Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Sunday 10-04-2022 10:33pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
 
Sự biểu hiện gene bất thường ở nội mạc tử cung của những bệnh nhân trải qua thất bại làm tổ nhiều lần (recurrent implantation failure – RIF) có thể là một trong những trở ngại cho sự thành công trong IVF. Các bài báo cáo đánh giá khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung (endometrial receptivitiy – ER) được thực hiện trong chu kỳ tự nhiên (natural cycle – NC) đã chứng minh được sự tham gia của các chức năng sinh học trong điều chỉnh ER như là sự liên kết tế bào (cell adhesion), đáp ứng miễn dịch, đông máu, tương tác giữa tế bào, quá trình lành vết thương và cấu trúc chất nền ngoại bào. Vì vậy, đối với việc quản lý điều trị bệnh nhân RIF cần phải hiểu sự biểu hiện gene của các con đường sinh học trong kích thích buồng trứng có kiểm soát (controlled ovarian stimulation - COS) khi chuẩn bị chuyển phôi. Do đó, bài nghiên cứu này được thiết kế để xác định các gene cụ thể theo con đường liên quan đến việc chuẩn bị vi môi trường phân tử nội mạc tử cung, điều quan trọng trong dự đoán kết quả mang thai thành công sau COS.
 
Các tác giả của bài đã dựa trên biểu hiện gene trong bộ dữ liệu microarray đã được nghiên cứu trước đây, bao gồm hai nhóm tiền cứu là 24 trường hợp – bệnh nhân RIF có chu kỳ kinh nguyệt bình thường nhưng trải qua hơn 2 lần thất bại trong điều trị IVF với ít nhất 4 lần chuyển phôi chất lượng tốt cũng như chưa từng thụ thai trước đó và 24 người hiến tặng noãn khỏe mạnh có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn đã thụ thai tự nhiên ít nhất 2 năm trước khi tham gia nghiên cứu sẽ thuộc nhóm đối chứng. Cả hai nhóm đều thuộc đối tượng từ 25-40 tuổi và có trải qua COS. Sinh thiết nội mạc tử cung được thực hiện sau đó để kiểm tra mô học. Phương pháp định lượng được thực hiện để đánh giá sự biểu hiện gene của cartilage oligomeric matrix protein (COMP), hyaluronan-binding protein 2 (HABP2), integrin subunit alpha D (ITGAD), thrombospondin 1 (THBS1), cadherin 3 (CDH3), microfbril-associated protein 4 (MFAP4), phân tử CD300A và chuỗi collagen loại XXII alpha 1 (COL22A1).
 
Kết quả là sự khác biệt về biểu hiện gene của bệnh nhân RIF cho thấy sự giảm biểu hiện của 305 genes trong khi tăng ở 414 genes có mức phiên mã thay đổi (fold change – FC) lớn hơn 2.
  • Gene LOC284215 và gene COMP có FC tương ứng lần lượt là -27,58 và -23,82 – thể hiện sự khác biệt tối đa về biểu hiện gene. Mặt khác, gene glycoprotein 2 (GP2) biểu hiện mức FC cao nhất là 59,18.
  • Đồ ngữ nghĩa gene (gene ontology) của bộ dữ liệu giảm biểu hiện gene có FC>2 thể hiện sự liên kết tế bào là quá trình sinh học quan trọng nhất (P:3.11E-05) với số lượng gene tối đa là 12 trong khi sự tăng biểu hiện gene lại có liên quan đến quá trình sinh học của khử oxy hóa (27 genes), chức năng phân tử của liên kết ATP (38 genes) và nằm trong thành phần tích hợp của màng tế bào (114 genes).
  • Con đường tương tác với thụ thể cytokine (cytokine receptor interaction pathway) có liên quan đến biểu hiện cao nhất của 11 genes; ngược lại, sự giảm biểu hiện của 8 genes lại thuộc đầu mối bám dính (focal adhesion pathway).
  • Sự tăng biểu hiện của 41 genes được quan sát thấy ở con đường trao đổi chất (metabolic pathway).
Ngoài ra, 8 trong số 12 genes thuộc quá trình liên kết tế bào đã được liệt kê thể hiện FC>3. Bệnh nhân RIF theo COS có FC>2, cụ thể là COMP (P<0,0001; FC – 6,2), HABP2 (P<0,0051; FC – 2,3), ITGAD (P<0,0001; FC – 4,62), CDH3 (P<0,0001; FC – 2,57), MFAP4 (P<0,0051; FC – 2,17), THBS1 (P<0,0012; FC – 2,05); nhưng không có ý nghĩa thống kê đối với COL22A1 và CD300A.
 
Dữ liệu microarray trên cho thấy sự tăng biểu hiện gene chủ yếu tham gia vào quá trình khử oxy hóa và con đường trao đổi chất trong khi biểu hiện này giảm ở quá trình liên kết tế bào, đầu mối bám dính và có liên quan nhiều hơn đến các chức năng sinh học trong quá trình ER của bệnh nhân RIF. Theo mức FC của các gene cho thấy xu hướng giảm biểu hiện ở bệnh nhân RIF.
 
Tuy nhiên, nghiên cứu này không thể phân tích sự biểu hiện của các gene ở bệnh nhân RIF theo chu kỳ hormone thay thế (hormone replacement cycle – HRT) cũng như theo NC để hiểu được loại biểu hiện khác nhau của nội mạc tử cung trong chuyển phôi tươi hay phôi đông lạnh.
 
Tóm lại, sự giảm biểu hiện của COMP, HABP2, ITGAD, MFAP4, CDH3 và THBS1 cho thấy tầm quan trọng của chúng trong ER đối với bệnh nhân RIF trải qua IVF, đặc biệt là trong chu kỳ COS. Điều này cho thấy tầm quan trọng của các gene được phân tích trong cơ chế ER dưới COS, do đó mô phỏng được quá trình chuyển phôi tươi. Vì vậy, việc phân tích sâu hơn trong các nhóm thuần tập lớn hơn sẽ chứng minh mối quan hệ nghiên cứu ở bệnh nhân RIF trải qua chu kỳ IVF.
 
Nguồn: Pathare A.D.S và Hinduja I. Endometrial expression of cell adhesion genes in recurrent implantation failure patients in ongoing IVF cycle. 2021 July 30.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK