Tin tức
on Sunday 24-04-2022 8:49pm
Danh mục: Tin quốc tế
Ths. Trần Thị Thuỳ An
Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, phụ nữ dưới 40 tuổi chiếm 7%. Nhờ vào những tiến bộ trong phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ sống (survival rates) liên tục được cải thiện. Hóa trị có thể gây suy buồng trứng sớm và nguy cơ vô sinh, tùy thuộc vào tuổi, loại thuốc được sử dụng, liều lượng và thời gian điều trị.
Những biện pháp nhằm bảo tồn khả năng sinh sản như đông lạnh phôi hoặc tế bào noãn được sử dụng thường xuyên hơn. Nếu việc kích thích buồng trứng bị chống chỉ định, có thể bảo quản đông lạnh mô buồng trứng của trứng/phôi thu được bằng phương pháp trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (In-vitro Maturation – IVM).
Nhiều bệnh nhân bị K vú quan tâm đến việc duy trì khả năng sinh sản trong tương lai tại thời điểm chẩn đoán. Tuy nhiên, họ không nhận được thông tin tư vấn đầy đủ về rủi ro đối với khả năng sinh sản của các phương án điều trị và bảo tồn khả năng sinh sản, xảy ra ở 30% đến 70% bệnh nhân. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thảo luận về bảo tồn khả năng sinh sản.
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã phân tích một nhóm các bệnh nhân nữ bị K vú xâm lấn từ 18 đến 43 tuổi tại thời điểm chẩn đoán, được điều trị bằng hóa trị liệu tại Institut Curie (Pháp) từ ngày 1/1/2011 đến ngày 30/9/2017.
Trong nghiên cứu, 37 tuổi là ngưỡng cut-off vì các dữ liệu cho thấy 37 tuổi có tương quan với sự biến mất nhanh chóng các nang noãn ở tuổi trung niên.
Tiêu chuẩn loại trừ là một bệnh ung thư khác xảy ra trước K vú, di căn khi được chẩn đoán hoặc trong vòng sáu tháng sau khi được chẩn đoán, ung thư vú hai bên, từ chối điều trị, cắt tử cung, triệt sản hoặc cắt buồng trứng hai bên được thực hiện trước khi chẩn đoán, bệnh nhân từ chối sử dụng dữ liệu của họ.
Dữ liệu được thu thập bao gồm tuổi, BMI lúc chẩn đoán, ngày tư vấn đầu tiên tại Institut Curie, ngày sinh thiết đầu tiên cho thấy các đặc điểm mô học ác tính, ngày hóa trị đầu tiên, ngày phẫu thuật và tình trạng gen K vú (BRCA).
Các đặc điểm khối u: kích thước, nốt, các đặc điểm hóa mô miễn dịch: thụ thể estrogen (ER), thụ thể progesterone (PR), trạng thái HER2, Ki67 và mô học.
Dựa trên các đại diện hóa mô miễn dịch, các phân nhóm bệnh lý K vú được xác định như sau:
-Thụ thể estrogen (ER) hoặc thụ thể progesterone (PR) (+), nếu ít nhất 10% tế bào khối u biểu hiện thụ thể estrogen hoặc progesterone.
-Biểu hiện HER2 được đánh giá bằng phương pháp hoá mô miễn dịch, theo hướng dẫn ASCO/CAP
Các khối u có điểm 3+: dương tính; 1+/0: âm tính; >2: xét nghiệm thêm FISH
-Khối u âm tính với thụ thể estrogen, progesteron và HER2 coi là bộ ba âm tính (TNBC)
Phương pháp điều trị được quyết định sau các cuộc họp hội chẩn xem xét các đặc điểm của bệnh nhân và các yếu tố tiên lượng. Đối với những bệnh nhân hóa trị, phẫu thuật được thực hiện từ 4-6 tuần sau khi kết thúc hóa trị. Trastuzumab được sử dụng là chất bổ trợ cho bệnh ung thư vú dương tính với HER2. Liệu pháp nội tiết (tamoxifen, chất ức chế aromatase và/hoặc chất chủ vận GnRH) được chỉ định khi cần.
Thảo luận về việc bảo tồn khả năng sinh sản là cung cấp thông tin về quy trình bảo tồn khả năng sinh sản trước khi hóa trị như một biến nhị phân (thảo luận/không thảo luận). Nghiên cứu thu thập các thông tin sau: lựa chọn cuối cùng của bệnh nhân hoặc bác sĩ liên quan đến thủ tục bảo tồn khả năng sinh sản, được ghi lại dưới dạng biến nhị phân (có/không) và phương pháp được sử dụng (đông lạnh noãn hoặc phôi sau IVM hoặc sau khi kích thích buồng trứng).
Để so sánh các biến liên tục giữa các nhóm, kiểm định Wilcoxon-Mann-Whitney cho các nhóm ít hơn 30 bệnh nhân và cho các biến có phân phối đa phương thức, và kiểm định t-Student được thực hiện theo cách khác. Mối liên hệ giữa các biến phân loại được đánh giá trong các thử nghiệm chi bình phương, hoặc bằng thử nghiệm chính xác của Fisher nếu ít nhất một danh mục bao gồm ít hơn ba bệnh nhân. Mối liên hệ giữa việc thảo luận bảo tồn khả năng sinh sản và các đặc điểm của bệnh nhân/khối u và các bác sĩ chăm sóc sức khỏe đã được điều tra bằng phân tích hồi quy logistic.
Kết quả
Tuổi trung bình của 1357 bệnh nhân trong đoàn hệ nghiên cứu là 38,7 tuổi và kích thước khối u trung bình là 30,3 mm.
Sự phân bố của các phân nhóm K vú như sau: 702 âm tính (58%), 241 bộ ba âm tính (TNBCs) (20%), 193 HER2 +/HR + (16%) và 81 HER2 +/HR - (6 %).
Tất cả bệnh nhân được hóa trị trước phẫu thuật (n = 611, 45%) và sau phẫu thuật (n = 744, 55%).
Bảo tồn khả năng sinh sản được thảo luận với 447 bệnh nhân (33%), 259 bệnh nhân (58%) có quy trình bảo tồn khả năng sinh sản.
Các yếu tố liên quan đến thảo luận về bảo tồn sinh sản:
Thảo luận về bảo tồn sinh sản được nhắc đến nhiều nhất trong lần tư vấn đầu tiên trước khi hoá trị (lần đầu: 336, lần thứ hai: 92, lần thứ ba: 19)
Chuyên môn của bác sĩ liên quan đáng kể đến thảo luận về bảo tồn sinh sản (bác sĩ phẫu thuật: 22%, bác sĩ ung thư: 14%, bác sĩ xạ trị: 10%)
Tuổi và giới tính cũng liên quan đáng kể đến thảo luận về bảo tồn sinh sản (bác sĩ trung cấp 21%, bác sĩ nữ 21% so với bác sĩ nam 15%)
Trung tâm điều trị không liên quan đáng kể đến số cuộc thảo luận về bảo tồn sinh sản.
Sau khi phân tích đa biến, thảo luận về bảo tồn khả năng sinh sản có liên quan đáng kể với tuổi bệnh nhân trẻ hơn và số lượng con đã có trước khi được chẩn đoán K vú, giới tính của bác sĩ và chuyên môn của bác sĩ.
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ thảo luận về bảo tồn khả năng sinh sản thấp do bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm của bệnh nhân và bác sĩ. Do đó, cần cải thiện việc thúc đẩy và hệ thống hóa các cuộc thảo luận về bảo tồn khả năng sinh sản. Trong nghiên cứu này, không có yếu tố nào liên quan đến bệnh K vú (giai đoạn T lâm sàng, tình trạng hạch bạch huyết, mức SBR, loại K vú phụ, loại mô học) được tìm thấy có liên quan đáng kể đến khả năng thảo luận về bảo tồn khả năng sinh sản.
Nguồn: Alice Hours, Aullene Toussaint, Victoire De Castelbajac, Camille Sautter, Julie Borghese, Sophie Frank, Florence Coussy, Enora Laas1, Beatriz Grandal and et al. Factors Associated With the Discussion of Fertility Preservation in a Cohort of 1,357 Young Breast Cancer Patients Receiving Chemotherapy. Front. Oncol., 28 September 2021.
Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, phụ nữ dưới 40 tuổi chiếm 7%. Nhờ vào những tiến bộ trong phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ sống (survival rates) liên tục được cải thiện. Hóa trị có thể gây suy buồng trứng sớm và nguy cơ vô sinh, tùy thuộc vào tuổi, loại thuốc được sử dụng, liều lượng và thời gian điều trị.
Những biện pháp nhằm bảo tồn khả năng sinh sản như đông lạnh phôi hoặc tế bào noãn được sử dụng thường xuyên hơn. Nếu việc kích thích buồng trứng bị chống chỉ định, có thể bảo quản đông lạnh mô buồng trứng của trứng/phôi thu được bằng phương pháp trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (In-vitro Maturation – IVM).
Nhiều bệnh nhân bị K vú quan tâm đến việc duy trì khả năng sinh sản trong tương lai tại thời điểm chẩn đoán. Tuy nhiên, họ không nhận được thông tin tư vấn đầy đủ về rủi ro đối với khả năng sinh sản của các phương án điều trị và bảo tồn khả năng sinh sản, xảy ra ở 30% đến 70% bệnh nhân. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thảo luận về bảo tồn khả năng sinh sản.
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã phân tích một nhóm các bệnh nhân nữ bị K vú xâm lấn từ 18 đến 43 tuổi tại thời điểm chẩn đoán, được điều trị bằng hóa trị liệu tại Institut Curie (Pháp) từ ngày 1/1/2011 đến ngày 30/9/2017.
Trong nghiên cứu, 37 tuổi là ngưỡng cut-off vì các dữ liệu cho thấy 37 tuổi có tương quan với sự biến mất nhanh chóng các nang noãn ở tuổi trung niên.
Tiêu chuẩn loại trừ là một bệnh ung thư khác xảy ra trước K vú, di căn khi được chẩn đoán hoặc trong vòng sáu tháng sau khi được chẩn đoán, ung thư vú hai bên, từ chối điều trị, cắt tử cung, triệt sản hoặc cắt buồng trứng hai bên được thực hiện trước khi chẩn đoán, bệnh nhân từ chối sử dụng dữ liệu của họ.
Dữ liệu được thu thập bao gồm tuổi, BMI lúc chẩn đoán, ngày tư vấn đầu tiên tại Institut Curie, ngày sinh thiết đầu tiên cho thấy các đặc điểm mô học ác tính, ngày hóa trị đầu tiên, ngày phẫu thuật và tình trạng gen K vú (BRCA).
Các đặc điểm khối u: kích thước, nốt, các đặc điểm hóa mô miễn dịch: thụ thể estrogen (ER), thụ thể progesterone (PR), trạng thái HER2, Ki67 và mô học.
Dựa trên các đại diện hóa mô miễn dịch, các phân nhóm bệnh lý K vú được xác định như sau:
-Thụ thể estrogen (ER) hoặc thụ thể progesterone (PR) (+), nếu ít nhất 10% tế bào khối u biểu hiện thụ thể estrogen hoặc progesterone.
-Biểu hiện HER2 được đánh giá bằng phương pháp hoá mô miễn dịch, theo hướng dẫn ASCO/CAP
Các khối u có điểm 3+: dương tính; 1+/0: âm tính; >2: xét nghiệm thêm FISH
-Khối u âm tính với thụ thể estrogen, progesteron và HER2 coi là bộ ba âm tính (TNBC)
Phương pháp điều trị được quyết định sau các cuộc họp hội chẩn xem xét các đặc điểm của bệnh nhân và các yếu tố tiên lượng. Đối với những bệnh nhân hóa trị, phẫu thuật được thực hiện từ 4-6 tuần sau khi kết thúc hóa trị. Trastuzumab được sử dụng là chất bổ trợ cho bệnh ung thư vú dương tính với HER2. Liệu pháp nội tiết (tamoxifen, chất ức chế aromatase và/hoặc chất chủ vận GnRH) được chỉ định khi cần.
Thảo luận về việc bảo tồn khả năng sinh sản là cung cấp thông tin về quy trình bảo tồn khả năng sinh sản trước khi hóa trị như một biến nhị phân (thảo luận/không thảo luận). Nghiên cứu thu thập các thông tin sau: lựa chọn cuối cùng của bệnh nhân hoặc bác sĩ liên quan đến thủ tục bảo tồn khả năng sinh sản, được ghi lại dưới dạng biến nhị phân (có/không) và phương pháp được sử dụng (đông lạnh noãn hoặc phôi sau IVM hoặc sau khi kích thích buồng trứng).
Để so sánh các biến liên tục giữa các nhóm, kiểm định Wilcoxon-Mann-Whitney cho các nhóm ít hơn 30 bệnh nhân và cho các biến có phân phối đa phương thức, và kiểm định t-Student được thực hiện theo cách khác. Mối liên hệ giữa các biến phân loại được đánh giá trong các thử nghiệm chi bình phương, hoặc bằng thử nghiệm chính xác của Fisher nếu ít nhất một danh mục bao gồm ít hơn ba bệnh nhân. Mối liên hệ giữa việc thảo luận bảo tồn khả năng sinh sản và các đặc điểm của bệnh nhân/khối u và các bác sĩ chăm sóc sức khỏe đã được điều tra bằng phân tích hồi quy logistic.
Kết quả
Tuổi trung bình của 1357 bệnh nhân trong đoàn hệ nghiên cứu là 38,7 tuổi và kích thước khối u trung bình là 30,3 mm.
Sự phân bố của các phân nhóm K vú như sau: 702 âm tính (58%), 241 bộ ba âm tính (TNBCs) (20%), 193 HER2 +/HR + (16%) và 81 HER2 +/HR - (6 %).
Tất cả bệnh nhân được hóa trị trước phẫu thuật (n = 611, 45%) và sau phẫu thuật (n = 744, 55%).
Bảo tồn khả năng sinh sản được thảo luận với 447 bệnh nhân (33%), 259 bệnh nhân (58%) có quy trình bảo tồn khả năng sinh sản.
Các yếu tố liên quan đến thảo luận về bảo tồn sinh sản:
- Yếu tố liên quan đến bệnh nhân
- Yếu tố liên quan đến bác sĩ và trung tâm điều trị
Thảo luận về bảo tồn sinh sản được nhắc đến nhiều nhất trong lần tư vấn đầu tiên trước khi hoá trị (lần đầu: 336, lần thứ hai: 92, lần thứ ba: 19)
Chuyên môn của bác sĩ liên quan đáng kể đến thảo luận về bảo tồn sinh sản (bác sĩ phẫu thuật: 22%, bác sĩ ung thư: 14%, bác sĩ xạ trị: 10%)
Tuổi và giới tính cũng liên quan đáng kể đến thảo luận về bảo tồn sinh sản (bác sĩ trung cấp 21%, bác sĩ nữ 21% so với bác sĩ nam 15%)
Trung tâm điều trị không liên quan đáng kể đến số cuộc thảo luận về bảo tồn sinh sản.
Sau khi phân tích đa biến, thảo luận về bảo tồn khả năng sinh sản có liên quan đáng kể với tuổi bệnh nhân trẻ hơn và số lượng con đã có trước khi được chẩn đoán K vú, giới tính của bác sĩ và chuyên môn của bác sĩ.
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ thảo luận về bảo tồn khả năng sinh sản thấp do bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm của bệnh nhân và bác sĩ. Do đó, cần cải thiện việc thúc đẩy và hệ thống hóa các cuộc thảo luận về bảo tồn khả năng sinh sản. Trong nghiên cứu này, không có yếu tố nào liên quan đến bệnh K vú (giai đoạn T lâm sàng, tình trạng hạch bạch huyết, mức SBR, loại K vú phụ, loại mô học) được tìm thấy có liên quan đáng kể đến khả năng thảo luận về bảo tồn khả năng sinh sản.
Nguồn: Alice Hours, Aullene Toussaint, Victoire De Castelbajac, Camille Sautter, Julie Borghese, Sophie Frank, Florence Coussy, Enora Laas1, Beatriz Grandal and et al. Factors Associated With the Discussion of Fertility Preservation in a Cohort of 1,357 Young Breast Cancer Patients Receiving Chemotherapy. Front. Oncol., 28 September 2021.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phân tích sự biểu hiện các gen và miRNAs liên quan đến thật bại làm tổ liên tiếp – dấu ấn sinh học không xâm lấn mới dự đoán khả năng làm tổ của phôi - Ngày đăng: 21-04-2022
Đường kính tế bào chất của noãn ≥ 130 µm có thể được dùng để xác định noãn bào kích thước lớn (Giant oocytes – GOs) - Ngày đăng: 21-04-2022
Thông tin chi tiết về đa dạng bất thường hình thái đuôi tinh trùng trong vô sinh nam: Có gì mới? - Ngày đăng: 21-04-2022
CircSTK40 – một RNA dạng vòng gây ra thất bại làm tổ liên tiếp thông qua trục HSP90/AKT/FOXO1 - Ngày đăng: 16-04-2022
Biểu hiện nội mạc tử cung của các gene liên kết tế bào ở bệnh nhân bị thất bại làm tổ nhiều lần trong chu kỳ IVF - Ngày đăng: 10-04-2022
Cơ chế phân tử của hormone sinh dục trên sự tăng sinh và phát triển của tế bào Sertoli - Ngày đăng: 10-04-2022
Đưa thêm nhiều công nghệ vào labo IVF để cải thiện kết quả hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 10-04-2022
Đo lường mức độ stress oxy hóa trong quá trình đông lạnh và rã đông tinh trùng người: Vai trò bảo vệ của Myo-Inositol đối với tinh trùng trong điều trị thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 10-04-2022
Hiệu quả của moxibustion - thảo dược đắp trên rốn đối với kết quả mang thai ở bệnh nhân IVF bị thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 10-04-2022
Định nghĩa mới về thất bại làm tổ nhiều lần dựa trên tỷ lệ phôi nang lệch bội ở các nhóm tuổi mẹ khác nhau - Ngày đăng: 10-04-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK