và Hiệp hội kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (SART) cho nhóm bệnh nhân tiên lượng tốt nhằm giảm tỉ lệ đa thai trong chu kỳ chuyển phôi tươi. Sau đó, SET đã được quan tâm nghiên cứu đánh giá hiệu quả nhiều. Tuy nhiên, hiện những bằng chứng đề cập đến sự đánh đổi giữa lợi ích và rủi ro của SET so với chuyển hai phôi (double embryo transfer - DET) trong thụ tinh ống nghiệm vẫn là không đủ, đặc biệt là đối với ở những phụ nữ lớn tuổi hoặc nhóm có chất lượng phôi cụ thể.
Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp đăng vào đầu năm 2022 trên tạp chí Reproductive Biology and Endocrinology đã đánh giá lợi ích và nguy cơ của SET so với DET. Phân tích gộp này được thực hiện trên 85 nghiên cứu, trong đó có 14 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và 71 nghiên cứu quan sát. Kết quả chính là tỷ lệ trẻ sinh sống (live birth rate – LBR) và tỷ lệ đa thai (multiple pregnancy rate – MPR). Phân tích này dựa vào mô hình tác động ngẫu nhiên để tính tỷ số chênh (OR) với khoảng tin cậy (CI) 95% các kết quả thai kỳ, sản khoa và sơ sinh.
Kết quả:
Tóm lại, ở những phụ nữ < 40 tuổi hoặc nếu có sẵn phôi chất lượng tốt, thì SET nên được đưa vào thực hành lâm sàng. Còn trong trường hợp không có phôi chất lượng tốt thì DET có thể được ưu tiên hơn. Tuy nhiên, đối với phụ nữ ≥40 tuổi, bằng chứng hiện tại không đủ để khuyến nghị số phôi chuyển phù hợp. Vẫn cần các nghiên cứu phân tích đánh giá thêm về lợi ích và rủi ro của SET khi so với DET ở các trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Nguồn: Comparisons of benefits and risks of single embryo transfer versus double embryo transfer: a systematic review and meta-analysis, Reproductive Biology and Endocrinology, 2022, https://doi.org/10.1186/s12958-022-00899-1
Chiến lược chuyển đơn phôi (single embryo transfer - SET) đã được khuyến nghị đầu tiên vào năm 2004 bởi Hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kỳ (ASRM) và Hiệp hội kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (SART) cho nhóm bệnh nhân tiên lượng tốt nhằm giảm tỉ lệ đa thai trong chu kỳ chuyển phôi tươi. Sau đó, SET đã được quan tâm nghiên cứu đánh giá hiệu quả nhiều. Tuy nhiên, hiện những bằng chứng đề cập đến sự đánh đổi giữa lợi ích và rủi ro của SET so với chuyển hai phôi (double embryo transfer - DET) trong thụ tinh ống nghiệm vẫn là không đủ, đặc biệt là đối với ở những phụ nữ lớn tuổi hoặc nhóm có chất lượng phôi cụ thể.
Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp đăng vào đầu năm 2022 trên tạp chí Reproductive Biology and Endocrinology đã đánh giá lợi ích và nguy cơ của SET so với DET. Phân tích gộp này được thực hiện trên 85 nghiên cứu, trong đó có 14 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và 71 nghiên cứu quan sát. Kết quả chính là tỷ lệ trẻ sinh sống (live birth rate – LBR) và tỷ lệ đa thai (multiple pregnancy rate – MPR). Phân tích này dựa vào mô hình tác động ngẫu nhiên để tính tỷ số chênh (OR) với khoảng tin cậy (CI) 95% các kết quả thai kỳ, sản khoa và sơ sinh.
Kết quả:
- SET giảm tỷ lệ trẻ sinh sống (OR = 0,78, KTC 95%, 0,71–0,85, P <0,001, n = 62 nghiên cứu) và giảm tỷ lệ đa thai đáng kể (OR = 0,05, KTC 95%, 0,04–0,06, P < 0,001, n = 45) khi so với DET.
- Trong các phân tích về phân nhóm tuổi, ở nhóm bệnh nhân ≥40 tuổi thì LBR (OR = 0,87, KTC 95%, 0,54–1,40, P = 0,565, n = 4) và MPR (OR = 0,34, KTC 95%, 0,06–2,03, P = 0,236, n = 3) không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm SET và nhóm DET.
- Trong phân nhóm chất lượng phôi, không có sự khác biệt đáng kể về LBR đối với nhóm chuyển một phôi tốt so với hai phôi có chất lượng tốt + xấu (OR=0,99, KTC 95%, 0,77–1,27, P = 0,915, n = 8). Ngoài ra, không có sự khác biệt về MPR ở nhóm chuyển một phôi chất lượng xấu so với nhóm chuyển hai phôi chất lượng xấu (OR=0,23; KTC 95%, 0,04–1,49, P = 0,123, n = 6).
- Hơn nữa, những thai phụ ở nhóm SET có liên quan đến nguy cơ kết cục xấu về sản khoa và sơ sinh thấp hơn so với những thai phụ sau DET, bao gồm mổ lấy thai (OR=0,64, KTC 95%, 0,43-0,94, P= 0,024), băng huyết trước sinh (OR=0,35, KTC 95%, 0,15-0,82, P=0,016), sinh non (OR=0,25, KTC 95%, 0,21-0,30; P <0,001), nhẹ cân (OR=0,20, KTC 95%, 0,16-0,25, P<0,001), điểm số Apgar1 <7 (OR=0,12, KTC 95%, 0,02-0,93, P=0,042) hoặc cần chăm sóc đặc biệt sơ sinh (OR=0,30, KTC 95%, 0,14-0,66, P=0,003).
Tóm lại, ở những phụ nữ < 40 tuổi hoặc nếu có sẵn phôi chất lượng tốt, thì SET nên được đưa vào thực hành lâm sàng. Còn trong trường hợp không có phôi chất lượng tốt thì DET có thể được ưu tiên hơn. Tuy nhiên, đối với phụ nữ ≥40 tuổi, bằng chứng hiện tại không đủ để khuyến nghị số phôi chuyển phù hợp. Vẫn cần các nghiên cứu phân tích đánh giá thêm về lợi ích và rủi ro của SET khi so với DET ở các trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Nguồn: Comparisons of benefits and risks of single embryo transfer versus double embryo transfer: a systematic review and meta-analysis, Reproductive Biology and Endocrinology, 2022, https://doi.org/10.1186/s12958-022-00899-1
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thời gian tiếp xúc kéo dài với polyvinylpyrrolidone làm ảnh hưởng đến các đặc tính sinh học của tinh trùng - Ngày đăng: 05-04-2022
Nuôi trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (IVM) và cấy ghép mô buồng trứng được bảo quản lạnh: hiểu biết về tuổi thọ của buồng trứng - Ngày đăng: 01-04-2022
Tác động của tuổi mẹ lên trọng lượng trẻ sơ sinh trong chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 01-04-2022
Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin D đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm : Một nghiên cứu phân tích tổng hợp tuần tự 5 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 01-04-2022
Mối tương quan của việc tiêm chủng vaccine BNT162b2 ngừa COVID-19 trong thai kỳ đối với kết quả sơ sinh - Ngày đăng: 01-04-2022
Sự lão hóa sinh sản ở nữ và tiềm năng điều trị bằng liệu pháp senotherapy - Ngày đăng: 01-04-2022
Vaccine BNT162b2 mRNA ngừa COVID-19 không làm ảnh hưởng đến các thông số tinh dịch đồ - Ngày đăng: 26-03-2022
Mức độ tương đồng giữa các bất thường nhiễm sắc thể giữa các phần khác nhau của phôi và giá trị của việc sinh thiết lại ở phôi mang bất thường dạng lệch bội cánh nhiễm sắc thể - Ngày đăng: 26-03-2022
Mối tương quan giữa chỉ số khối cơ thể mẹ với sự tăng tỷ lệ lệch bội do dòng mẹ ở phôi nang - Ngày đăng: 25-03-2022
Vai trò các chỉ số máu trong dự đoán kết quả bảo tồn sinh sản ở bệnh nhân ung thư vú - Ngày đăng: 24-03-2022
Căng thẳng tâm lý và sự thay đổi đặc điểm kinh nguyệt trong đại dịch COVID-19 - Ngày đăng: 24-03-2022
Điều trị và ngăn ngừa sự xuất hiện viêm âm đạo do vi khuẩn - Ngày đăng: 24-03-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Chiều thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025 và Chủ ...
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK