Tin tức
on Wednesday 06-04-2022 4:57pm
Danh mục: Tin quốc tế
Ths. Lê Thị Bích Phượng- IVFMD Phú Nhuận
Cho đến thời điểm hiện tại, thông tin về tác động của tuổi mẹ và hình thái phôi nguyên bội lên tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ trẻ sinh sống vẫn còn hạn chế. Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tỉ lệ thai thấp đáng kể sau khi chuyển phôi nguyên bội chất lượng kém cho thấy phôi hình thái kém có thể chịu tác động tiêu cực từ quá trình sinh thiết nhiều hơn so với phôi có hình thái tốt. Việc đánh giá tác động của tuổi mẹ và hình thái phôi nguyên bội lên kết quả thai của bệnh nhân sẽ giúp bác sĩ có thêm chứng để tối ưu hoá phác đồ điều trị mà đặc biệt là chuẩn bị nội mạc tử cung cho từng bệnh nhân. Vài nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phôi nang nguyên bội khác nhau theo tuổi mẹ, hình thái và độ nở rộng của phôi. Theo dữ liệu tại trung tâm của nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này thì tỉ lệ phôi nguyên bội ở nhóm 26 tuổi là 76% và giảm xuống còn 24% ở nhóm 43 tuổi. Ở nhóm bệnh nhân 36 tuổi, tổng tỉ lệ nguyên bội là 56%, tỉ lệ nguyên bội phân loại theo hình thái chiếm 68% ở những phôi có hình thái tốt, 63% ở những phôi có hình thái trung bình và 50% ở những phôi có hình thái kém. Tỉ lệ phôi nguyên bội ngày 5 và ngày 6 trên nhóm bệnh nhân 36 tuổi tương ứng là 62% và 52%. Đã có nhiều nghiên cứu thực hiện đánh giá tác động của hình thái phôi và độ nở rộng của phôi lên tỉ lệ thai sau khi chuyển phôi nang không sinh thiết nhưng các thông tin về mối tương quan giữa độ nở rộng và hình thái phôi với kết quả thai sau khi chuyển phôi nang nguyên bội vẫn còn hạn chế.
Trong nghiên cứu này, Michael S. Awadalla và cộng sự (2021) đặt ra câu hỏi nghiên cứu là liệu rằng tuổi mẹ và hình thái phôi có tác động đến tỉ lệ làm tổ của phôi nguyên bội hay không? Để trả lời cho câu hỏi trên, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu hồi cứu từ tháng 01/ 2017 đến tháng 08/ 2020 trên 208 phôi của 165 bệnh nhân. Tiêu chuẩn loại của nghiên cứu bao gồm những bệnh nhân thực hiện chuyển phôi trước thời gian nghiên cứu, phôi ngày 7, phôi từ chu kỳ đông lạnh noãn, phôi chất lượng cực kỳ kém, phôi vận chuyển từ trung tâm khác và phôi sinh thiết lại. Phôi nang được sinh thiết thu nhận từ 6-8 tế bào TE để phân tích di truyền bằng kỹ thuật NGS.
Độ tuổi trung bình của nữ giới tham gia nghiên cứu là 36,5 tuổi với BMI trung bình là 25 kg/m2. Kết quả chính của nghiên cứu là tỉ lệ sinh sống cộng dồn từ 208 phôi trong tổng số 229 phôi của 165 bệnh nhân. Sau chuyển phôi có 130 thai kỳ đơn thai và 11 thai kỳ song thai. Trong số 229 phôi được chuyển có tổng cộng 152 tim thai với tỉ lệ làm tổ là 66,4%. Phôi ngày 5 chất lượng tốt cho tỉ lệ cao hơn đáng kể so với phôi ngày 5 chất lượng trung bình, kém và phôi ngày 6. Tỉ lệ làm tổ phù hợp nhất ở những bệnh nhân 36 tuổi là 86% cho phôi tốt ngày 5, 64% với phôi chất lượng trung bình, 63% với phôi chất lượng kém và 51% với phôi ngày 6. Khi kiểm soát lại tuổi phôi và hình thái phôi, nhóm nghiên cứu thấy rằng tỉ lệ làm tổ cao hơn ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi so với nhóm lớn tuổi. Tỉ lệ làm tổ ở nhóm bệnh nhân 33 tuổi so với nhóm 39 tuổi là 86% với 80% khi chuyển phôi ngày 5 chất lượng tốt, 71% với 62% khi chuyển phôi ngày 5 chất lượng trung bình và 59% với 55% khi chuyển phôi ngày 5 chất lượng kém và 81% với 46% khi chuyển phôi ngày 6. Trong 151 phôi nang nguyên bội được chuyển đơn phôi cho bệnh nhân từ 32 đến 40 tuổi, tỉ lệ làm tổ trung bình là 67%, trong đó tỉ lệ làm tổ của phôi tốt ngày 5 là 81%, phôi chất lượng trung bình ngày 5 có tỉ lệ làm tổ là 64%, phôi chất lượng kém ngày 5 có tỉ lệ làm tổ là 67% và tỉ lệ làm tổ khi chuyển phôi ngày 6 là 58%. Tỉ lệ làm tổ khi chuyển phôi ngày 5 chất lượng tốt cao hơn đáng kể so với chuyển phôi ngày 6 (81% so với 58%, P = 0,04).
Tổng cộng có 125 trẻ sinh ra từ 203 phôi chuyển với tỉ lệ sinh sống là 61,6%. Trong đó, tỉ lệ sinh sống khi chuyển phôi ngày 5 chất lượng tốt là 84%, phôi chất lượng trung bình có tỉ lệ sinh sống là 54%, phôi chất lượng kém có tỉ lệ sinh sống là 67% và tỉ lệ sinh sống khi chuyển phôi ngày 6 là 47%. Tương tự, tỉ lệ sinh sống cao hơn đáng kể ở nhóm phôi ngày 5 chất lượng tốt so với phôi ngày 5 chất lượng trung bình (84% so với 54%, P = 0,005) và phôi ngày 6 (84% so với 47%, P = 0,003).
Kết quả nghiên cứu cho thấy hình thái phôi, tuổi phôi khi sinh thiết và tuổi mẹ là những yếu tố có liên quan đến tỉ lệ làm tổ khi chuyển phôi nguyên bội. Điều thú vị là hình thái phôi nang có tác động đến tỉ lệ làm tổ cao hơn tác động tuổi mẹ khi chuyển phôi ngày 5 nguyên bội. Theo nghiên cứu, tỉ lệ làm tổ cao hơn đáng kể khi chuyển phôi ngày 5 nguyên bội chất lượng tốt so với phôi ngày 5 nguyên bội chất lượng trung bình, kém và phôi ngày 6. Khi kiểm soát yếu tố nguyên bội và độ tuổi của nữ giới thì hình thái phôi là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tỉ lệ làm tổ của bệnh nhân. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy phôi từ bệnh nhân trẻ tuổi có tỉ lệ làm tổ cao hơn bệnh nhân lớn tuổi. Phôi nguyên bội ngày 5 chất lượng tốt có tỉ lệ làm tổ từ 80- 90% trên mọi độ tuổi. Ngay cả phôi ngày 5 chất lượng trung bình/ kém và phôi ngày 6 cũng có tỉ lệ làm tổ xấp xỉ hoặc cao hơn 50%. Dữ liệu nghiên cứu gợi ý rằng chuyển phôi nang nguyên bội cho tỉ lệ làm tổ dao động trong khoảng 60- 65% và tỉ lệ sinh sống gần 50- 60% trên một lần chuyển phôi. Tuy nhiên tỉ lệ trên có thể thay đổi theo tuổi mẹ, chất lượng phôi và tuổi phôi ngày sinh thiết. Mặc dù nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế về tính mới và cỡ mẫu nhưng nghiên cứu đã giúp cung cấp thêm chứng cứ y văn trong thực hành chuyển đơn phôi nguyên bội cho bệnh nhân.
Nguồn: Michael S. Awadalla và cộng sự, 2021. Effect of age and morphology on sustained implantation rate after euploid blastocyst transfer. RBMO. 10.1016/j. rbmo.2021.06.008 1472-6483
Cho đến thời điểm hiện tại, thông tin về tác động của tuổi mẹ và hình thái phôi nguyên bội lên tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ trẻ sinh sống vẫn còn hạn chế. Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tỉ lệ thai thấp đáng kể sau khi chuyển phôi nguyên bội chất lượng kém cho thấy phôi hình thái kém có thể chịu tác động tiêu cực từ quá trình sinh thiết nhiều hơn so với phôi có hình thái tốt. Việc đánh giá tác động của tuổi mẹ và hình thái phôi nguyên bội lên kết quả thai của bệnh nhân sẽ giúp bác sĩ có thêm chứng để tối ưu hoá phác đồ điều trị mà đặc biệt là chuẩn bị nội mạc tử cung cho từng bệnh nhân. Vài nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phôi nang nguyên bội khác nhau theo tuổi mẹ, hình thái và độ nở rộng của phôi. Theo dữ liệu tại trung tâm của nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này thì tỉ lệ phôi nguyên bội ở nhóm 26 tuổi là 76% và giảm xuống còn 24% ở nhóm 43 tuổi. Ở nhóm bệnh nhân 36 tuổi, tổng tỉ lệ nguyên bội là 56%, tỉ lệ nguyên bội phân loại theo hình thái chiếm 68% ở những phôi có hình thái tốt, 63% ở những phôi có hình thái trung bình và 50% ở những phôi có hình thái kém. Tỉ lệ phôi nguyên bội ngày 5 và ngày 6 trên nhóm bệnh nhân 36 tuổi tương ứng là 62% và 52%. Đã có nhiều nghiên cứu thực hiện đánh giá tác động của hình thái phôi và độ nở rộng của phôi lên tỉ lệ thai sau khi chuyển phôi nang không sinh thiết nhưng các thông tin về mối tương quan giữa độ nở rộng và hình thái phôi với kết quả thai sau khi chuyển phôi nang nguyên bội vẫn còn hạn chế.
Trong nghiên cứu này, Michael S. Awadalla và cộng sự (2021) đặt ra câu hỏi nghiên cứu là liệu rằng tuổi mẹ và hình thái phôi có tác động đến tỉ lệ làm tổ của phôi nguyên bội hay không? Để trả lời cho câu hỏi trên, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu hồi cứu từ tháng 01/ 2017 đến tháng 08/ 2020 trên 208 phôi của 165 bệnh nhân. Tiêu chuẩn loại của nghiên cứu bao gồm những bệnh nhân thực hiện chuyển phôi trước thời gian nghiên cứu, phôi ngày 7, phôi từ chu kỳ đông lạnh noãn, phôi chất lượng cực kỳ kém, phôi vận chuyển từ trung tâm khác và phôi sinh thiết lại. Phôi nang được sinh thiết thu nhận từ 6-8 tế bào TE để phân tích di truyền bằng kỹ thuật NGS.
Độ tuổi trung bình của nữ giới tham gia nghiên cứu là 36,5 tuổi với BMI trung bình là 25 kg/m2. Kết quả chính của nghiên cứu là tỉ lệ sinh sống cộng dồn từ 208 phôi trong tổng số 229 phôi của 165 bệnh nhân. Sau chuyển phôi có 130 thai kỳ đơn thai và 11 thai kỳ song thai. Trong số 229 phôi được chuyển có tổng cộng 152 tim thai với tỉ lệ làm tổ là 66,4%. Phôi ngày 5 chất lượng tốt cho tỉ lệ cao hơn đáng kể so với phôi ngày 5 chất lượng trung bình, kém và phôi ngày 6. Tỉ lệ làm tổ phù hợp nhất ở những bệnh nhân 36 tuổi là 86% cho phôi tốt ngày 5, 64% với phôi chất lượng trung bình, 63% với phôi chất lượng kém và 51% với phôi ngày 6. Khi kiểm soát lại tuổi phôi và hình thái phôi, nhóm nghiên cứu thấy rằng tỉ lệ làm tổ cao hơn ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi so với nhóm lớn tuổi. Tỉ lệ làm tổ ở nhóm bệnh nhân 33 tuổi so với nhóm 39 tuổi là 86% với 80% khi chuyển phôi ngày 5 chất lượng tốt, 71% với 62% khi chuyển phôi ngày 5 chất lượng trung bình và 59% với 55% khi chuyển phôi ngày 5 chất lượng kém và 81% với 46% khi chuyển phôi ngày 6. Trong 151 phôi nang nguyên bội được chuyển đơn phôi cho bệnh nhân từ 32 đến 40 tuổi, tỉ lệ làm tổ trung bình là 67%, trong đó tỉ lệ làm tổ của phôi tốt ngày 5 là 81%, phôi chất lượng trung bình ngày 5 có tỉ lệ làm tổ là 64%, phôi chất lượng kém ngày 5 có tỉ lệ làm tổ là 67% và tỉ lệ làm tổ khi chuyển phôi ngày 6 là 58%. Tỉ lệ làm tổ khi chuyển phôi ngày 5 chất lượng tốt cao hơn đáng kể so với chuyển phôi ngày 6 (81% so với 58%, P = 0,04).
Tổng cộng có 125 trẻ sinh ra từ 203 phôi chuyển với tỉ lệ sinh sống là 61,6%. Trong đó, tỉ lệ sinh sống khi chuyển phôi ngày 5 chất lượng tốt là 84%, phôi chất lượng trung bình có tỉ lệ sinh sống là 54%, phôi chất lượng kém có tỉ lệ sinh sống là 67% và tỉ lệ sinh sống khi chuyển phôi ngày 6 là 47%. Tương tự, tỉ lệ sinh sống cao hơn đáng kể ở nhóm phôi ngày 5 chất lượng tốt so với phôi ngày 5 chất lượng trung bình (84% so với 54%, P = 0,005) và phôi ngày 6 (84% so với 47%, P = 0,003).
Kết quả nghiên cứu cho thấy hình thái phôi, tuổi phôi khi sinh thiết và tuổi mẹ là những yếu tố có liên quan đến tỉ lệ làm tổ khi chuyển phôi nguyên bội. Điều thú vị là hình thái phôi nang có tác động đến tỉ lệ làm tổ cao hơn tác động tuổi mẹ khi chuyển phôi ngày 5 nguyên bội. Theo nghiên cứu, tỉ lệ làm tổ cao hơn đáng kể khi chuyển phôi ngày 5 nguyên bội chất lượng tốt so với phôi ngày 5 nguyên bội chất lượng trung bình, kém và phôi ngày 6. Khi kiểm soát yếu tố nguyên bội và độ tuổi của nữ giới thì hình thái phôi là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tỉ lệ làm tổ của bệnh nhân. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy phôi từ bệnh nhân trẻ tuổi có tỉ lệ làm tổ cao hơn bệnh nhân lớn tuổi. Phôi nguyên bội ngày 5 chất lượng tốt có tỉ lệ làm tổ từ 80- 90% trên mọi độ tuổi. Ngay cả phôi ngày 5 chất lượng trung bình/ kém và phôi ngày 6 cũng có tỉ lệ làm tổ xấp xỉ hoặc cao hơn 50%. Dữ liệu nghiên cứu gợi ý rằng chuyển phôi nang nguyên bội cho tỉ lệ làm tổ dao động trong khoảng 60- 65% và tỉ lệ sinh sống gần 50- 60% trên một lần chuyển phôi. Tuy nhiên tỉ lệ trên có thể thay đổi theo tuổi mẹ, chất lượng phôi và tuổi phôi ngày sinh thiết. Mặc dù nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế về tính mới và cỡ mẫu nhưng nghiên cứu đã giúp cung cấp thêm chứng cứ y văn trong thực hành chuyển đơn phôi nguyên bội cho bệnh nhân.
Nguồn: Michael S. Awadalla và cộng sự, 2021. Effect of age and morphology on sustained implantation rate after euploid blastocyst transfer. RBMO. 10.1016/j. rbmo.2021.06.008 1472-6483
Từ khóa: Tác động của tuổi tác và hình thái phôi lên tỉ lệ làm tổ sau khi chuyển phôi nang nguyên bội
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của việc trữ rã và sinh thiết phôi nhiều lần lên kết quả lâm sàng và bé sơ sinh - Ngày đăng: 06-04-2022
Kết quả thai sau chuyển phôi ở những bệnh nhân vô sinh do yếu tố nam nặng - Ngày đăng: 06-04-2022
Chuẩn bị tinh trùng bằng kỹ thuật Microfluidic so với phương pháp ly tâm thang nồng độ ở bệnh nhân nam có tinh trùng di động kém, hình dạng bất thường - Ngày đăng: 06-04-2022
Lịch sử chi tiết 30 năm của cuộc cách mạng sinh thiết phôi: hiện tại và tương lai (Phần 2) - Ngày đăng: 06-04-2022
Lịch sử chi tiết 30 năm của cuộc cách mạng sinh thiết phôi: quá khứ (Phần 1) - Ngày đăng: 06-04-2022
Tiên lượng khả năng phát triển thành phôi nang từ phôi ngày 3 bằng cách sử dụng thuật toán học máy - Ngày đăng: 05-04-2022
So sánh lợi ích và nguy cơ giữa chuyển đơn phôi so với chuyển hai phôi: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 05-04-2022
Thời gian tiếp xúc kéo dài với polyvinylpyrrolidone làm ảnh hưởng đến các đặc tính sinh học của tinh trùng - Ngày đăng: 05-04-2022
Nuôi trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (IVM) và cấy ghép mô buồng trứng được bảo quản lạnh: hiểu biết về tuổi thọ của buồng trứng - Ngày đăng: 01-04-2022
Tác động của tuổi mẹ lên trọng lượng trẻ sơ sinh trong chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 01-04-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK